Bờ dưới bánh nhau cách lỗ trong CTC 20mm

Nhau [hoặc gọi là rau] là một cấu trúc được hình thành tại niêm mạc phát triển trong tử cung trong thời kỳ mang thai, cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Trong hầu hết các trường hợp mang thai, nhau nằm ở phần đầu hoặc thành bên tử cung.  Tuy nhiên, có những khi nhau thai lại không nằm theo đúng vị trí nói trên mà hình thành và bám quá thấp ở cổ tử cung. Đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu 3 tháng cuối thai kỳ, được gọi là nhau tiền đạo, có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.  Chính vì vậy, hiểu về nhau tiền đạo, vị trí bám và sự dịch chuyển của bánh nhau trong suốt quá trình mang thai là rất cần thiết đối với các mẹ bầu. 

Nhau tiền đạo là gì?

Nhau tiền đạo là tình trạng bánh nhau bám vị trí thấp một cách bất thường, có thể nằm sát hoặc vắt ngang qua, che phủ cổ tử cung thay vì bám cao hơn trên thành tử cung của người mẹ. Có thể hình dung theo nghĩa đen của tên gọi là nhau thai nằm “ngay phía trước” đầu em bé, hay chính là nằm chặn ngay cổ tử cung người mẹ, làm cản đường ra của em bé.

Mặc dù gây những rủi ro trong cuộc sinh, nhưng nhau tiền đạo không có khả năng ảnh hưởng đến thai kỳ và sự phát triển của thai nhi. Trên thực tế, các trường hợp thai phụ có nhau tiền đạo khá là phổ biến.

Hình ảnh các vị trí bám của nhau thai. 

Hình ảnh siêu âm nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn [placenta].

Sự dịch chuyển của bánh nhau Trong quá trình mang thai, cùng với sự lớn lên của tử cung, bánh nhau phát triển và dịch chuyển vị trí trong buồng tử cung. Bánh nhau bám vị trí thấp ở thai kỳ sớm có thể sẽ dịch chuyển lên vị trí bám bình thường trong giai đoạn tiếp theo. Theo một nghiên cứu, bánh nhau bám mặt trước tử cung di chuyển lên nhanh hơn nhóm bánh nhau bám mặt sau. Điều này giải thích tần suất nhau tiền đạo là 42% lúc thai 11-14 tuần, giảm còn 3.9% lúc thai 20 - 24 tuần và 1.9% lúc thai đủ ngày [theo Mustafa]. Nguy cơ nhau tiền đạo lúc thai đủ ngày rất thấp nếu thời điểm quí 1 và 2 nhau vượt qua lỗ trong cổ tử cung

Chủ Đề