Bệnh u trung thất là gì năm 2024

Khối trung thất do nhiều loại u nang và khối u gây ra; nguyên nhân có thể khác nhau tùy theo tuổi của bệnh nhân và vị trí của khối [trung thất trước, giữa hoặc sau]. Các khối u này có thể không có triệu chứng [thường gặp ở người lớn] hoặc gây ra các triệu chứng toàn thân hoặc triệu chứng tắc nghẽn đường hô hấp [thường gặp ở trẻ em]. Kiểm tra bao gồm chụp CT kèm theo sinh thiết hoặc phẫu thuật cắt bỏ và các xét nghiệm bổ sung nếu cần. Điều trị thay đổi theo nguyên nhân.

Khối trung thất được chia làm ba vị trí ở trung thất trước, giữa và sau. Trung thất trước kéo dài từ xương ức tới màng ngoài tim ở vùng dưới và từ xương ức mạch cánh tay đầu ở vùng trên. Trung thất giữa nằm giữa trung thất trước và trung thất sau. Trung thất sau được giới hạn bởi màng ngoài tim, khí quản ở phía trước, và cột sống ở phía sau.

Ở người lớn, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra khối trung thất khác nhau tùy theo vị trí:

  • Trung thất giữa: Phì đại hạch lympho và khối mạch máu
  • Trung thất sau: Các khối u thần kinh và bất thường thực quản

Để biết thêm thông tin, xem hình . Viêm trung thất xơ hóa mạn tính [ví dụ: do bệnh lao, bệnh do nấm histoplasma] là nguyên nhân hiếm gặp gây ra các khối trung thất.

Một số nguyên nhân gây khối trung thất ở người lớn

Ở trẻ em, khối trung thất phổ biến nhất là khối u thần kinh và u nang. Để biết thêm thông tin, xem bảng .

Các triệu chứng và dấu hiệu của khối u trung thất

  • X-quang ngực
  • CT và đôi khi MRI
  • Đôi khi cần xét nghiệm mô bệnh học

Khối trung thất thường được phát hiện trên X-quang ngực hoặc các chẩn đoán hình ảnh khác trong quá trình thăm khám các triệu chứng ngực. Xét nghiệm chẩn đoán bổ sung, thường là chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết, được chỉ định để xác định nguyên nhân.

CT với thuốc cản quang tĩnh mạch là kỹ thuật hình ảnh có giá trị nhất. Với CT ngực, các biến thể bình thường và u lành tính, như các nang chứa chất béo và chứa chất lỏng, có thể phân biệt được với các bệnh lý khác. MRI được thực hiện nếu cấu trúc là nang. MRI có thể hữu ích trong việc xác định khối có chèn ép hoặc xâm nhập vào các cấu trúc lân cận không.

Nếu nghĩ đến nguyên nhân là mô tuyến giáp lạc chỗ, bác sĩ sẽ đo hóc môn kích thích tuyến giáp.

Phẫu thuật cắt bỏ được thực hiện khi có nhiều nghi ngờ về bệnh ác tính dựa trên kết quả chẩn đoán hình ảnh hoặc các xét nghiệm khác và khi có thể cắt bỏ hoàn toàn.

  • Phụ thuộc vào nguyên nhân

Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân.

Một số tổn thương lành tính, ví dụ như nang màng ngoài tim có thể theo dõi định kỳ. Hầu hết các khối u ác tính nên được cắt bỏ bằng phẫu thuật, nhưng một số, chẳng hạn như u lympho, được điều trị tốt nhất với hóa trị liệu.

  • Ở người trưởng thành, u tuyến ức và u lympho [cả Hodgkin và không Hodgkin] là những tổn thương trung thất trước phổ biến nhất, phì đại hạch lympho và khối của mạch là những tổn thương phổ biến nhất ở trung thất giữa, và các khối u thần kinh và các bất thường thực quản là những tổn thương phổ biến nhất ở trung thất sau.
  • Ở trẻ em, khối trung thất phổ biến nhất là khối u thần kinh và u nang.
  • Các triệu chứng phổ biến nhất là đau ngực và giảm cân, nhưng nhiều khối không có triệu chứng.
  • Các triệu chứng của tắc đường hô hấp và các triệu chứng toàn thân có thể xảy ra ở trẻ em và hiếm gặp ở người lớn.
  • CT với thuốc cản quang tĩnh mạch là kỹ thuật hình ảnh có giá trị nhất.
  • Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân của khối đó.

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Là một phần trung tâm của ngực, bên trong trung thất có chứa những cơ quan bao gồm thực quản ngực, khí quản, tuyến ức, hạch bạch huyết, dây thần kinh và các mạch máu lớn, tim, màng ngoài tim,... Dưới đây là cấu tạo giải phẫu của trung thất:

Trung thất trong cơ thể con người

  • Phía trên trung thất là vùng nền cổ;
  • Phía dưới là cơ hoành;
  • Màng phổi ở hai bên;
  • Phía sau được chống đỡ bởi các đốt sống ngực;
  • Phía trước là các sụn sườn và xương ức.

U trung thất hình thành như thế nào?

Khi các tế bào tăng sinh phát triển mạnh ở trong các mô thần kinh, mô bạch huyết và mô tuyến ức sẽ tạo nên khối u trung thất. U trung thất là để chỉ những khối u có thể là ác tính hoặc lành tính, u nguyên phát bắt nguồn từ trung thất hoặc u thứ phát xuất hiện từ cơ quan khác lan tới trung thất.

Khối u có thể hiện diện tại khu vực trước hoặc là sau trung thất. Dựa trên nguồn gốc hình thành các u nang thuộc trong hoặc nằm ngoài phạm vi trung thất, bệnh lý u trung thất cũng sẽ được phân thành những loại khác nhau.

Nguyên nhân U trung thất

Nguyên nhân tạo nên u trung thất phụ thuộc vào vị trí hình thành các tế bào bất thường, có thể chia bệnh lý này thành các nhóm như sau:

Bệnh u trung thất trước

  • U tuyến giáp: u này thường là u lành tính, ví dụ như bị bướu cổ;
  • U tuyến ức và u nang tuyến ức: các u tuyến ức phần lớn là u lành tính, có một nang sợi bao quanh u này. Tuy nhiên, tỷ lệ để các u này tiến triển thành u trung thất ác tính là khoảng 30%;
  • Lymphoma - u Lympho ác tính: có 2 loại Lymphoma thường gặp đó là: u Lympho Hodgkin [hay còn được biết đến là bệnh Hodgkin theo cách gọi trước đây] và u Lympho không Hodgkin;
  • Tế bào mầm: có đến 60 - 705 những u tế bào mầm là u lành tính, có thể gặp ở cả nam và nữ.

Bệnh u trung thất giữa

  • U hạch bạch huyết: do bị phì đại các hạch bạch huyết;
  • U thực quản, u khí quản: có thể là khối u lành tính hoặc ác tính;
  • U nang phế quản: bắt nguồn từ hô hấp, thường là u lành tính;
  • U nang ngoài màng tim: u lành tính nằm ở màng ngoài tim;
  • Bất thường mạch máu: gồm bóc tách và phình động mạch chủ;
  • Bất thường thực quản: gồm túi thừa và thoát vị hoành, co thắt thực quản.

Bệnh u trung thất sau:

  • U hạch bạch huyết: do phì đại các hạch bạch huyết;
  • Các khối u thần kinh: có 70% các khối u thần kinh là dạng lành tính và đây cũng là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến bệnh u trung thất sau;
  • Nang thần kinh ruột: khá hiếm, liên quan đến cả hệ tiêu hoá lẫn thần kinh;
  • Tạo máu ngoài tủy: bắt nguồn từ tuỷ xương phì đại dẫn đến hiện tượng thiếu máu nặng. Nguyên nhân này khá hiếm gặp;
  • Bất thường mạch máu: do phình động mạch chủ;
  • Bất thường cột sống: bao gồm các u ác tính, tình trạng nhiễm trùng và chấn thương ở đốt sống ngực

Triệu chứng U trung thất

Phần lớn bệnh nhân khi bị u trung thất sẽ không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, bệnh tiến triển một cách âm thầm và thường được phát hiện trên hình ảnh chụp X-quang. Các dấu hiệu bệnh thường xuất phát khi khối u gây áp lực lên những cơ quan xung quanh như tim, tuỷ sống, màng ngoài tim. Các triệu chứng có thể là:

  • Ho, có khi bị ho ra máu;
  • Khản tiếng;
  • Bệnh nhân đau thắt ngực [hiếm gặp];
  • Thở rít, khò khè, khó thở tăng nặng khi nằm ngửa;
  • Khó nuốt, nuốt sặc do bị khối u chèn vào thực quản;
  • Nấc cụt;
  • Sụt cân bất thường, mệt mỏi, cơ thể suy yếu;
  • Nhiễm trùng đường hô hấp;
  • Sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi về ban đêm;
  • Mặt đỏ bừng;
  • Tăng huyết áp, rối loạn nhịp thở, tăng tiết nước bọt;
  • Khớp bị sưng phù nề, đau khớp;
  • Gặp các vấn đề về mắt ở một bên của khuôn mặt như co đồng tử, sụp mí mắt;
  • Viêm hạch bạch huyết: hạch tăng kích thước vùng cổ, vùng trên đòn, hạch sưng hoặc đau hạch;
  • Mắc hội chứng Pierre Marie: đau các khớp cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân, dày cốt mạc đầu chi, ngón tay dùi trống,...;
  • Các biểu hiện khác tuỳ thuộc vào cơ quan bị khối u chèn ép khiến các chức năng ở những khu vực này và chức năng tuần hoàn bị thay đổi, ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đôi khi có sự bất cân xứng giữa mức độ tổn thương giải phẫu và các rối loạn bệnh lý, vì có trường hợp những u lành tính lại phát giác nhiều triệu chứng rõ ràng và xuất hiện sớm, ngược lại những u ác tính lại phát triển âm thầm và hiếm khi bộc lộ biểu hiện lâm sàng.

Triệu chứng của u trung thất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường

Khối u trung thất sẽ lớn dần theo thời gian, chiếm diện tích gây chèn ép hoặc tấn công sang tổ chức của các cơ quan lân cận như các mạch máu lớn, tim, phổi,... gây cản trở hoạt động hô hấp và tuần hoàn. Các u ác tính thường có nguy cơ cao di căn tới phổi hoặc tim, đe doạ tính mạng người bệnh.

Các biến chứng U trung thất

Bất kể bệnh nhân bị mắc u trung thất lành tính hay ác tính đều cần phải được theo dõi điều trị sát sao. Vì ngay cả khi mắc u trung thất lành tính, vẫn có một tỷ lệ nhất định chúng sẽ phát triển thành u ác tính nếu không được kiểm soát từ sớm.

Đối với các u trung thất lành tính, khi chúng phát triển theo thời gian sẽ gây chèn ép những bộ phận lân cận và làm ảnh hưởng đến chức năng của những cơ quan đó. Còn khi bị u trung thất ác tính, các tế bào có khả năng di căn sang các vùng khác của cơ thể, nếu chúng tấn công vào tim và cách mạch máu ở tim sẽ đe doạ tính mạng của bệnh nhân. Ngoài ra u còn có thể tấn công cột sống, chèn ép tuỷ sống.

Khi áp dụng các biện pháp điều trị bằng xạ trị và hoá trị, người bệnh có khả năng sẽ phải trải qua các tác dụng phụ như sau:

  • Thiếu máu;
  • Rụng tóc;
  • Xuất huyết;
  • Tiêu chảy;
  • Táo bón;
  • Buồn nôn hoặc ói mửa;
  • Đau đớn;
  • Mệt mỏi;
  • Thay đổi khẩu vị;
  • Sưng tấy;
  • Nhiễm trùng;
  • Thay đổi về da: khô da, da bong tróc, ngứa ngáy, da bị phồng rộp, nổi mụn nước,... do những tác dụng của tia bức xạ.

Đối tượng nguy cơ U trung thất

U trung thất được coi là một bệnh lý hiếm gặp và đối tượng có thể bị u trung thất nằm trong độ tuổi từ 30 - 50, tuy nhiên khả năng nó hiện diện ở mọi lứa tuổi là hoàn toàn có thể xảy ra.

Các khối u trung thất có thể có mặt tại nhiều vị trí khác nhau tùy theo độ tuổi của người bệnh:

  • Ở trẻ em: thường mắc bệnh u trung thất sau, phần lớn là các khối u lành tính;
  • Ở người lớn: thường mắc u trung thất khu vực phía trước, hầu hết là các khối u hạch bạch huyết hoặc u tuyến ức ác tính;
  • Người cao tuổi: tuổi tác là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với sự hình thành những bệnh ung thư nói chung. Phần lớn khi con người sau 65 tuổi thường dễ bị ung thư hơn so với khi còn trẻ. Tuy nhiên u trung thất có thể bắt gặp ở cả trẻ em lẫn người già, mọi lứa tuổi;
  • Những người hay phải tiếp xúc với các chất hóa học: người làm các công việc như công nhân xây dựng, thợ sơn, công nhân trong nhà máy hóa chất,... sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư hơn. Nghiên cứu đã cho thấy những đối tượng hay tiếp xúc thường xuyên với các chất như nickel, benzene, animang, benzidine, vinyl chloride hay cadmium,... tại nơi làm việc có tỷ lệ mắc bệnh ung thư khá cao. Vì thế để hạn chế tối đa nguy cơ mắc ung thư do hóa chất, cần trang bị các thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc, cẩn thận khi sử dụng hoá chất như dầu động cơ, thuốc trừ sâu, các loại hoá chất hay dung dịch khác,...

Tiếp xúc với hóa chất độc hại có nguy cao mắc ung thư

  • Tiếp xúc với các bức xạ ion hoá: tế bào của cơ thể con người rất dễ bị tổn thương trước các bức xạ ion hoá, dẫn đến bệnh ung thư. Thường ta sẽ tìm thấy loại bức xạ này tồn tại trong tia X, khí radon, tia chiếu xuống bầu khí quyển của Trái Đất, hay một số nguồn khác.
  • Người nghiện thuốc lá: theo báo cáo, mỗi năm có đến hơn 180.000 ca tử vong tại Mỹ do các bệnh ung thư liên quan đến khói thuốc lá. Những người tiêu thụ nhiều thuốc lá có nguy cơ bị ung thư cao hơn nhiều so với người không hút. Những loại ung thư này có thể là: ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư họng và các bệnh ung thư khác,..

Phòng ngừa U trung thất

Trên thực tế không có biện pháp phòng ngừa tối ưu đối với những khối u trung thất. Tuy nhiên bệnh nhân có thể giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng cũng như cải thiện chất lượng điều trị bằng cách phát hiện bệnh từ sớm.

Để phát hiện bệnh sớm, cần theo dõi sức khoẻ sát sao, nếu thấy bản thân có các biểu hiện như ho, khó thở, sốt, kèm theo những biểu hiện như chúng tôi đã để cập phía trên thì cần đi thăm khám ngay tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời;

Bên cạnh đó mỗi người cần có thói quen tầm soát ung thư và đi khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần;

Duy trì nếp sống lành mạnh: bỏ hút thuốc hoặc tránh xa nguồn khói thuốc; ăn uống điều độ đầy đủ chất dinh dưỡng;

Nếu phải làm việc tại những nơi có nồng độ hóa chất cao, cần trang bị bảo hộ đầy đủ, hoặc có thể chuyển nghề nghiệp khác nếu có thể;

Các biện pháp chẩn đoán U trung thất

Để xác định bệnh, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiến hành những xét nghiệm cần thiết sau đây:

  • Chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang ngực, chụp cộng hưởng từ MRI ngực, chụp cắt lớp vi tính CT ngực;

Chụp X - quang ngực phổi

  • Xét nghiệm hô hấp nhằm đánh giá chức năng phổi;
  • Siêu âm;
  • Xét nghiệm máu giúp tìm nguyên nhân hình thành khối u;
  • Sinh thiết: thực hiện bằng cách dùng kim hoặc chọc hít;
  • Nội soi trung thất kết hợp với sinh thiết;
  • Nội soi phế quản: chẩn đoán phân biệt các bệnh lý, kèm theo sinh thiết khối u để xét nghiệm mô học bằng cách sinh thiết phế quản hoặc xuyên thành phế quản;
  • Nội soi thực quản: nhằm chẩn đoán phân biệt giữa u trung thất và u thực quản.

Ngoài ra cũng có các xét nghiệm khác trước khi tiến hành phẫu thuật được bổ sung vì có thể cần thiết để áp dụng cho những trường hợp khác nhau. Điều này hỗ trợ cho quá trình phẫu thuật cắt bỏ u trung thất được diễn ra an toàn, hiệu quả.

Các biện pháp điều trị U trung thất

Bệnh nhân dù có bị u trung thất lành tính hay ác tính thì đều có nguy cơ gặp biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Phần lớn những khối u phát triển trong trung thất đều được chỉ định áp dụng kỹ thuật sinh thiết, cắt bỏ, hoặc điều trị bằng xạ trị, hoá trị nếu phát hiện đó là các tế bào ung thư.

Biện pháp sinh thiết

Đây là hình thức chiết một phần mẫu mô khối u ra từ cơ thể bệnh nhân, đem soi dưới kính hiển vi để biết được đó là u lành hay u ác trước khi có chỉ định phẫu thuật. Trong một số trường hợp sinh thiết qua ngực cũng giúp loại bỏ khối u hoàn toàn. Để hạn chế tối đa tổn thương và tăng tốc độ phục hồi nhanh chóng cho bệnh nhân, các bước sinh thiết thường được thực hiện bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu.

Phương pháp phẫu thuật

Thông thường kỹ thuật cắt bỏ khối u trung thất được áp dụng nếu khối u gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của người bệnh. Ca phẫu thuật có phức tạp hay không còn phụ thuộc vào những yếu tố như: kích cỡ khối u, vị trí khối u nằm ở đâu, liên quan như thế nào với những cấu trúc khác trong lồng ngực, hay thể trạng của người bệnh,...

Phương pháp xạ trị, hoá trị

Hai biện pháp này được coi là hiệu quả đối với những trường hợp bệnh nhân bị u ác tính, hay ung thư trung thất khi không thực hiện được phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Bị u trung thất nên kiêng ăn gì?

Không nên ăn các thực phẩm chế biến sẵn như thịt đóng hộp, cá đóng hộp, thịt nguội, xúc xích,... Không uống Bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai. Không ăn hải sản nuôi ở vùng ô nhiễm, hạn chế ăn trai, ốc, hến vì nồng độ chì cao. Không nên dùng nhiều thực phẩm lên men như dưa muối, cà, thịt ngâm, thịt muối.

Hạch trung thất là gì có nguy hiểm không?

Hạch trung thất là một trong các loại hạch bạch huyết nằm ở trong khoang trung thất. Như các hạch bạch huyết khác, hạch trung thất có chức năng miễn dịch cho cơ thể. Khi gặp tình trạng nhiễm trùng, hạch có thể sưng to bất thường. Các hạch trung thất có thể chia đơn giản thành các hạch ở cao và các hạch ở thấp.

Tại sao lại bị u trung thất?

Khối u trung thất chủ yếu hình thành từ các tế bào mầm hoặc tế bào tăng sinh bất thường trong mô tuyến ức, mô thần kinh, mô bạch huyết. U trung thất có thể là lành tính hoặc ác tính [bệnh ung thư trung thất]. Trong giai đoạn sớm, bệnh nhân hầu như không biểu hiện triệu chứng.

Khu trung thất là gì?

Trung thất là một phần quan trọng của lồng ngực, chứa hầu hết các bộ phận của lồng ngực trừ hai lá phổi. Trung thất là khoang giải phẫu hình thang với 6 mặt, được xác định bởi: phía trên là nền cổ, phía dưới là cơ hoành, phía trước là các đốt xương sống ngực, hai bên là 2 lá thành màng phổi.

Chủ Đề