Business professional là gì

Nếu bạn nghĩ "chuyên nghiệp" là giỏi, rất có thể bạn sai, vì "nghiêp dư" chưa chắc là dở. Những vận động viên đạt kỷ lục Olympic có thể rất giỏi nhưng họ vẫn là "nghiệp dư".

Bạn nghĩ "professional" là 1 "đẳng cấp" nghề nghiệp nhất định? Cũng có thể bạn lầm đấy. Anh chụp ảnh cầm chiếc máy rẻ tiên ở Thảo Cầm Viên có thể xưng mình là "professional" còn bạn tốn $5,000 mua 1 thiết bị chụp ảnh nhưng ko kiếm đc xu nào thì xưng "pờ rồ" chỉ là huyễn hoặc bản thân.

Phương Tây định nghĩa "professional" rất đơn giản: "chuyên nghiệp"là khi bạn kiếm tiền bằng công việc mình làm. Song ý nghĩa của nó nhiều hơn thế.

Bạn là "chuyên nghiệp" khi bạn chấp nhận cả mặt sáng lẫn mặt tối của nghề nghiệp, nếu bạn đến với nghề vì hào quang của nó, bạn rất khó thành "pờ rồ". Làm nhiếp ảnh gia ko phải lúc nào cũng chụp người mẫu chân dài, nếu bạn ko đủ bản lĩnh chụp cặp cô dâu-chú rể "chênh nhau" 20 tuổi hay "lố cân" vài chục kí mà vẫn ra ảnh đẹp, thì sớm muộn cũng dẹp tiệm. Làm nhà hàng mà nghĩ rằng khách hàng ai cũng nhã nhặn dễ tính, bo thật nhiều thì nhà hàng của bạn khó mà nổi danh. Làm luật sư mà nghĩ lúc nào cũng đấu tranh cho lẽ phải, thì có thể bạn là người tốt đấy, nhưng chưa chắc "pờ rồ". Làm cảnh sát mà chỉ thích bắt tội phạm giết người, ko chịu tìm giúp người ta cái xe đạp bị cắp, thì đeo quân hàm cao vẫn mang tính "nghiệp dư".

Bạn là "chuyên nghiệp" khi bạn chấp nhận tuân thủ những quy tắc nghề nghiệp [code of conduct] như con chiêm ngoan đạo tin vào Kinh Thánh. Làm chuyên gia phân tích tài chính được trả lương rất cao, nhưng đổi lại bạn ko đc dùng tiền cá nhân đầu tư vào cổ phiếu mình đưa ra nhận định để đảm bảo tính độc lập. Làm thu mua là ko đc nhận quà của đối tác để đảm bảo ko có mâu thuẫn lợi ích. Làm bác sỹ phải cứu chữa trước khi hỏi bệnh nhân có tiền trả hay ko. Làm thuyền trưởng thì phải là người cuối cùng rời tàu khi nó sắp chìm.

Bạn là "chuyên nghiệp" khi khách hàng "mua" bạn chứ ko phải cái áo bạn đang mặc hay cái logo trên name card bạn. Có lẽ điều này làm nhiều người khó hiểu nhất. Bạn làm cho 1 Công ty danh tiếng, bạn phục vụ khách hàng A 1 lần. Lần sau anh A quay lại và sếp bạn hỏi anh cần ai hỗ trợ, ông ta bảo "ai cũng được", như vây bạn chưa "pờ rồ" đâu. Khi tôi bước vào hiệu cắt tóc, 12 năm nay tôi vẫn yêu cầu anh N cắt cho tôi, anh N mới xứng đáng với 2 chữ "chuyên nghiệp"

Còn bạn, bạn có nghĩ rằng mình "chuyên nghiệp" trong công việc mình đang làm hay không?

Video liên quan

Chủ Đề