Biển nào trên Trái Đất là biển trong đại dương hoàn toàn không tiếp giáp với đất liền

Biên giới giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương giống như ranh giới của hai thế giới riêng biệt. Nước của chúng không chảy vào nhau và trộn lẫn nhau.
 

Vì sao nước biển Thái Bình Dương và Đại Tây Dương lại tách làm đôi?

Khi nhìn vào bản đồ, nhiều người có thể cho rằng các vùng biển là một khối thống nhất. Chúng chỉ được phân thành các đại dương để đặt tên. Nhưng ít ai biết rằng, giữa các đại dương cũng có những ranh giới rất sống động.

Thật vậy, đến với khu vực là nơi giao nhau giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, du khách chắc hẳn sẽ ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh giữa chúng có sự phân ranh giới rõ rệt. Dường như có một "bức tường" vô hình tồn tại, ngăn nước của hai đại dương hòa lẫn với nhau, tạo thành hai thế giới riêng biệt.

Vùng nước giao nhau giữa hai đại dương không chịu hòa lẫn.

Điều gì khiến cho nước giữa chúng không thể hòa làm một?

Thực ra đó là do cấu tạo nước của hai đại dương này khác nhau. Nhìn từ trên cao, du khách có thể thấy chúng không giống nhau chút nào. Nước của Thái Bình Dương có độ mặn, thành phần, mật độ và cấu trúc hóa học khác so với đại dương còn lại.
 

Nơi giao nhau giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Ranh giới giữa hai vùng nước có sự riêng biệt tới mức thậm chí cả đặc tính sinh học và vật lý cũng khác nhau. Chúng gọi là vùng đệm của đại dương. Các chuyên gia gọi đó là Halocline - hiện tượng làm ranh giới giữa các vùng nước có độ mặn khác nhau. Hiện tượng này xuất hiện khi độ mặn giữa các biển hay đại dương chênh nhau ít nhất 5 lần.

Khoảnh khắc ấn tượng giữa hai đại dương nhìn từ trên cao.

Trước đó, nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cousteau [1910-1997] từng lặn xuống eo biển Gibraltar [eo biển hẹp nối liền Địa Trung Hải với Đại Tây Dương] và phát hiện thấy các lớp nước có độ mặn khác nhau giống như được phân chia bởi một lớp màng trong suốt. Hơn thế nữa, mỗi lớp nước lại có một hệ động thực vật riêng.

Trên thực tế, ngoài hai đại dương này, một số vùng nước khác trên thế giới cũng xuất hiện cảnh tượng tương tự. Có thể kể tới nơi giao nhau giữa hai biển Skagerrak và Kattegat với màu nước khác nhau và hoàn toàn tách biệt.

Nơi giao nhau giữa hai biển Skagerrak và Kattegat.

Nếu như nước biển ở Skagerrak mặn hơn do gần với Đại Tây Dương, thì nước biển của Kattegat bị pha loãng bởi biển Baltic - nơi có độ mặn thấp hơn. Hai biển Skagerrak và Kattegat hội tụ ở Grenen dài tới 60km, tạo nên cảnh tượng tự nhiên kỳ diệu với những đợt giao thoa sóng và di chuyển trầm tích.

Nhờ hiện tượng độc đáo này, suốt trăm năm qua, hàng triệu du khách đã tới Skagen để chứng kiến kỳ quan tự nhiên hấp dẫn này.

Nơi nước của hai dòng sông không hòa lẫn, tạo nên cảnh tượng kỳ diệu.

Bên cạnh biển và đại dương, hiện tượng không hợp lưu giữa hai dòng sông cũng xuất hiện. Đó là cảnh tượng giữa sông Negro và Amazon không hòa lẫn, tạo nên hai mảng màu đen - nâu vàng riêng biệt.

Vị trí của Nam Đại Dương [màu đỏ cam] trên bản đồ - Ảnh: National Geographic

Việc công nhận đại dương thứ 5 trên Trái đất được National Geographic Society [Hiệp hội Địa lý quốc gia Mỹ] công nhận vào hôm 8-6, trùng Ngày Đại dương thế giới.

Đại dương mới được xác định bằng dòng chảy hải lưu, mà không phải bằng vị trí địa lý và các mảng kiến tạo như 4 đại dương trước đó.

Theo ghi chép của những chuyên gia từng đi vào Nam Đại Dương, vùng biển này có vẻ đẹp khác biệt hơn so với những nơi khác, với các sông băng có màu xanh thẫm hơn, những ngọn núi sắp xếp hiểm trở hơn và gió cũng lạnh hơn.

Đây cũng là nơi có hệ sinh thái phong phú, ảnh hưởng chung đến nhiều hệ sinh thái ở các vùng khác.

Nam Đại Dương [Southern Ocean] vốn được giới khoa học biết đến từ lâu, nhưng đến nay mới chính thức được công nhận vì những ý kiến không đồng nhất và không có thỏa thuận quốc tế chung.

Các nhà địa lý, nhà khoa học từng tranh luận trong nhiều năm về việc công nhận tên riêng cho vùng nước xung quanh Nam Cực. Nhiều nhà địa lý đồng ý tên riêng, nhưng không ít người cho rằng đó chỉ là một vùng mở rộng về phía nam của Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

Sau nhiều năm xem xét, Ủy ban Chính sách bản đồ của Hiệp hội Địa lý quốc gia Mỹ đã công nhận, đồng ý đặt tên cho đại dương mới là Nam Đại Dương, bởi giới khoa học và truyền thông sử dụng thuật ngữ này ngày càng nhiều hơn.

Theo Alex Tait - nhà địa lý thuộc Hiệp hội Địa lý quốc gia Mỹ, việc công nhận tên gọi Nam Đại Dương phù hợp với quan điểm của hiệp hội là bảo tồn các đại dương trên thế giới và hướng nhận thức của cộng đồng vào một khu vực cần được bảo vệ.

Hiệp hội Địa lý quốc gia Mỹ thực hiện việc vẽ bản đồ lần đầu tiên vào năm 1915. Từ đó đến nay, 4 đại dương được công nhận và xác định bởi những lục địa xung quanh Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Nam Đại Dương là đại dương duy nhất tiếp xúc với 3 đại dương khác và bao trùm toàn bộ một châu lục, mà không phải bị các châu lục khác nằm bao quanh như 4 đại dương còn lại.

Việc công bố này sẽ làm thay đổi không nhỏ đến ngành giáo dục nói riêng và khoa học nghiên cứu địa lý, khí hậu Trái đất nói chung. Các loại bản đồ sẽ phải được vẽ lại, chương trình giáo dục về đại dương cũng sẽ có không ít thay đổi.

Việt Nam tổ chức hội thảo bàn về 'hiến pháp' của đại dương

MINH HẢI [Theo National Geographic ]

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lý 6 Bài 24: Biển và đại dương [có đáp án] được đội ngũ chuyên gia sưu tầm và biên soạn dưới đây.

Bộ 12 bài tập trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 24: Biển và đại dương

Câu 1: Trên Trái Đất, nước mặn chiếm bao nhiêu trong toàn bộ khối lượng nước trên Trái Đất?

A. 82%

B. 97%

C. 79%

D. 70%

Câu 2: Độ muối hay độ mặn trung bình của nước biển và đại dương là:

A. 35%

B. 35‰

C. 25‰

D. 25%

Câu 3: Độ muối của biển nước ta:

A. 35‰

B. 35%

C. 33‰

D. 33%

Câu 4: Trên thế giới có mấy loại dòng biển:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5: Sóng biển là:

A. Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương

B. Là dòng chuyển động trên biển và đại dương

C. Là hình thức dao động dưới đáy biển sinh ra

D. Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền

Câu 6: Có mấy loại thủy triều:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 7: Đâu là dòng biển lạnh trên thế giới

A. Dòng biển Gơn-xtrim

B. Dòng biển Bra-xin

C. Dòng biển Ca-li-phóc-ni-a

D. Dòng biển Đông Úc

Câu 8: Nguyên nhân sinh ra thủy triều là:

A. Động đất ở đáy biển

B. Núi lửa phun

C. Do gió thổi

D. Sức hút Mặt Trăng với Mặt Trời

Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do:

A. Gió

B. Động đất

C. Núi lửa phun

D. Thủy triều

Câu 10: Nguyên nhân sinh ra độ muối của nước biển là do:

A. Nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra.

B. Sinh vật sống trong các biển và đại dương đưa ra.

C. Động đất núi lửa ngầm dưới đấy biển và đại dương sinh ra.

D. Hoạt động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra.

Câu 11: Tại sao biển Ban-tích có độ muối rất thấp?

A. Biển rất ít mưa độ bốc hơi lớn.

B. Nhiều sông đổ vào, độ bốc hơi rất lớn.

C. Biển đóng băng quanh năm.

D. Biển kín, có nguồn nước sông phong phú.

Câu 12: Nguyên nhân sinh ra sóng thần là do:

A. Động đất ngầm dưới đáy biển.

B. Sự thay đổi áp suất của khí quyển.

C. Chuyển động của dòng khí xoáy.

D. Bão, lốc xoáy.

Đáp án bộ 12 câu hỏi Địa 6 Bài 24 trắc nghiệm: Biển và đại dương

Câu 1:

Đáp án cần chọn là: B

Lời giải

Trên Trái Đất, chủ yếu là nước mặn [chiếm 97% trong toàn bộ khối lượng nước trên Trái Đất].

Câu 2:

Đáp án cần chọn là: B

Lời giải

Nước biển và các đại dương có độ muối trung bình là 35‰. Độ muối đó là do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.

Câu 3:

Đáp án cần chọn là: C

Lời giải

Nước biển và đại dương có độ muối trung bình là 33‰.

Câu 4:

Đáp án cần chọn là: B

Lời giải

Trên thế giới có 2 loại dòng biển, đó là dòng biển nóng và dòng biển lạnh. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh vận chuyển theo quy luật và chịu ảnh hưởng chủ yếu của các loại gió thường xuyên trên Trái Đất như gió Tín phong, gió Tây ôn đới,…

Câu 5:

Đáp án cần chọn là: A

Lời giải

Sóng biển là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.

Câu 6:

Đáp án cần chọn là: B

Lời giải

Ở biển và đại dương có 3 loại thủy triều, đó là bán nhật triều [Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần], nhật triều [Mỗi ngày lên xuống 1 lần] và triều không đều [Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần].

Câu 7:

Đáp án cần chọn là: C

Lời giải

Các dòng biển lạnh trên thế giới là dòng biển lạnh Gron-len, Ca-li-phóc-ni-a, Pê-ru, Ben-ghê-la,…

Câu 8:

Đáp án cần chọn là: D

Lời giải

Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng với Mặt Trời.

Câu 9:

Đáp án cần chọn là: A

Lời giải

Nguyên nhân sinh ra sóng biển biển chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.

Câu 10:

Đáp án cần chọn là: A

Lời giải

Độ muối của nước biển và đại dương là do: Do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. Độ muối trong các biển không giống nhau tùy thuộc vào nguồn nước sông đổ vào biển và sự bốc hơi của nước biển.

Câu 11;

Đáp án cần chọn là: D

Lời giải

Biển Ban-tich có độ muối 10-15‰ [rất thấp] do biển Ban-tích là một vùng biển kín và có nguồn nước sông đổ ra biển rất phong phú.

Câu 12:

Đáp án cần chọn là: A

Lời giải

Sóng thần là một loạt các đợt sóng biển cao và mạnh, tạo nên khi một thể tích lớn nước đại dương bị chuyển dịch nhanh chóng, với nguyên nhân là động đầt, lở đất hoặc núi lửa phun trào dưới đáy biển hoặc sự rơi của những thiên thạch lớn [hiếm và không mạnh]. Sóng thần chỉ gây thiệt hại ở những vùng ven biển, đại dương. Sóng thần cao hàng chục mét có thể cuốn mọi thứ ra biển khơi.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 24: Biển và đại dương [có đáp án] file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề