Bệnh viện nào chữa giãn tĩnh mạch tốt nhất TPHCM

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chân có thể do tuổi tác, đặc thù công việc, chế độ ăn uống không lành mạnh,... Tuy phổ biến nhưng nhiều người lại chủ quan hoặc không biết chữa bệnh như thế nào nên dẫn tới biến chứng. Vậy bệnh giãn tĩnh mạch chân khám ở đâu? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

1. Giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Suy giãn tĩnh mạch chân gặp phải ở nhiều đối tượng, đặc biệt là nữ giới. Những ảnh hưởng gây ra cho sức khỏe thường khó nhận biết nhưng lại gây mất thẩm mỹ. Các dấu hiệu ban đầu của bệnh là việc tĩnh mạch sưng phù, nổi rõ ngoằn ngoèo trên da, thường xuyên cảm thấy đau nhức và chuột rút chân.

Một trong những dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch chân là các đường tĩnh mạch nổi rõ trên da

Suy giãn tĩnh mạch chân có thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm nếu chủ quan để bệnh phát triển quá nặng hoặc chữa trị không đúng cách.

  • Viêm loét: Xung quanh vùng da bị giãn tĩnh mạch lâu dần sẽ xuất hiện những vết loét, da đổi màu, gây đau đớn cho người bệnh. Việc loét da thường xảy ra nhiều ở vùng mắt cá chân.

  • Hình thành huyết khối: Tình trạng sưng phồng tĩnh mạch kéo dài sẽ khiến máu đông thành cục.

  • Vỡ tĩnh mạch: Với trường hợp tĩnh mạch bị suy giãn nặng, khi vận động quá mạnh có thể xảy ra tình trạng căng vỡ tĩnh mạch. Việc này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do xuất huyết khiến người bệnh bị nhiễm trùng máu.

2. Những phương pháp chẩn đoán giãn tĩnh mạch chân

Các phương pháp chẩn đoán dựa trên tình hình phát triển của bệnh:

  • Tiền sử bệnh lý cá nhân hoặc gia đình: di truyền từ người thân cũng là nguyên nhân mắc bệnh giãn tĩnh mạch vì thế thông thường bác sĩ sẽ đưa ra những câu hỏi về tiền sử bệnh để chẩn đoán.

  • Khám lâm sàng: sử dụng phương pháp khám ngoài da [nhìn - sờ - nghe] hoặc siêu âm Doppler tĩnh mạch. Đây là phương pháp khá đơn giản, sử dụng với tình trạng bệnh nhẹ dễ phát hiện.

  • Khám cận lâm sàng: phương pháp này chỉ được sử dụng khi bác sĩ cần xác định lại mức độ nặng nhẹ của bệnh để chữa trị và đưa ra yêu cầu phẫu thuật nếu cần thiết.

Bác sĩ xem xét tình trạng thực của bệnh và đưa ra chẩn đoán

3. Những phương pháp điều trị Giãn tĩnh mạch chân

Tùy vào tình trạng bệnh của từng người mà bệnh giãn tĩnh mạch có các cách chữa trị khác nhau. Với đối tượng ở giai đoạn giãn tĩnh mạch nhẹ, có những phương pháp không yêu cầu phải ở lại bệnh viện mà có thể tiến hành tại nhà.

  • Tập luyện kết hợp dùng thuốc: Với những ca giãn tĩnh mạch mới chỉ ở giai đoạn nhẹ, bệnh có thể được điều trị bằng việc sử dụng thuốc đặc trị và tập luyện kết hợp matxa, ngâm nước ấm,...

  • Sử dụng vớ y khoa: Vớ y khoa là một loại quần tất bó sát, tạo áp lực lên chân giúp giảm đau nhức, sưng phù chân. Phương pháp này thường được sử dụng đầu tiên trong quá trình điều trị và với những người bệnh nhẹ.

  • Xơ hóa: Giãn tĩnh mạch xảy ra do lượng máu ứ đọng trong tĩnh mạch quá cao. Liệu pháp này được bác sĩ thực hiện bằng cách tiêm một loại dung dịch vào chân giúp phân bổ lượng máu sang các tĩnh mạch khác.

Phương pháp tiêm xơ tĩnh mạch

  • Sử dụng laser: Phương pháp này sử dụng ánh sáng để làm teo các tĩnh mạch bị giãn. Các bệnh nhân độ 2 hoặc nặng hơn sẽ được các bác sĩ áp dụng kỹ thuật này để điều trị.

  • Phẫu thuật: Đối với các bệnh nhân bệnh nặng hoặc xuất hiện các biến chứng, thì phương pháp phẫu thuật được áp dụng để điều trị giãn tĩnh mạch.

Dù điều trị giãn tĩnh mạch chân ở đâu thì liệu trình cũng phải tuân theo sự giám sát của các y bác sĩ để đảm bảo việc điều trị đang đi đúng hướng.

4. Bệnh giãn tĩnh mạch chân khám ở đâu uy tín?

Ở hầu hết các bệnh viện, chuyên khoa Tim mạch là nơi điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân. Nếu bạn muốn được điều trị đúng hướng thì nên tìm tới các địa chỉ uy tín. Vậy nên khám suy giãn tĩnh mạch ở đâu? Sau đây là một số địa chỉ khám uy tín ở Hà Nội mà bạn có thể cân nhắc.

Bệnh viện Tim Hà Nội

Bệnh viện Tim Hà Nội thuộc nhóm viện công lập hàng đầu hiện nay, đặc biệt nổi tiếng về chuyên khoa tim mạch. Bệnh viện hoạt động trên cả 5 lĩnh vực về tim mạch với các trang thiết bị tân tiến ngang tầm các nước phát triển. Tại đây còn có Đơn vị can thiệp tĩnh mạch, nơi các bệnh nhân được khám và điều trị theo đúng chuyên ngành của bác sĩ. Bệnh viện nằm ở số 92 đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E

Nếu bạn thắc mắc nên điều trị giãn tĩnh mạch chân ở đâu thì trung tâm tim mạch bệnh viện E là một gợi ý. Cơ sở nổi tiếng với việc thực hiện các kỹ thuật khó trong điều trị với lượng ca mổ thành công lớn. Đây là nơi chuyên áp dụng kỹ thuật laser để chữa suy giãn tĩnh mạch cho người bệnh. Mất vài tiếng là bệnh nhân có thể đi lại bình thường ngay sau khi thực hiện phẫu thuật bằng phương pháp này. Để khám và điều trị ở Bệnh viện E, bạn có thể đến tại 89 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

MEDLATEC là địa chỉ đáng tham khảo tiếp theo cho thắc mắc khám giãn tĩnh mạch chân ở đâu Hà Nội uy tín. Trải qua hơn 24 năm hoạt động, MEDLATEC đã có được sự tin tưởng của phần lớn khách hàng nhờ sự uy tín và chuyên nghiệp. Bệnh viện mang đến những dịch vụ y tế hiện đại, chất lượng cao với chi phí hợp lý. Ngoài ra, MEDLATEC còn hợp tác với nhiều bệnh viện Quốc tế, giúp cho người bệnh có được sự chẩn đoán và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ khám giãn tĩnh mạch chân ở Hà Nội uy tín

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện có nhiều cơ sở trực thuộc, bạn có thể đến trụ sở chính ở số 42 - 44 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội.

Hoặc 2 cơ sở khác tại: Số 99 Trích Sài, quận Tây Hồ, Hà Nội và Số 03 Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội để khám bệnh và điều trị.

Chúng tôi hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh giãn tĩnh mạch chân khám ở đâu uy tín, cho kết quả chính xác. Chúc bạn chọn được địa điểm khám phù hợp với điều kiện kinh tế và tình trạng bệnh của mình. Ngoài ra, nếu cần tư vấn thêm thông tin, hãy gọi cho MEDLATEC qua số 1900 565656 để được hỗ trợ.

Phòng khám Tĩnh mạch Sài Gòn còn có tên SG Vein Clinic JSC, tọa lạc tại 56A Nguyễn Thông, Quận 3. Đây là trung tâm chuyên sâu trong việc thăm khám, chẩn đoán và chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch.

Phòng khám Tĩnh mạch Sài Gòn còn có tên SG Vein Clinic JSC, tọa lạc tại 56A Nguyễn Thông, Q3

Phòng khám Tĩnh mạch Sài Gòn tọa lạc tại số 56A Đường Nguyễn Thông, Phường 9, Quận 3, TP HCM. Phòng khám là một trong những cơ sở y tế chuyên sâu trong việc chẩn đoán và điều trị giãn tĩnh mạch ở khu vực miền Nam.

Mục tiêu phát triển của phòng khám là cải thiện các triệu chứng nặng nề và ảnh hưởng thẩm mỹ do giãn tĩnh mạch gây ra. Với đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm, cùng với trang thiết bị, máy móc, tiên tiến, phòng khám được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn.

Phòng khám được trang bị các máy móc hiện đại nhằm phục vụ cho quá trình chẩn đoán và điều trị giãn tĩnh mạch, bao gồm:

  • Máy laser nội mạch VenaCure 1470A
  • Máy sóng cao tần RFA

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của phòng khám khá khang trang, rộng rãi và thoáng mát nhằm tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhân trong quá trình thăm khám.

Đội ngũ bác sĩ tại Phòng khám Tĩnh mạch Sài Gòn đều là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Tĩnh mạch.

Thạc sĩ Bác sĩ Trần Thanh Vỹ

Bác sĩ Trần Thanh Vỹ đảm nhiệm chức vụ cố vấn chuyên môn tại phòng khám. Với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn, thực hiện hơn 3000 ca phẫu thuật tạo hình phế quản phối, dị tật lõm ngực, dị dạng mạch máu,… bác sĩ luôn được người bệnh tin tưởng lựa chọn.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng là người tích cực và tiên phong trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào việc điều trị giãn tĩnh mạch như phương pháp laser,  sóng cao tần,…

Quá trình đào tạo:

  • Tốt nghiệp Bác sỹ Đa khoa tại Trường Đại học Y Dược TP HCM [1999]
  • Tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú Ngoại lồng ngực – Tim mạch tại Đại học Y Dược TP HCM [2004]
  • Tu nghiệp chuyên ngành Phẫu thuật Lồng ngực – Mạch máu tại Đại học Korea, Hàn Quốc [2007]
  • Tốt nghiệp cao học tại Trường Đại học Y Dược TP HCM [2011]
  • Tu nghiệp Phẫu thuật mạch máu tại Viện Tim mạch Malaysia [2012]
  • Tu nghiệp Can thiệp nội mạch động mạch chủ tại Thái Lan [2013]

Kinh nghiệm làm việc:

  • Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
  • Bệnh viện Nhân dân Gia Định
  • Bệnh viện Thống Nhất
  • Bệnh viện Chợ Rẫy

Hội viên của các tổ chức lớn:

  • Hội Phẫu thuật Lồng ngực Tim mạch thành phố Hồ Chí Minh
  • Hội Tĩnh mạch học thành phố Hồ Chí Minh
  • Hội Phẫu thuật Lồng ngực Tim mạch Việt Nam
  • Hội Phẫu thuật Dị dạng lồng ngực thế giới [CWIG]

Thạc sĩ Bác sĩ Phạm Đình Duy

Bác sĩ Phạm Đình Duy tốt nghiệp tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Bên cạnh việc học ở trường, bác sĩ còn coi trọng việc trau dồi kiến thức và tay nghề chuyên môn.

Ngoài việc là Bác sĩ chuyên khoa Lồng ngực – Mạch máu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, bác sĩ hiện còn là Giảng viên Trường Đại học Y dược TP HCM.

Thạc sĩ Bác sĩ Trần Thị Mai Thùy

Bác sĩ Trần Thị Mai Thùy được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh. Với chuyên môn sâu rộng, bác sĩ có thể phân tích dịch tễ học, triệu chứng của người bệnh trước khi đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Trước khi làm việc tại phòng khám, bác sĩ đã có nhiều năm làm việc tại khoa Chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Lâm Vương

Bác sĩ Nguyễn Lâm Vương đã có 10 năm gắn bó với nghề y. Hiện tại bác sĩ đang công tác tại chuyên khoa Lồng ngực – Mạch máu và là giảng viên của Trường Đại học Y dược TP HCM.

Ngoài đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, Phòng khám Tĩnh mạch Sài Gòn còn có đội ngũ y tá hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ, đồng thời tận tình và chăm sóc chu đáo cho người bệnh.

Đội ngũ Y tá:

  • Y tá Lê Thị Quỳnh
  • Y tá Nguyễn Vũ Thùy Dương

Ngoài ra, phòng khám còn có đội ngũ nhân viên tư vấn luôn giải đáp mọi thắc mắc của người bệnh.

Phòng khám chuyên cung cấp các dịch vụ chẩn đoán và điều trị giãn tĩnh mạch, bao gồm:

Phòng khám Tĩnh mạch Sài Gòn cung cấp các dịch vụ như xơ hóa tĩnh mạch, keo sinh học,…
  • Khám lâm sàng: Thu thập thông tin cần thiết và quan sát triệu chứng bên ngoài của bệnh.
  • Siêu âm mạch máu Doppler: Nhằm xác định người bệnh có bị giãn mạch máu hay không, đồng thời xác định vị trí, cấp độ giãn tĩnh mạch, xác định có huyết khối và dòng máu chảy ngược hay không.
  • Laser nội mạch: Áp dụng để điều trị giãn tĩnh mạch nông.
  • Xơ hóa tĩnh mạch: Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch ít xâm lấn.
  • Keo sinh học
  • Điều trị nội khoa [dùng thuốc, sử dụng vớ y khoa]
  • Sử dụng sóng cao tần
  • Phẫu thuật [phẫu thuật Stripping và phẫu thuật Muller]

Bên cạnh việc điều trị chứng giãn tĩnh mạch, phòng khám còn tư vấn và tạo hình phẫu thuật đối với các trường hợp có tĩnh mạch nổi rõ trên bàn tay, bàn chân.

  • Bước 1: Người bệnh di chuyển đến phòng khám ở đường Nguyễn Thông, Quận 3.
  • Bước 2: Đến quầy tư vấn, điền thông tin vào sổ khám và nhận số thứ tự.
  • Bước 3: Gặp bác sĩ, thăm khám lâm sàng và thực hiện siêu âm, xét nghiệm.
  • Bước 4: Tiến hành điều trị.
  • Bước 5: Nhận thuốc tại quầy và quay lại tái khám theo lịch hẹn.

Trước khi đến phòng khám, bạn có thể trao đổi trực tiếp và đặt lịch hẹn qua website. Đối với trường hợp có đặt lịch, bệnh nhân sẽ được ưu tiên trong việc thăm khám.

  • Thứ Hai – Thứ Bảy: 8:00 – 19:30
  • Chủ nhật, Lễ, Tết: Không làm việc
  • Địa chỉ: 56A Đường Nguyễn Thông, Phường 9, Quận 3, TP HCM
  • Số điện thoại: 0987 95 45 45 – 0987 95 05 05
  • Email:
  • Website: //phongkhamtinhmach.com/

Bạn đọc có nhu cầu thăm khám có thể di chuyển đến phòng khám theo bản đồ chỉ dẫn sau:



Bài viết đã cung cấp một số thông tin về Phòng khám Tĩnh mạch Sài Gòn. Nếu có thắc mắc về chi phí và các dịch vụ tại cơ sở y tế này, bạn nên liên hệ qua email, hotline để được nhân viên tư vấn cụ thể.

Video liên quan

Chủ Đề