Bị kiến chui vào bàn phím laptop

Tình cờ thấy video của bạn có nick Nguyễn Dương trong cộng đồng Legion Gaming Vietnam về việc chiếc Legion 5 của bạn đang bị tiểu đoàn kiến hỏi thăm, mình cũng chợt nhớ là mình đã gặp rất nhiều bạn có chung tình trạng này, thậm chí còn bi đát hơn. Vậy Kiến chui vào laptop có sao không? Có thể xảy ra những lỗi gì? Phải làm sao để bảo vệ laptop tránh khỏi tình trạng này? Các bạn hãy tham khảo các thông tin dưới đây nhé!

Hình ảnh kiến xâm nhập chiếc Lenovo Legion 5 của bạn Nguyễn Dương trong cộng đồng Legion Gaming Vietnam

Tại sao kiến chui vào laptop được?

Máy tính xách tay vốn là một tổ hợp kiến trúc của các mảnh ghép từ bảng mạch, phím, ram, ổ, màn, cổng kết nối…và được kết nối với nhau bằng các loại cáp, vậy nên về bản chất, chiếc laptop vốn có cực kỳ nhiều khe hở dễ bị bụi, các loại côn trùng và kiến dễ dàng xâm nhập vào tận kết cấu bên trong.

Hơn nữa, nếu nói riêng về kiến, chúng ưu thích những vị trí khô ráo và ấm áp để làm tổ và laptop vô hình chung là một nơi lý tưởng như vậy.

Ngoài ra, với sự tiện lợi dễ di chuyển của những chiếc laptop, người sử dụng hay kết hợp vừa ăn uống vừa làm việc, gây ra tình trạng sẽ có lượng vụn đồ ăn vương vãi trên những khe hở bàn phím, những loại dầu thừa từ đồ ăn bám dính trên bề mặt ngón tay cũng sẽ đọng lại dấu vết trên bề mặt máy và chuột, dễ dàng gọi mời những chú kiến tới thu thập và thưởng thức.

Hoặc cũng có thể đơn giản hơn, khu vực mà người sử dụng đặt máy đã có sẵn kiến mà vô tình họ không để ý hay nhận biết tới chúng. Kiến cũng là loài ưa khám phá và mùi của chúng dễ dẫn dụ cả bầy tới theo cùng.

Tất cả những lý do trên đều có thể dẫn tới tình trạng kiến chui vào laptop. Vì vậy nếu bạn chỉ cần nhìn thấy bất cứ một con kiến nào đang lảng vảng quang khu vực để máy, hãy nhanh tay chuyển máy tới một khu vực khác và vệ sinh sạch sẽ lại khu vực vừa rồi và xung quanh đó, sau đó mới có thể mang máy quay trở lại khu vực cũ đó được.

Những laptop nào hay bị kiến vào?

Hầu như không có bất cứ ngoại lệ nào! Tất cả những chiếc máy tính xách tay đều sẽ là nơi trú ngụ lý tưởng cho lũ kiến nếu bạn tạo cho chúng tất cả những điều kiện như mình nêu bên trên.

Thay vì vậy, nên biết là laptop kết cấu nhiều tầng như những chiếc máy trạm workstation kiểu ThinkPad P50, HP Zbook 15 G3 hay ngay cả Dell Precision 7560… sẽ gặp khó khăn hơn khi đuổi lũ kiến đi. Vì kết cấu của những chiếc máy trạm này đều cực kỳ phức tạp. Một khi cần tháo để vệ sinh sẽ phải tháo tất toàn bộ các bộ phận, mất thời gian gấp nhiều lần so với những chiếc laptop mỏng nhẹ.

Laptop mỏng nhẹ nhưng nếu là những chiếc laptop cũ như dòng Thinkpad T cũ [T460, T460s, T470, T470s…] hay Dell Latitude cũ [E7470, E7480…] cũng rất dễ gặp vấn đề này. Không phải do chiếc máy mà do chất liệu bề mặt của các dòng laptop cũ này rất dễ lưu lại vân tay, nên nếu bị dính dầu thừa hay vụn nhỏ đồ ăn thì khó có thể sạch hẳn được nếu chỉ lau sơ qua.

Với những dòng laptop mới mỏng nhẹ những năm gần đây như những mã Dell Inspiron mới [N5510, N5310, 7415…] chả hạn thì sẽ đỡ lo lắng hơn bởi kết cấu bên trong đã được rút gọn tối giản hết mức có thể, dễ tháo lắp và không quá phức tạp. Nhưng không phải vì thế mà chúng không bị kiến xâm nhập. Quan trọng nhất vẫn là do người dùng có bảo đảm được vệ sinh hay không mà thôi!

Những vị trí nào trong laptop kiến dễ xâm nhập vào?

Gần như là tất cả!

Kiến chui vào màn hình laptop

Kiến thường xâm nhập vào máy qua các khe hở trên laptop như bàn phím, các cổng kết nối, khe hút gió, khe tản nhiệt, khe hở giữa trục bản lề…

Vào tới bên trong thì đâu cũng dễ trở thành địa bàn của chúng: CPU, Ổ, mạch, quạt gió, thậm chí là bên trong màn hình như hình ở trên. Trường hợp kiến có thể chui được hẳn vào trong màn hình chỉ xảy ra trên những máy có màn LCD có thể tháo rời hay thay thế, còn với những tấm màn đi theo cả cụm thì không có cách nào xâm nhập được.

Kiến chui vào laptop có làm sao không?

Tưởng là không sao nhưng thật ra kiến chui vào laptop dễ dẫn tới nhiều lỗi nguy hiểm cho máy, thậm chí khó khắc phục!

Kiến có thể làm đứt dây mạch nối giữa các bộ phận. Không phải cáp kết nối bởi các loại cáp hiện giờ có thiết kế không quá lo ngại nhưng các dây vi mạch vẫn dễ bị chúng làm hại. Một khi điều đó xảy ra, mặc dù các tụ điện không hề hề hấn gì nhưng hiện tượng đoản mạch vẫn sẽ xảy ra.

Một trường hợp khác họa vô đơn chí hơn nhưng có cùng 1 kết quả: Khoảng cách giữa hai dây dẫn bên trong máy tính xách tay khá hẹp. Nếu một con kiến rơi vào giữa, nó sẽ bị điện giật. Điều đó cũng có thể gây ra đoản mạch, dẫn đến máy tính xách tay hoạt động sai quy cách và có thể mất dữ liệu.

Có thể bạn đọc và thấy hơi sai sai và như trong phim mới có? Nhưng thực tế chuyện này không phải là chuyện lạ bất ngờ nữa rồi. Nên bạn vẫn nên “phòng cháy hơn chữa cháy” thì hơn!

Với màn hình thì có thể sẽ không gây đoản mạch hay gì nhưng khi mấy con kiến bò đi bò lại trong khi nhà bao việc thì lúc đó thực sực là 3 phần bất lực 7 phần ức chế rồi!

Còn các thành phần khác bên ngoài mà kiến bò qua lại bạn cũng khó có thể để yên được do khó chịu và “ghê tay”, đúng không?

Vẫn là hình ảnh của bạn Nguyễn Dương đăng trong cộng đồng Legion Gaming Vietnam

Vậy kiến chui vào laptop phải làm sao để xử lý?

  • Vệ sinh, vệ sinh và vệ sinh! Bạn luôn phải nhắc nhở bản thân phải giữ vệ sinh cho máy và môi trường xung quanh máy thật sạch sẽ.
  • Tránh tình trạng vừa ngồi dùng vừa ăn khiến vụn thức ăn vương vãi xung quanh thậm chí trên bề mặt máy.
  • Thường xuyên dùng khăn tẩm cồn vừa đủ ẩm để lau sạch các bề mặt tiếp xúc trên laptop và chuột để xóa đi các dấu vết tàn dư của dầu thừa hay đồ ăn dính trên các bề mặt đó.
  • Vệ sinh bên trong máy. Qúa trình này nếu bạn không đủ tự tin để tự xử lý thì nên mang tới các trung tâm nhận sửa chữa để nhờ họ thao tác giúp, tránh thao tác không dúng còn làm hỏng máy! Bình thường nếu không có hiện tượng gì thì bạn chỉ cần 1 năm vệ sinh bụi trong thân máy và tra lại keo tản nhiệt cho mát tầm 1-2 lần là được. Nhưng một khi nhận thấy có kiến trong máy thì đừng chần chừ mà hãy mang máy đi kiểm tra và vệ sinh càng sớm càng tốt. Tránh để lâu thì kiến chui vào laptop càng sâu hơn, thậm chí còn làm tổ trong đó, hậu quả sẽ khó lường!
  • Chú ý cả những thiết bị ngoại vi sẽ cắm vào máy xem có mang theo kiến không nhé, nhiều khi kiến đi theo những đường đó để chui vào trong máy.
  • Với những trường hợp kiến chui vào làm tổ trong đó gây ra hiện tượng đoản mạch. Mặc dù trộm vía mình chưa gặp trường hợp nào để đến mức này nhưng tùy trường hợp hên xui mà có thể sửa được hay không lỗi đoản mạch đó các bạn nhé. Lúc này cái giá phải trả là quá đắt rồi, các bạn cố gắng đừng để nó xảy đến với mình
  • Thêm một trường hợp nữa là kiến chui vào màn hình laptop, thường chỉ tháo tấm nền màn hình ra xử lý lại vệ sinh là sẽ được. Nhưng trường hợp này nhất thiết cần người có tay nghề can thiệp để tránh gây tổn hại tới tấm nền màn hình. Bạn chú ý nhé!

Nếu các bạn cần sự trợ giúp, hãy ghé qua các Showroom của chúng mình để được tư vấn và hỗ trợ xử lý vệ sinh máy. Chúng mình luôn trực để hỗ trợ các bạn thông qua Fanpage Trung Trần và các số hotline nhé!

Kiến chui vào laptop tưởng là không có vấn đề gì nhưng sẽ là mỗi hiểm họa khó lường cho những người dùng máy. Hãy chú ý để bảo vệ laptop của mình khỏi tình trạng khó chịu đó nhé các bạn!

Tuyệt chiêu đuổi kiến ra khỏi laptop đơn giản nhưng hiệu quả

Laptop của bạn có hay bị kiến chui vào không? Có rất nhiều người đã chứng kiến cảnh đàn kiến chui vào chui ra chiếc laptop hay điện thoại của họ cứ như đó là nhà của chúng vậy.

Tôi nhớ đã đặt laptop lên bàn ăn và gõ vài câu trong khi đang ăn. Bạn biết đó, tôi đang phải vắt chân lên cổ để làm việc cho kịp tiến độ nên phải tranh thủ làm một lúc hai ba việc để tiết kiệm thời gian. Sau đó tôi nhìn thấy 2, 3 con kiến bò lên laptop nhưng lúc đó tôi không bận tâm lắm vì dù sao thì tôi cũng không thể đuổi chúng đi khỏi ngay lúc đó được. Cuối cùng, khi trở về với nhịp độ làm việc như bình thường, tôi mới để ý thấy đàn kiến chui vào laptop của tôi có quân số ngày một đông lên. Tôi lấy tay phủi chúng ra khỏi laptop, lau laptop bằng ghẻ ướt, lắc và thậm chí còn dùng máy sấy bật ở nhiệt độ cao chĩa vào chỗ kiến hay chui vào. Tôi đã có thể đuổi hết chúng đi, nhưng… chỉ được khoảng 1, 2 phút.

Sau đó tôi lên mạng tìm kiếm cách đuổi kiến ra khỏi laptop, nhưng các lời khuyên đều quá phức tạp hoặc thậm chí là ngớ ngẩn. Có người khuyên tôi nên dùng túi nhựa bọc laptop lại và để nguyên như vậy trong vài ngày, cũng có người khác bảo tôi phơi laptop dưới nắng và đàn kiến sẽ bỏ đi ngay.

Cuối cùng, tôi đã quyết định làm theo hướng dẫn trong một video trên You Tube. Lúc đầu, tôi tưởng cách làm này cũng sẽ chẳng mang lại kết quả gì, nhưng hóa ra rất hiệu nghiệm. Sau một đêm thức dậy, cả đàn kiến đã dọn nhà khỏi laptop của tôi không sót một con! Thật hiệu quả! Dưới đây là các bước đuổi kiến ra khỏi laptop mà tôi đã làm theo:

1. Đổ nước vào một cái khay đặt trên bàn. 2. Đặt ở giữa khay nước một cái hộp nhỏ đủ vững chắc để có thể gác được laptop lên trên. Ví dụ như chiếc hộp bánh như thế này chẳng hạn. Sau đó gác laptop lên chiếc hộp. 3. Dùng một cái muỗng hoặc nĩa gác từ laptop xuống mặt bàn. Nhớ dùng một vật gì đó chặn phía dưới để chiếc nĩa khỏi bị tuột. Mục đích là để đàn kiến thấy đây là chiếc cầu duy nhất để chúng có thể ra khỏi đó, và không còn một lối thoát nào khác cho chúng. Bạn hãy xem video bên dưới để rõ hơn nhé! 4. Hãy để laptop của bạn như vậy qua đêm và chờ đợi thành quả vào sáng hôm sau.

5. Bạn vẫn có thể dùng laptop trong quá trình này nhưng hãy cẩn thận.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đuổi kiến ra khỏi laptop thành công. Cách làm này thật hay vì bạn không phải giết đàn kiến và cũng không cần dùng đến chất hóa học! Hãy nhớ, kiến có thể chui vào các kẽ hở nhỏ sâu trong laptop và cắn phá các bộ phận hoặc mạch điện trong đó, vì vậy bạn nhất định đừng để chúng tự do chui vào laptop của mình nhé





Video liên quan

Chủ Đề