Bệnh bạch cầu là gì

Bệnh bạch cầu

Ngày đăng: 05/08/2010 Lượt xem 3304

Máu gồm có chất dịch lỏng gọi là plasma và ba loại tế bào. Mỗi loại có chức năng riêng.

Tế bào bạch cầu giúp đỡ cơ thể chiến đấu chống bệnh truyền nhiễm và những bệnh khác.

Tế bào hồng cầumang oxy từ phổi đến các mô cơ thể và lấy khí cacbonic từ mô quay trở lại phổi. Tế bào hồng cầu tạo màu đỏ của máu.

Tế bào tiểu cầu giúp đỡ tạo cục máu đông kiểm soát sự chảy máu.

Bình thường, những tế bào máu được sản sinh theo trật tự, được kiểm soát theo cách khi thân thể cần chúng. Quá trình này giữ cho chúng ta mạnh khoẻ.

Bệnh bạch cầu

Khi bệnh bạch cầu phát triển, cơ thể sản sinh một số lớn những tế bào máu bất thường. Trong đa số các kiểu bệnh ung thư máu, những tế bào dị thường là những bạch cầu. Tế bào bệnh bạch cầu [thông thường nhìn khác với tế bào máu bình thường và chúng không thực hiện đúng chức năng của chúng].

Tại sao bị ung thư máu?

Qua việc nghiên cứu số lượng lớn người trên khắpthế giới, những nhà nghiên cứu đã tìm thấy những yếu tố nguy cơ nhất định làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu. Ví dụ, sự tiếp xúc với một lượng lớn bức xạ năng lượng cao sẽ làm tăng nguy cơ bịbệnh bạch cầu. Các chất phóng xạ này thường được sản sinh sau vụ nổ bơm nguyên tử ở Nhật Bản trong thời gian chiến tranhThế Giới thứ 2. Trong những nhà máy năng lượng hạt nhân, những quy tắc an toàn tuyệt đối nhằmbảo vệ công nhân và cộng đồng tránhtiếp xúc với khối lượng bức xạ có hại.

Một số tình trạng di truyền có thể tăng thêm nguy cơ cho bệnh bạch cầu. Đó là hội chứng Down. Trẻ con sinh ra với hội chứng này có bệnh bạch cầu cao hơn so với trẻ khác.

Các nhà khoa học đã xác định được loại virut có khả năng làm tăng thêm nguy cơ mắc ung thư máu. Những nhà khoa học khắp thế giới tiếp tục nghiên cứuvirutvà nguy cơ có thể khác cho bệnh bạch cầu. Bằng việc nghiên cứu vì sau bị ung thư máu, từ đó các nhà khoa học hy vọng hiểu rõ hơn phương pháp để ngăn chặn và điều trị bệnh bạch cầu.

Có những loại ung thư máu nào ?

Bệnh bạch cầu hoặc là cấp hoặc kinh niên. Trong bệnh bạch cầu cấp, những tế bào máu dị thường là những tế bào non còn lưu giữ đặc tính chưa trưởng thành và không thể thực hiện những chức năngbình thường của chúng. Số lượng của tế bào non tăng thêm nhanh chóng, và bệnh trở thành xấu hơn đi nhanh chóng.

Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp là thể thường gặp nhất của bệnh bạch cầu ở trẻ em. Bệnh này cũng gây ra ở người lớn, đặc biệt là ở tuổi 65 hoặc già hơn.

Bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn chủ yếu xảy ra ở người lớn. Rất ít trẻ em phát triển bệnh này.

Bệnh này cũng ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt những người tuổi 65 và già hơn.

Các triệu chứng của bệnh bạch cầu là gì?

Đồng thời, những người bị bệnh bạch cầu thường có số lượng hồng cầu và tiểu cầu ít hơn người bình thường. Kết quả là không có đủ hồng cầu để mang oxy tới khắp các cơ quan trong cơ thể. Điều kiện này, được gọi là sự thiếu máu, những bệnh nhân có thể trông nhợt nhạt và cảm thấy yếu và mệt.Khi không có đủ tiểu cầu, người bệnh dễ bị chảy máu, bầm tím da.

Trong bệnh bạch cầu cấp, những triệu chứng xuất hiện và trở nên tồi hơn nhanh chóng. Những người mắc bệnh này thường đến khám bác sĩ vì họ cảm thấy ốm đi nhanh chóng. Trong bệnh bạch cầu kinh niên, những triệu chứng có thể không xuất hiện trong một thời gian dài. Khi những triệu chứng xuất hiện, lúc đầu nhẹ, sau đó xấu dần đi. Bác sĩ phát hiện bệnh bạch cầu kinh niên khi khám và làm xét nghiệm máu thường qui, mặc dù trước dóngười bệnh không có bất kỳ những triệu chứng nào.

Đâu là triệu chứng chung của bệnh bạch cầu :

Sốt, rét run, và triệu chứng giống như cảm cúm khác.

Yếu và mệt.

Bị nhiễm trùng thường xuyên.

Kém ăn và giảmcân .

Sưng đau hạch bạch huyết, gan, lách to.

Bầm tím và chảy máu dễ dàng.

Sưng và chảy máu chân răng.

Vã mồ hôi , đặc biệt là về đêm.

Đau khớp và xương.

Trong bệnh bạch cầu kinh niên, những tế bào máu dị thường có thể từ từ tập hợp trong nhiều bộ phận của thân thể. Bệnh bạch cầu kinh niên có thể ảnh hưởng da, hệ thần kinh trung ương, bộ máy tiêu hóa, thận, và tinh hoàn.

Video liên quan

Chủ Đề