Bố già chiếu trong bao lâu

Trình làng hồi đầu tháng 3.2021, Bố già bất ngờ lập kỷ lục về doanh thu. Cụ thể, nhà sản xuất tiết lộ doanh thu bộ phim đã cán mốc 420 tỉ đồng. Nhiều người phân tích sức hút của bộ phim đến từ câu chuyện bình dân nhưng đầy cảm xúc trong xóm lao động nghèo giữa lòng thành phố hoa lệ. Những nhân vật có số phận của riêng mình, phản ánh thực trạng xã hội đã gây ấn tượng mạnh đến công chúng.

Tuy nhiên, sự thành công của bộ phim chưa dừng lại ở đó. Tác phẩm tiếp tục gây kinh ngạc khi công chiếu tại nhiều thị trường lớn như: Malaysia, Singapore, Úc và mới đây nhất là Mỹ. Đặc biệt, Bố già lập kỷ lục ở Mỹ khi trở thành phim Việt được chiếu tại nhiều rạp nhất và có số lượng đặt vé sớm nhiều nhất tại đây.

Câu chuyện về xóm lao động nghèo trong Bố già lấy nước mắt khán giả

Ảnh: ĐPCC

Sau nhiều thành tích đáng nể, đơn vị phát hành tiết lộ phim điện ảnh này sẽ sớm khởi chiếu online. Được biết, tác phẩm của Trấn Thành sẽ gia nhập kho phim điện ảnh Việt lớn nhất trên nền tảng Galaxy Play cùng với các tựa phim từng gây xôn xao phòng vé như: Cua lại vợ bầu, Mắt biếc, Tiệc trăng máu, Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử… Đơn vị này hi vọng sự xuất hiện của Bố già có thể giúp khán giả thư giãn và giải tỏa căng thẳng giữa tình hình dịch bệnh phức tạp, các dịch vụ giải trí đã phải tạm dừng hoạt động.

\n

Đại diện Galaxy Play, bà Phạm Thị Hương Giang chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng, một bộ phim đậm chất Á Đông, với cốt truyện về tình phụ tử và các mối quan hệ gia đình như Bố già rất có thể sẽ tạo được sự kết nối đặc biệt với khán giả Việt giữa mùa dịch đầy thử thách này”. Phim điện ảnh Bố già sẽ chính thức có mặt trên nền tảng Galaxy Play từ ngày 15.6.

'Bố già' chính thức chiếu online, Trấn Thành được báo Mỹ ví như danh hài Rodney Dangerfield

Tin liên quan

*Kỳ trước: Phía Sau Màn Ảnh: Số Phận Của Những “Suất Chiếu Ma”

Thời gian “sống sót” của một bộ phim ở rạp là bao nhiêu? Liệu tất cả đều giống nhau? Đâu là yếu tố quyết định?

Có một sự thật đó là cũng tương tự như việc sắp xếp suất chiếu, yếu tố quyết định thời gian “sống sót” của một bộ phim ở rạp không phải do chất lượng hay – dở mà chính là phụ thuộc vào khả năng kiếm tiền của tác phẩm đó.

Ở Việt Nam, trung bình một bộ phim được chiếu ở rạp khoảng 2 tuần. Tuy vậy vẫn có những trường hợp ngoại lệ.

Với những bom tấn quốc tế hàng đầu [ví dụ như Avengers: Endgame], những dự án đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận [ví dụ như Mắt Biếc]… thì thời gian có thể kéo dài lên đến 1 tháng hoặc thậm chí là hơn. Tất nhiên càng về sau độ hot của các bộ phim này cũng không còn cao như khoảng thời gian đầu mới công chiếu. Vì thế để có thể “hâm nóng” lại tên tuổi của nó, đồng thời kích cầu xem phim của khán giả, các rạp có thể tung ra một số chương trình khuyến mãi đi kèm như mua 1 vé tặng 1 vé, đồng giá 49k, đồng giá 50k… hoặc thực hiện phương pháp “bình cũ rượu mới” - tung ra phiên bản mới của phim với cái kết khác như cách mà Chị Trợ Lý Của Anh – tác phẩm điện ảnh đầu tay của ca sỹ Mỹ Tâm đã làm.

Ngoài ra còn có một số trường hợp được chiếu lại sau khi phim đạt được giải thưởng điện ảnh quốc tế danh giá. Gần đây nhất có thể kể đến trường hợp của Parasite chẳng hạn.

Có những phim “sống sót” lâu dài thì cũng có những trường hợp bị loại khá sớm. Dễ hiểu đây là “số phận” của những phim bán được rất ít vé vì không hợp nhu cầu của thị trường, chất lượng quá kém, không được đầu tư về quảng bá...

Bên cạnh đó thì còn có một số lý do khác khiến các tác phẩm phải ngưng chiếu sớm như: vấn đề pháp lý [phim Vợ Ba ngưng chiếu chỉ sau 4 ngày ra mắt vì những tranh cãi xung quanh việc để diễn viên chỉ mới 13 tuổi đóng cảnh nóng; dự án hoạt hình Abominable rút khỏi các rạp trên toàn quốc sau 9 ngày công chiếu vì trong phim xuất hiện hình ảnh bản đồ có đường lưỡi bò]; yếu tố thiên tai, bệnh dịch [vì dịch bệnh Corona, Sonic the Hedgehog và Bloodshot phải tạm ngừng chiếu vô thời hạn ở Trung Quốc – bỏ lỡ cơ hội “cá kiếm” vô cùng lớn tại thị trường tỷ dân trong khi trước đó, cả 2 bộ phim đều có doanh thu khá ấn tượng ở Mỹ và nhiều quốc gia khác]…

Một yếu tố nữa ảnh hưởng tới thời gian bám trụ ở rạp của các phim đó chính là thời điểm. 

Ví dụ như ở nước ta, vào thời điểm trước khi có quyết định các rạp chiếu phim trên toàn quốc phải đóng cửa để tránh dịch Corona, nhiều phim đã dời lịch công chiếu vì lo lắng doanh thu sụt giảm, dẫn đến một thực trạng đó là dù một số tác phẩm không ăn khách nhưng vẫn trụ được rạp khá lâu vì không có phim mới nào. 

Hoặc ở Mỹ, Onward được đánh giá khá cao về cả chất lượng lẫn tính thương mại. Tuy nhiên, công chiếu chưa được bao lâu, Disney đã ngưng các hoạt động quảng bá cho phim và thay vào đó là tập trung nguồn lực để đẩy mạnh Mulan. Rõ ràng rằng, dù chưa phải ngưng chiếu nhưng việc làm này vẫn có những tác động nhất định đến tình hình bán vé cũng như “tuổi đời” của Onward ở rạp. Đây cũng là hiện trạng chung dễ gặp vào mùa phim cao điểm. Theo đó, một bộ phim dù đang kiếm tiền khá tốt nhưng nếu có một dự án bom tấn khác chuẩn bị ra mắt liền kề, các quản lý rạp cũng buộc phải điều chỉnh lại số lượng suất chiếu của nó để nhường “đất” cho cái tên tiềm năng hơn. 

Tựu chung lại, yếu tố lớn nhất quyết định đến thời gian sống sót của một bộ phim ở rạp vẫn chính là khán giả.

Phim càng có nhiều người xem thì tồn tại càng lâu ở rạp chiếu phim, và ngược lại. Đây cũng là nguyên do gây ra nhiều tình trạng đáng tiếc khi các phẩm điện ảnh giàu tính nghệ thuật – hàn lâm thường phải rời rạp sớm hơn nhiều bộ phim không có chất lượng bằng.

Công bằng mà nói, dù nắm quyền quyết định nhưng kết quả như vậy không thể đổ lỗi phía các rạp chiếu phim. Đúng là mỗi dự án điện ảnh đều là tâm huyết, công sức của một tập thể nhưng nhìn nhận từ vị trí của các quản lý rạp – họ là những người kinh doanh, khi những sản phẩm không thể đem lại lợi nhuận như mong muốn thì rõ ràng họ hoàn toàn có quyền từ bỏ. Có lẽ trên tất cả, tạo ra một bộ phim có chất lượng, đồng thời phù hợp với thị hiếu chung của thị trường là biện pháp tốt nhất để giải cứu các nhà sản xuất phim ngay lúc này. 

4.9 / 5 [ 236 bình chọn ]

Theo kinh nghiệm của Rạp chiếu phim, những tác phẩm khai thác đề tài gia đình nếu được đầu tư chỉn chu, đều sẽ chạm đến những góc khuất nhỏ nhất trong sâu thẳm trái tim mỗi người. Phim Bố Già của Trấn Thành cũng đã làm được điều này, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và Trấn Thành mang lại.

Đánh giá nội dung phim Bố Già

Bố già được phát triển trừ loại web drama Bố già [2020], dù vậy đây vẫn là một tác phẩm riêng biệt nên bạn không cần phải xem lại loạt phim trên web trước khi ra rạp đâu nhé.

Giàu, Sang, Phú, Quý là bốn anh em trong một gia đình, trừ người em út sống bê tha và tệ nạn ra thì tất cả đều sống cùng trong một hẻm nhỏ, mỗi khi triều cường lên thì trong nhà cũng ngập nước như ngoài phố.

Trong đó, bộ phim tập trung vào câu chuyện của bố con Ba Sang và Quắn, cùng với cô con gái nuôi Bù Tọt. Nếu ông Sang là đại diện của một thế hệ đi trước, tư tưởng bảo thủ và luôn đề cao tình cảm gia đình dù nhiều lần phải chịu thiệt thòi. Thì Quắn lại là điển hình của một thế hệ trẻ, ưa thử thách và luôn muốn chịu trách nhiệm cho hành động của bản thân mình.

Sự khác biệt giữa suy nghĩ của hai thế hệ, cùng với những mâu thuẫn với họ hàng lối xóm đã khiến mối quan hệ của ông Sang và Quắn dù không đến mức căng thẳng, nhưng cũng chẳng mấy êm đẹp. Đỉnh điểm diễn ra khi người chú út Quý trộm tiền của Quắn trong bữa tiệc tân gia của anh, nhưng không một ai tin điều đó trừ Quắn. Tất cả mọi người đều cho rằng Quắn vừa có chút tiền đã lên mặt coi thường những người trong nhà, khiến ông Sang bật khóc nức nở và quyết định dắt cô con gái nuôi về lại căn nhà nhỏ trong hẻm.

Bố già được xây dựng theo cách cắt ghép những mẩu chuyện nhỏ trong cuộc sống, mang đến cho khán giả một câu chuyện bình dị hơn là xây dựng một tác phẩm với nhiều cao trào khác nhau. Mỗi nhân vật xuất hiện dù chính hay phụ, đều có một câu chuyện riêng của mình, góp phần khiến bức tranh thêm phần sắc màu và trọn vẹn.

Khán giả có thể thấy chính mình trong Bố già, nhưng cũng có thể thấy câu chuyện của những người xung quanh. Để rồi có đôi lúc đồng cảm, đôi khi lại cảm thấy bất mãn với những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong phim. Điều này khiến Bố già dễ dàng chạm vào cảm xúc của người xem, đặc biệt là khi mâu thuẫn xuất hiện ở cuối phim.

Sau những cuộc đối thoại đầy hài hước và thú vị, là những giọt nước mắt dành cho người đàn ông đã âm thầm hi sinh tất cả cho những người mình yêu thương, bảo vệ họ bằng tất cả sức lực của ông dù bị chính con trai mình năm lần bảy lượt chỉ trích. Cuối cùng lòng tốt của ông trời cũng thấu, chỉ là thời gian của ông giống như đèn dầu dần cạn, chút sức tàn không đủ để chống lại sự thật nghiệt ngã của cuộc đời. 

Bố già cho chúng ta thấy một sự thật đầy trần trụi và đau lòng, đó là chúng ta luôn dễ dàng nói lời ngon ngọt với những người lạ bên ngoài. Nhưng đối với người thân trong gia đình lại luôn thiếu thốn lời yêu thương và xin lỗi. Cuộc sống bận rộn và những thú vui bên ngoài nhiều khi đã khiến con người quên mất là mình có nhiều thời gian nhưng cha mẹ thì không, chúng ta ngày một trưởng thành cũng là lúc cha mẹ ngày một già đi. Từ những người dạy bảo chúng ta mọi thứ, cha mẹ chỉ còn biết dặn chúng ta giữ gìn sức khỏe và mong ngóng những cuộc điện thoại hỏi thăm, hay những lần ghé về nhà trong chốc lát.

Bố già là một bộ phim giàu cảm xúc và thông điệp. Tuy nhiên, tác phẩm vẫn còn một số hạt sạn khiến cho nhiều cảnh có cảm giác khá lê thê, ví dụ như đoạn bắt đầu phim trên nền nhạc Bigcityboi. Một số tình tiết được xây dựng khá sơ sài như làm cách nào để Quắn có thể trở thành một ngôi sao nổi tiếng, scandal của Quắn cũng đầy khiên cưỡng lại không có cách giải quyết cụ thể…. Rất may mắn là những tình tiết nhỏ đó không ảnh hưởng đến tổng thể của bộ phim, nên nhiều khán giả dễ tính có thể không để ý đến điều đó.

Đánh giá về diễn viên và diễn xuất

Bố già quy tụ được những diễn viên có nhiều kinh nghiệm diễn xuất trước ống kính và mỗi nhân vật đều hoàn thành nhiệm vụ được giao, từ chính đến phụ. Nếu dàn diễn viên giàu thực lực như nghệ sĩ Ngọc Giàu, Lan Phương, La Thành, Lê Giang dễ dàng hóa thân vào nhân vật của mình; thì Trấn Thành và đặc biệt là Tuấn Trần cũng khiến khán giả phải thán phục bởi khả năng diễn xuất ngày càng lên tay.

Nhìn Ba Sang, chắc hẳn không ai có thể tưởng tượng ra một Trấn Thành là tay chơi hàng hiệu nổi tiếng của giới showbiz. Dáng người lù khù, lời thoại đơn giản, không đậm chất người dân lao động chân tay khác hẳn với một MC Trấn Thành hoạt ngôn và đẹp mã trên sân khấu.

Tuấn Trần cũng khiến khán giả được một phen bất ngờ lớn, khi kết hợp đầy tự nhiên và ăn ý với những nghệ sĩ giàu kinh nghiệm hơn. Đặc biệt trong những màn đối đáp với ông Ba Sang, không chỉ lời thoại mà sắc thái tâm lý nhân vật đều được Tuấn Trần thể hiện rất tốt.

Đánh giá về âm thanh và hình ảnh

Trấn Thành cho biết e-kip làm phim đã tốn rất nhiều chi phí để xây dựng bối cảnh trong con hẻm nhỏ. Chính vì vậy mà mọi góc quay đều cực kỳ chân thực và ấn tượng, đặc biệt là cảnh người dân Sài Gòn ngập ngụa trong nước mỗi khi triều cường lên.

Âm nhạc của bộ phim cũng được xử lý tốt, đặc biệt là những cả khúc giàu cảm xúc của Ali Dương hay Phan Mạnh Quỳnh. Mỗi khi những ca khúc này cất lên, khán giả lại một phen rơi nước mắt vì quá xúc động.

Bố già là một tác phẩm được đầu tư chỉn chủ, chất lượng và rất đáng xem. Tính đến thời điểm hiện tại, sau một ngày ra mắt Bố giá đã thu về đến 13 tỷ đồng doanh thu [theo Boxoffice]. Vậy nên đừng bỏ lỡ bộ phim này nhé.

Chúc các bạn xem phim vui vẻ và đừng quên chia sẻ góc nhìn của mình về bộ phim dưới bài viết này nhé. Những phần quà hấp dẫn của Rạp chiếu phim đã sẵn sàng để chuyển tới các bạn rồi đây.

Chấm điểm theo Rạp Chiếu Phim:

  • Kịch bản: 8
  • Diễn viên: 9
  • Hiệu ứng: 8
  • Kỳ vọng: 8

Điểm cộng

  • Kịch bản sâu sắc
  • Thông điệp ý nghĩa
  • Diễn xuất tốt
  • Hình ảnh đầu tư chỉn chu

Điểm trừ

  • Nhiều phân đoạn dài lê thê và sơ sài

Video liên quan

Chủ Đề