Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu

Tại Việt Nam, tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ 3. Theo thống kê số liệu của Bộ Y Tế, nước ta có hơn 3,5 triệu dân số đang sống chung với căn bệnh này, mỗi ngày có đến 80 người tử vong do biến chứng.Vì vậy có nhiều bệnh nhân băn khoăn Không biết bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.

1. Bệnh tiểu đường sống được bao lâu?

Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tử vong sớm hơn người bình thường là 4 6 năm

Nngười tiểu đường sống được bao lâu? Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC] đã tiến hành một cuộc khảo sát về tuổi thọ trung bình của bệnh nhân tiểu đường:

  • Đối tượng:Hơn 20000 người Mỹ trên 50 tuổi, chia làm 2 nhóm:
    • Nhóm 1: Người bệnh tiểu đường.
    • Nhóm 2: Người bình thường.
  • Thời gian nghiên cứu:Từ năm 1998 đến 2012.
  • Mục đích:Nghiên cứu mối liên quan giữa đái tháo đường và suy giảm chức năng thể chất.
  • Kết quả:
    • Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tử vong sớm hơn người bình thường là 4 6 năm.
    • Đối với nhóm người bệnh tiểu đường thì trở ngại trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày [ADL] đến sớm hơn 6-7 năm.
    • Đối với nam giới cao tuổi: Người bệnh có tần suất gặp những vấn đề trên là 20 24%, nhóm người không mắc bệnh chỉ có 12 16%.

1.1. Tuổi thọ người tiểu đường type 1

Người mắc bệnh sống trung bình 63 đến 65 năm, ít hơn người bình thường 20 năm

Một nghiên cứu khác của Hiệp hội Tiểu đường Anh Quốc đối với người tiểu đường tuýp 1 cho kết quả bất ngờ. Người mắc bệnh sống trung bình 63 đến 65 năm, ít hơn người bình thường 20 năm.

Ngoài ra, có một nghiên cứu gần đây cho thấy tuổi thọ người tiểu đường type 1:

  • Ở nữ: Tuổi thọ giảm 11 tuổi.
  • Ở nam: Tuổi thọ giảm 13 tuổi.

1.2. Tuổi thọ của người tiểu đường tuýp 2

Người tiểu đường tuýp 2 có tuổi thọ thay đổi theo các yếu tố bên ngoài

Đối với bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 phụ thuộc vào yếu tố:

  • Lối sống sinh hoạt hàng ngày.
  • Sự chăm sóc sức khỏe.
  • Liệu trình điều trị: Thuốc, thời gian điều trị.

Nếu bạn có một lối sống lành mạnh, bổ sung những thực phẩm tốt và điều trị đúng chỉ định của bác sĩ thì tuổi thọ có thể kéo dài.

2. Cần làm gì để kéo dài tuổi thọ cho người tiểu đường

2.1. Ăn uống khoa học giúp kéo dài tuổi thọ người bệnh đái tháo đường

Ăn uống khoa học giúp kéo dài tuổi thọ người bệnh đái tháo đường

Bạn đã hiểu được người tiểu đường sống được bao lâu? Tuy nhiên một chế độ ăn lành mạnh giúp giảm nguy cơ cũng như biến chứng của bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên xây dựng chế độ khoa học, sử dụng những thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Thực phẩm người mắc tiểu đường nên ăn:

  • Gạo lứt.
  • Các loại hạt, đậu đỗ.
  • Bổ sung nhiều rau xanh.
  • Sử dụng các loại trái cây ít ngọt như: bưởi, cam, táo,
  • Sữa không đường, sữa chuyên biệt dành cho người tiểu đường.

Mời bạn tham khảo thêm:

Thực phẩm người bệnh đái tháo đường không nên ăn:

  • Bánh mì trắng.
  • Gạo trắng.
  • Đường.
  • Các loại bánh kẹo.
  • Thuốc lá, rượu bia, nước ngọt.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn.

2.2. Tập thể dục thường xuyên

Bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Tập thể dục hàng ngày mang lại những lợi ích sau:

  • Kiểm soát cân nặng.
  • Ổn định đường huyết.
  • Nâng cao sức khỏe.
  • Tốt cho hệ tim mạch.

Các chuyên gia khuyến nghị, bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những bộ môn và tần suất tập luyện phù hợp với thể trạng của bản thân. Những môn thể thao như:

  • Chạy bộ.
  • Đi bộ.
  • Đạp xe.
  • Thể dục nhịp điệu.
  • Dưỡng sinh.
  • Hay một môn thể thao nào đó theo sở thích.

2.3. Kiểm soát các bệnh mắc kèm

Việc kiểm soát huyết áp để giúp kéo dài tuổi thọ và cải thiện đường huyết tốt hơn

  • Kiểm soát huyết áp:Khi bạn mắc kèm cao huyết áp thì bệnh tiểu đường sẽ phát triển nhanh hơn, tăng nguy cơ biến chứng tim mạch. Vì vậy, việc kiểm soát huyết áp để giúp kéo dài tuổi thọ và cải thiện đường huyết tốt hơn. Bạn nên đo huyết áp thường xuyên và thăm khám khi có dấu hiệu bất thường. Mời bạn đọc thêm: Đo đường huyết bằng điện thoại tại nhà có thật không? 3 ứng dụng nên dùng
  • Mỡ máu:Khi mỡ máu tăng cao, tỷ lệ kháng insulin càng cao. Đồng nghĩa với đó là bệnh nhân tiểu đường ngày một nặng. Để điều trị tốt nhất, việc kiểm soát mỡ máu là cần thiết. Bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm làm tăng mỡ máu và bổ sung những đồ ăn có lợi.
  • Các bệnh về mắt:Lượng đường huyết cao trong thời gian dài dẫn đến giảm thị lực. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo biến chứng. Vì vậy, kiểm soát chỉ số đường máu để giảm các bệnh về mắt.
  • Kiểm soát biến chứng:Tiểu đường dẫn đến nhiều biến chứng về mắt, tim mạch, thận, thần kinh, nhiễm trùng. Do vậy, đường huyết cần đưa về mức an toàn để giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Tham khảo: 5 thuốc insulin nhanh an toàn, thường được bác sĩ chỉ định và lưu ý khi sử dụng

2.4. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ đường huyết

MPsuno là sự kết hợp của 3 nano có tác dụng hạ đường huyết đã được chứng minh

Ngày nay, việc sử dụng các thuốc cho người bị tiểu đường thì việc kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp kiểm soát đường huyết là xu hướng được các chuyên gia đánh giá cao. Tiêu biểu trong số đó là viên tiểu đường công nghệ cao MPsuno. Sản phẩm được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu 20 năm của Thạc sĩ Bá Thị Châm Viên Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

MPsuno là sự kết hợp của 3 nano có tác dụng hạ đường huyết đã được chứng minh: Nano dây thìa canh, nano cam thảo đất và nano curcumin.Sản phẩm được bào chế bằng bộ 3 công nghệ hiện đại: Chiết xuất chọn lọc tinh chất, lên men làm giàu hoạt chất và tạo hạt nano sinh học từ lớp vỏ chitosan. Nhờ vậy, MPsuno hỗ trợ tăng cường bài tiết insulin, hạ đường huyết và giảm các nguy cơ biến chứng tiểu đường.

3. Triệu chứng tiểu đường giai đoạn cuối

Người bệnh tiểu đường gặp các biến chứng về mắt

Bạn đã biết bệnh tiểu đường sống được bao lâu? Tuy nhiên khi bước vào giai đoạn cuối, người bệnh xuất hiện những triệu chứng rõ ràng và nghiêm trọng. Đặc biệt tần suất của chúng là thường xuyên. Bên cạnh đó, thời gian sống rút ngắn lại.

Những triệu chứng tiểu đường giai đoạn cuối:

  • Huyết áp cao.
  • Dấu hiệu suy tim.
  • Suy thận.
  • Giảm thị lực.
  • Nhiễm trùng, vết thương lâu lành.

Đọc thêm bài viết:

4. Giải đáp thắc mắc của người dùng

4.1. Bị tiểu đường bao lâu thì có biến chứng

Người tiểu đường có thể mắc phải biến chứng cấp tính hoặc mãn tính của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường diễn ra một cách âm thầm. Khi các bệnh đã chuyển biến nặng thì các triệu chứng rõ ràng. Có hai loại biến chứng khác nhau đó là

  • Biến chứng cấp tính bệnh tiểu đường:
    • Thường xuất hiện đột ngột.
    • Có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh tiểu đường.
    • Nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng.
  • Biến chứng mãn tính bệnh đái tháo đường:
    • Biến chứng về thần kinh và tim mạch thường xuất hiện sau khoảng 5 10 năm sau khi mắc bệnh.
    • Các biến chứng trên mắt xuất hiện sau khoảng 7 năm.
    • Đối với thận, các biến chứng có sau 12 18 năm.
    • Tuy nhiên, các biến chứng có thể gặp sớm hay muộn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc và kiểm soát bệnh tật.

4.2. Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối nếu được chăm sóc tốt sẽ kéo dài thuổi thọ đáng kể

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Chế độ chăm sóc.
  • Chế độ kiểm soát đường huyết và các bệnh mắc kèm.
  • Lối sống hàng ngày của mỗi người.

Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới, cứ 7 giây có một người tử vong vì tiểu đường. Vì vậy, để kéo dài tuổi thọ, người bệnh nên có một chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên tập luyện thể dục, có một lối sống lành mạnh.

Tùy thuộc vào mỗi cá nhân mà tuổi thọ và thời gian xuất hiện biến chứng là khác nhau.Do vậy, bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm phụ thuộc vào các vấn đề đã được đề cập trong bài viết này. Hy vọng những thông tin trên sẽ góp phần giúp hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị bệnh.

Để được Dược sĩ gia đình của siêu thị thuốc MPGtư vấn về tuổi thọ người tiểu đường type 1, tuýp 2 hay bệnh tiểu đường, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 18002004 [miễn cước cuộc gọi]/ DĐ: 0962666744 [ZALO/VIBER] hoặc đặt câu hỏiTẠI ĐÂY.

Video liên quan

Chủ Đề