Biểu tượng đèn pha trên ô tô

Hệ thống chiếu sáng trên ô tô giúp đảm bảo tầm nhìn cho tài xế khi di chuyển vào ban đêm hoặc trong điều kiện thiếu sáng. Tuy vậy, sau một thời gian dài sử dụng thì hệ thống chiếu sáng trên xe ô tô khó tránh khỏi sự hỏng hóc.

Với bài viết này, Hoàng Mỹ Workshop chia sẻ tới bạn những nguyên nhân gây lỗi hệ thống đèn chiếu sáng trên ô tô, để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.

Nào, chúng ta cùng bắt đầu thôi!

Hậu quả của việc hư hỏng đèn chiếu sáng ô tô

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân gây lỗi đèn chiếu sáng trên ô tô, bạn cần hiểu rõ mối nguy hiểm khi hệ thống chiếu sáng trên xe bị hư hỏng:

  • Xe không đi được trong ban đêm. Nếu đi được sẽ gây nguy hiểm cho người lái xe và cả xe.
  • Làm ánh sáng mờ đi, ánh sáng không đủ để đi trong đêm. Mất sự cảnh giác của tài xế.
  • Gây lóa mắt xe đi ngược chiều. Trường hợp này rất dễ gây ra những tai nạn đáng tiếc.

Tổng quan về hệ thống chiếu sáng trên ô tô khá là phức tạp, với nhiều bộ phận chi tiết đèn ở nhiều vị trí khác nhau, chúng sẽ đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua những hệ thống đèn xe ô tô dưới đây.

Hệ thống đèn pha và đèn cos

Đèn pha/cos thường được đặt chung trong cụm đèn pha ở đầu xe làm nhiệm vụ chiếu sáng đoạn đường phía trước, giúp người lái quan sát được tình trạng giao thông, chướng ngại vật để kịp thời xử lý.

Hệ thống đèn pha-cos của xe

Khác với cụm đèn pha của xe máy, cụm đèn pha đèn chiếu sáng này được chia làm hai phần như sau:

  • Đèn pha [đèn chiếu xa] sẽ giúp người lái có tầm nhìn xa hơn, có thể chiếu sáng ở tầm cao nhất định để nhìn biển báo giao thông, giúp lái xe chủ động xử lý các vấn đề trên đường.

Chính vì chức năng của hệ thống đèn pha ô tô như vậy nên chúng ta cần lưu ý khi đi vào buổi tối, đặc biệt là trong trung tâm thành phố, khu đô thị đông người, đông phương tiện tham gia giao thông thì người lái phải sử dụng đèn cốt thay cho đèn pha để không làm ảnh hưởng tới người điều khiển phương tiện đi ngược chiều, làm họ bị lóa mắt tạm thời và khả năng quan sát đường kém dẫn tới tai nạn.

  • Đèn cos/cốt [chiếu sáng gần, mặt đường] thì ánh sáng chiếu ở tầm gần hơn, ánh sáng rọi xuống mặt đường giúp lái xe quan sát được mặt đường, dễ dàng tránh những vật cản phía trước. Vì vậy, khi di chuyển với tốc độ cao, đặc biệt trên đường cao tốc cần tầm nhìn xa thì bật đèn cốt khiến bạn quan sát được ít hơn và khó xử lý sớm những tình huống.

Hệ thống đèn sương mù

Hệ thống đèn sương mù

  • Đèn sương mù phía trước [Fog lamps]. Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn đầu chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường. Nếu sử dụng đèn sương mù sẽ giảm được tình trạng này
  • Đèn sương mù phía sau [Rear fog guard]. Đèn này dùng để báo hiệu cho các xe phía sau nhận biết trong điều kiện tầm nhìn hạn chế. Dòng cung cấp cho đèn này được lấy sau đèn cốt.

Hệ thống đèn hậu [đèn đuôi]

Đèn hậu hay còn gọi là đèn đuôi do nó nằm ở phía sau đuôi xe được quy định sử dụng màu đỏ để cảnh báo cho các phương tiện lưu thông phía sau.

Đèn hậu có khá nhiều chức năng nhưng chức năng chính vẫn là thông báo vị trí khoảng cách của xe và báo mỗi khi đạp phanh xe cho các phương tiện đi phía sau biết.

Hệ thống đèn hậu hay đèn đuôi

Một số dòng xe ô tô cao cấp, khi tài xế tác độc lực phanh càng mạnh thì đèn hậu càng sáng giúp cho người người điều khiển phương tiện giao thông phía sau có thể cảm nhận được để giảm tốc độ giúp giảm thiểu được các va chạm từ phía sau.

Ngoài các chức năng kể trên thì trong cụm đèn hậu còn có một bóng đèn màu trắng để cảnh báo lùi xe khi người lái chuyển về số R.

Hệ thống đèn xi nhan và cảnh báo nguy hiểm

Đèn xi nhan rất dễ dàng nhận ra, chúng được quy định nằm lệch về hai bên thân xe và có màu sắc nhận biết là màu vàng cam.

Đèn xi nhan giúp cho người lái xe ra tín hiệu báo rẽ và báo tình trạng hư hỏng của xe cho các xe khác tránh, như khi động cơ chết máy giữa đường.

Hệ thống đèn xi nhan và đèn cảnh báo nguy hiểm

Ngoài ra, đèn xi nhan còn làm nhiệm vụ như đèn cảnh báo nguy hiểm [hazard ligh] – khi bật chức năng này thì các đèn xi nhan sẽ đồng thời cùng bật/tắt liên tục.

Nhiều người nhầm tưởng rằng chức năng hazard light là báo hiệu xin đi thẳng, thực tế thì điều đó hoàn toàn không đúng nhưng vẫn có thể sử dụng.

Hệ thống DRL [Đèn chạy ban ngày – Daytime Running Light]

Ở một số quốc gia trên thế giới có quy định bắt buộc phải sử dụng đèn định vị ban ngày DRL [viết tắt của chữ Daytime Running Light] bởi chức năng tăng khả năng nhận biết cho người điều khiển các phương tiện giao thông khác.

Đèn đi ban ngày – Daytime Running Light

Thông thường đèn DRL định vị ban ngày sử dụng đèn LED vừa để tăng tính thẩm mỹ cũng như khả năng nhận diện trên ô tô. Còn ở một số xe đời cũ hơn thì chúng được trang bị đèn DRL dạng bóng sợi đốt.

Hệ thống cảnh báo đèn phía sau

Người lái không thể nhận ra được các đèn hậu, đèn phanh bị cháy. Hệ thống cảnh báo đèn phía sau thông báo cho người lái biết các bóng đèn hậu hoặc đèn phanh bị cháy nhờ một đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ táp lô.

Hệ thống này được điều khiển bởi cảm biến báo hư hỏng đèn và thường được lắp trong khoang hành lý.

Các loại đèn khác trong hệ thống chiếu sáng trên ô tô

  • Đèn biển số được thiết kế đặt ngay trên biển số, phía sau xe có tác dụng chính là soi biển số đăng ký để cho các cơ quan chức năng và người khác có thể đọc biển đăng ký xe vào ban đêm. Đèn sẽ được bật khi người lái bật đèn pha cos.
  • Đèn trần có tác dụng chính là chiếu sáng trong xe, được bật khi người ngồi trong xe tác động vào các công tắc thủ công thường nằm cùng với hộp đèn.
  • Đèn phản quang là đèn được lắp đặt phía ba đờ sốc dưới đuôi xe, thường ở ngay trên ống xả, có tác dụng chính là phản lại ánh sáng khi phương tiện giao thông phía sau soi vào để nhận biết vị trí khoảng cách các xe. Chức năng này được tích hợp sẵn ở đèn hậu nhưng thông thường xe ô tô vẫn có cả hai.

Các dấu hiệu lỗi đèn chiếu sáng ô tô

Một số dấu hiệu lỗi hệ thống đèn chiếu sáng trên ô tô mà bạn có thể gặp phải như:

  • Đèn không sáng: Một số loại bóng đèn do sản xuất bằng thủy tinh có độ tỏa nhiệt kém nên khi bóng đèn hoạt động liên tục trong một khoảng tời gian nhất định [ban đêm] nhiệt lượng tỏa ra sẽ không được hấp thụ hết mà tịch tụ tại bề mặt của bóng đèn, gây nên hiện tượng bề mặt bóng đèn bị sùi ra dẫn đến cháy dây tóc bóng đèn.
  • Một đèn pha không sáng: Dây tóc của đèn pha bên trái [phải] bị cháy. Hoặc bị đứt dây ở một bên nối với đèn pha
  • Ánh đèn nhấp nháy: Do đui và cổ công tắc bị lỏng. Do chập mạch cả ở trong mạch pha, cốt và nhất là ở chỗ nối dây
  • Ánh đèn pha bị mờ: Do kính khuếch tán chói phản chiêu hoặc là bong đèn bị bám bẩn
  • Khi bật đèn pha thì cả đèn cốt cũng sáng: Bình thường thì khi đèn pha sáng, đèn cốt không sáng. Nhưng do công tắc bị chập dây hoặc do công tắc chuyển đổi pha cốt bị hỏng.

9 nguyên nhân hệ thống chiếu sáng trên ô tô bị hỏng

Dưới đây là giải thích chi tiết 9 nguyên nhân dẫn đến hư hỏng hệ thống chiếu sáng trên ô tô.

1. Bóng đèn bị hư hỏng

Theo kinh nghiệm của nhiều chủ xe, nếu cả hai đèn pha hỏng, rất có thể xe có vấn đề về điện. Tuy nhiên, nếu chỉ có một đèn pha tắt, rất có thể là một bóng đèn bị hư.

Hầu hết các mẫu xe hiện đại sử dụng bóng đèn halogen có dây tóc vonfram mỏng. Dây này dần dần sẽ cháy hết và cần thay thế. Trung bình bóng đèn có tuổi thọ khoảng từ 500 – 2.000 giờ lái xe ban đêm.

Điều này có nghĩa là người dùng có thể phải thay bóng đèn cứ sau 5 năm sử dụng ô tô. Nếu thường xuyên lái xe vào ban đêm hoặc đi trên những con đường đặc biệt gập ghềnh, bóng đèn có thể bị hao mòn nhanh hơn.

Lỗi hệ thống chiếu sáng ô tô có thể do bóng đèn bị hư

Thay thế bóng đèn ô tô không phải là quá khó nhưng một số người dùng có thể không có kinh nghiệm cần thiết. Vì vậy, hãy đến gara sửa chữa điện ô tô uy tín nếu không chắc chắn về tay nghề bản thân.

2. Cháy cầu chì

Giống như nhà cửa, ô tô cũng sử dụng cầu chì để bảo vệ các mạch điện. Cầu chì chỉ đơn giản là một mắt xích trong mạch điện được thiết kế để “cháy” nếu phương tiện đang nạp quá nhiều điện tích.

Cháy cầu chì đèn là một trong những nguyên nhân đèn xe không sáng

Trong trường hợp này, cầu chì là thiết bị tương đối rẻ tiền nhưng có thể bảo vệ các thiết bị đắt tiền hơn trong mạch, chẳng hạn như đèn pha. Nếu cầu chì bị “cháy” thì người dùng nên thay thế.

Nếu đã thay thế cả cầu chì và bóng đèn pha nhưng đèn vẫn không sáng, xe có thể gặp sự cố tốn kém hơn.

3. Công tắc rơle bị lỗi

Theo kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô, nếu đèn pha không hoạt động nhưng đèn cốt bình thường thì vấn đề có thể nằm ở công tắc rơle bị lỗi.

Công tắc rơle là thành phần cho phép chủ xe chuyển từ đèn cốt sang đèn pha. Nếu rơle này không hoạt động, đèn pha sẽ vẫn bị kẹt ở một vị trí.

Công tắc rơ le đèn pha ô tô bị lỗi

Thay thế rơle là việc khá phức tạp và chủ sở hữu xe nên cần tới sự giúp đỡ của các kỹ thuật viên ô tô chuyên nghiệp.

4. Dây điện bị lỗi hoặc bị hỏng

Có nhiều dây điện được sử dụng trên hệ thống chiếu sáng trên ô tô trong một mẫu xe hơi hiện đại. Đôi khi dây có thể bị đứt, bị ăn mòn, kết nối kém hoặc bị hư hỏng. Do đó, dây dẫn sẽ không thể truyền năng lượng điện hiệu quả đến đèn.

Lỗi hệ thống chiếu sáng ô tô có thể do dây điện bị ngắn mạch hoặc bị lỗi

Nếu đèn chiếu sáng ô tô của người dùng nhấp nháy thường xuyên, đây có thể là dấu hiệu rằng kết nối bị lỗi. Trừ khi có kinh nghiệm làm việc với hệ thống điện, tốt nhất là để lại vấn đề về điện cho các chuyên gia.

5. Rơ le đèn pha ô tô bị lỗi

Công tắc đèn pha thường không điều khiển trực tiếp bóng đèn pha, nhưng thông qua một hoặc nhiều rơle.

Công tắc đèn pha cung cấp năng lượng cho rơle đèn pha ô tô, sau đó rơle sẽ cấp năng lượng cho bóng đèn pha. Điều này bảo vệ công tắc đèn pha khỏi dòng điện cao được sử dụng bởi đèn pha.

6. Máy phát điện không hoạt động

Máy phát điện gặp lỗi cũng làm hệ thống đèn không hoạt động

Trong trường hợp sử dụng đèn pha HID, hoặc đèn pha Xenon, để đưa xenon và muối về trạng thái plasma, máy phát HID tăng điện áp lên đến 30.000V, sau đó ổn định khoảng 90V khi bóng đèn hoạt động. Nếu máy phát bị hỏng, bóng đèn sẽ không sáng.

7. Công tắc đèn bị hỏng

Công tắc điều khiển đèn bị hỏng

Công tắc đèn nằm bên trong xe và được bảo vệ tốt. Tuy nhiên, nếu bạn lái xe nhiều, đặc biệt là vào ban đêm khi bạn phải liên tục thay đổi giữa pha và cos, bạn có thể làm mòn công tắc đèn.

8. Sử dụng bóng đèn không đúng loại

Sử dụng loại đèn không đúng thông số kỹ thuật của nhà sản xuất xe

Trên một số xe, đặc biệt là những xe có đèn pha HID hoặc bảo vệ mạch trạng thái rắn [điốt Zener hoặc bộ ngắt mạch đèn pha] lắp đặt bóng đèn sai có thể dẫn đến hoạt động của đèn không liên tục hoặc không có sáng. Bóng đèn sai có thể không sáng ở điện áp của xe hoặc sử dụng quá nhiều điện do thiết kế của mạch bảo vệ.

9. Tay bẩn khi lắp bóng đèn

Điều này có thể xảy ra nếu tay dính dầu mỡ khiến một phần của bóng đèn nóng không đều, và bóng đèn bị vỡ. Khi sửa những lỗi liên quan đén đèn pha, hãy chắc chắn rằng tay bạn sạch khi thực hiện công việc.

Không vệ sinh tay hoặc không sử dụng bao tay sạch trước khi lắp đèn

Nếu có thể, đừng chạm vào phần thủy tinh của bóng đèn. Nếu cần, xử lý bóng đèn bằng găng tay cao su. Cuối cùng, nếu bóng đèn bị bẩn, hãy làm sạch nó bằng cồn trước khi lắp đặt.

Kết luận

Cho dù gặp phải bất cứ một lỗi nào đối với hệ thống chiếu sáng trên ô tô, bạn cũng cần phải khắc phục một cách kịp thời nhanh chóng, để mang tới những phương án giải quyết hợp lý giúp cho việc vận hành ở trên đường lưu lượng đảm bảo được an toàn.

Nếu như bạn đang mong muốn tìm một đơn vị sửa chữa điện ô tô uy tín chất lượng để giúp mình có thể khắc phục lại tất cả những hỏng hóc phát sinh trên hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên ô tô thì hãy đến với Hoàng Mỹ Workshop.

Coding đèn cho xe BMW C180

Với kinh nghiệm nhiều năm, với việc sở hữu đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề về hệ thống đèn ô tô, vì thế nếu quý khách có bất kỳ điều gì cần được giải đáp thì đều được kỹ thuật viên tư vấn một cách nhiệt tình nhất.

Đặc biệt chúng tôi muốn mang đến cho bạn những chính sách hỗ trợ bảo hành đa dạng để giúp bạn hoàn toàn có thể yên tâm trong trải nghiệm của mình.

Hãy để lại bình chọn nếu bạn thấy bài viết Hệ Thống Chiếu Sáng Trên Ô Tô – Dấu Hiệu Và Nguyên Nhân Đèn Không Sáng hữu ích và đóng góp ý kiến ở phần bình luận bên dưới!

Hoàng Mỹ Workshop – Gara sửa chữa điện ô tô cao cấp chuyên nghiệp

Hotline: 0967473339
Email:
ĐC: Số 15 đường 7A, P. An Phú, Quận 2, Tp.HCM

Hoàng Mỹ Workshop - garage chăm sóc, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô BMW, Mercedes-Benz, Audi, Porsche, Lexus, Land Rover, Bentley, Maserati tại Quận 2, Hồ Chí Minh

Chủ Đề