Các bài hát ca sĩ thuỳ dung đệm đàn piano là ai?

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Ca sĩ Thùy Dung sinh ra và lớn lên ở Hà Nội trong một gia đình có tình yêu với nghệ thuật. Năm 4 tuổi, Thùy Dung đã bắt đầu được học đàn piano. Năm 1979, khi lên 6 tuổi Thùy Dung đã có vinh dự chơi đàn cho Phó chủ tịch nước khi ấy là ông Nguyễn Hữu Thọ nghe.

Năm 17 tuổi, Thuỳ Dung đạt giải Ba cuộc thi Piano toàn quốc mang tên Mùa thu. 18 tuổi đạt giải Nhì cuộc thi Đơn ca nhạc nhẹ toàn quốc.

Sau mối nhân duyên ban đầu, hiện tại, Thuỳ Dung đã hầu như không còn xuất hiện trên sân khấu ca nhạc. Chị đã chính thức rời xa showbiz, tập trung đầu tư cho một công việc mới là cô giáo dạy nhạc.

Ngoài công việc giảng dạy ở Học viện Âm nhạc quốc gia, Thuỳ Dung và chồng còn mở ra trường nghệ thuật Seedlink dành cho những ai yêu nghệ thuật.

Nhớ đến Thuỳ Dung, công chúng yêu nhạc vẫn nhớ về một nghệ sĩ có phong cách chơi nhạc sang trọng, vừa đàn, vừa hát.

Mới đây, nữ nghệ sĩ có những chia sẻ xúc động về cha - người có ảnh hưởng mạnh mẽ trong cuộc đời cô.

Ba tôi - người điên rồ nhất trong mắt bạn bè

Mẹ kể : Khi sinh tôi ra, ba lao sầm sập vào bệnh viện, việc đầu tiên ông làm là xòe bàn tay bé tẹo của tôi ra xem các ngón tay có dài không để còn học piano, quên cả việc hỏi thăm vợ có đau không, có mệt không.

Sau đó ba cho tôi nghe piano suốt ngày. Đến khi 4 tuổi, ông dậy tôi những nốt nhạc đầu tiên trên phím đàn vẽ ra đất.

Nghệ sĩ Thuỳ Dung và cha.

Tôi lên 5, ba thuyết phục mẹ bán tất cả những gì có giá trị trong nhà. Kể cả áo dài cưới, áo vest cưới, nhẫn cưới để mua cho tôi cây đàn piano cũ kỹ đầu tiên. Một gia tài khổng lồ với nhà tôi và vô nghĩa với nhiều gia đình khác. Tất cả bạn bè của ba đều nói: Điên à, nhạc nhẽo có ăn được đâu. Cơm còn đang độn mỳ. Đàn địch nỗi gì. Lãng mạn vặt thôi chứ thế này thì quá lắm.

Mặc kệ! Ba kèm tôi tập 3 tiếng mỗi ngày. Thời ấy ba là kỹ sư vô tuyến điện, mẹ kể là chỉ cần đi chữa một chiếc là có cả nửa chỉ vàng, bao nhiêu người gọi nhưng chỉ khi nào hết tiền ba mới đi chữa một vài chiếc, còn lại tuyên bố xanh rờn: Tôi sẽ chết trên đàn với con Thùy Dung. Bạn bè ngán ngẩm: Lão này điên hết thuốc chữa.

Ba cho tôi theo học thầy Đại, ông thầy nổi tiếng nghiêm khắc nhưng cũng chẳng là gì với ba. Không tập đàn, nghĩa là ăn đòn. Đòn đau luôn. Tập ngoan thì ba kiệu lên vai đi vòng quanh khu tập thể.

Rồi vinh dự lớn đã đến: Năm 1979 là năm tôi 6 tuổi, tôi được chọn biểu diễn piano cho Phó chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ nghe. Sự kiện làm xôn xao nơi tôi ở và cả xí nghiệp của ba mẹ tôi nữa. Hình như mọi người thấy ông đỡ điên hơn phần nào...

Rồi 7 tuổi tôi thi đỗ vào Nhạc viện Hà Nội. Chế độ tem phiếu cán bộ hẳn hoi. Có học bổng, có tiền Thanh sắc. Ba hàng ngày vẫn gọi tôi dậy từ 5h30 sáng, tập đàn đến 6h30 rồi đi học. Lịch tập đàn này kéo dài cả chục năm, đến nỗi hôm nào tôi không tập, khối người đi làm muộn, đi học muộn.

Nếu ba không quyết liệt như vậy, sẽ chẳng có tôi như bây giờ dù ngày bé, cũng như bọn trẻ bị ép học, tôi cũng đã từng mơ tất cả đàn piano trên thế giới sẽ cháy hết sạch sanh.

Giờ bạn bè của ba mẹ đến chơi, cứ vỗ vai: Hóa ra ông cũng điên... bình thường nhỉ. Con Dung đâu, ra đàn hát cho các bác nghe một bài nào... Con cái cả xí nghiệp được mỗi mày nổi tiếng.

Và người lãng mạn điên rồ nhất cười vang".

Phương Nhung

Nếu ngủ quên, cứ nghĩ mình nổi tiếng là sai lầm

- Rời xa ánh đèn sân khấu nhiều năm nay, có khi nào chị khát khao quay trở lại để lần nữa cái tên ca sĩ Thuỳ Dung lại toả sáng?

Nếu có ước muốn trong cuộc đời này, hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại, câu hát ấy ai rồi cũng phải hát trong tràn đầy tiếc nuối. Và tôi cũng phải theo quy luật của thời gian thôi. Tôi sẽ gửi lại ánh sáng và sự mê hoặc của sân khấu tới các học sinh của mình, dành trọn vẹn nỗi nhớ ấy để giảng dạy, truyền cảm hứng nghệ thuật với thế hệ tiếp theo.

Rời xa ánh đèn sân khấu nhưng ca sĩ Thuỳ Dung không hụt hẫng mà hạnh phúc với sự lựa chọn của mình.

Rời xa ánh đèn sân khấu không có nghĩa là tôi rời xa âm nhạc. Tốt nghiệp, tôi được ở lại Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam làm việc, bây giờ tôi có thêm một ngôi trường nhỏ do mình sáng lập, dạy âm nhạc cho các con và các học viên mọi lứa tuổi. Tôi nghĩ mình là người hạnh phúc và may mắn. Khi trẻ được đi hát, được bay nhảy, được khán giả yêu quý. Bây giờ tôi được đi dạy, được giúp các học sinh bằng kiến thức và kinh nghiệm của gần 30 năm đứng trên sân khấu. 

- Chị nghĩ mình là ca sĩ khôn và thức thời khi quyết tâm sân khấu để trở thành ‘thầy già’?

Tôi đã là cô giáo từ khi mới ra trường cơ mà. Chỉ là được biết đến khi trở thành ca sĩ nên suýt bị quên đang là cô giáo thôi. Tôi không nghĩ là khôn hay thức thời gì cả vì với mỗi khoảng thời gian phù hơp, tôi chọn cách làm việc vừa sức mình. Tôi có 2 bằng piano và thanh nhạc. Có Giải ba Piano toàn quốc, Giải nhì Thanh nhạc chuyên nghiệp toàn quốc và có kinh nghiệm tổ chức biểu diễn nhiều năm nên nghĩ mình đầy đủ năng lực để mở trường riêng.

Vì là người trong nghề nên tôi kiểm soát được về chuyên môn - điều các phụ huynh quan tâm nhất. Nên nói là khôn hay thức thời tôi cũng không dám nhận nhưng tôi nghĩ rằng đó là lựa chọn vừa vặn thôi.

Không còn toả sáng trên sân khấu, ca sĩ Thuỳ Dung âm thầm hỗ trợ học trò.

- Làm việc với toàn trẻ con bởi vậy nên nhìn chị lúc nào cũng trẻ trung, tràn đầy năng lượng?

Tôi yêu và say nghề nhưng luôn biết dạy ngoại khóa rất khó. Nếu ngủ quên, cứ nghĩ mình nổi tiếng là sẽ đông học sinh là sai lầm. Vì là môn không bắt buộc nên thực sự thú vị các con mới đến lớp. Có rất nhiều nơi mở thì làm sao mỗi giờ dạy của mình phải thực sự đem lại chất lượng, niềm vui cho học sinh và sự hài lòng của phụ huynh. Không dễ chút nào nhưng hoà nhịp cùng các con là một điều rất thú vị.

Vừa là cô giáo, vừa trở thành bé 6, 7 tuổi khiến giờ học luôn thân thiện. Tôi luôn chỉn chu khi lên lớp, từ trang phục, từ chọn hoa tai sao cho hợp vì muốn xây dựng hình ảnh một giáo viên âm nhạc thật đẹp trong mắt phụ huynh và học sinh.

Với các học sinh cấp 2, cấp 3 tôi cũng chia sẻ rất nhiều các câu chuyện của chính mình khi bằng tuổi các con để được là một người bạn, nghe các con tâm sự đủ chuyện, những điều mà có lẽ không dám nói với bố mẹ.

Không thích chơi bời, hàng hiệu

- Nhìn cơ ngơi của chị hoành tráng thế này, chắc hẳn tiền cát sê ngày xưa đi hát và tiền dạy học của chị không nhỏ?

Dạy học chưa bao giờ giàu, tôi phải khẳng định vậy. Trước các ca sĩ đi hát có cát sê tích cóp lại thường mua nhà nhỏ, sửa sang rồi bán lại. Tôi thì tích góp được một ít là xây nhà thật đẹp để ở. Tôi bị mắng "dốt, không biết cách kinh doanh".

Thật ra từ ngày 23-24 tuổi, tôi đã đi các tỉnh để tổ chức biểu diễn rồi mà không ngồi một chỗ chờ người ta mua vé đâu, tôi mở danh bạ điện thoại xem tên các cơ quan rồi mang vé đến tận nơi mời mua. Đến gặp giám đốc, tôi trình bày: "Em là ca sĩ Thùy Dung, bọn em về đây biểu diễn, anh/chị mua vé ủng hộ giúp em", và bán được 50% số vé, đủ để chi trả cho cả đoàn 30 con người ăn ở, bồi dưỡng là yên tâm, số còn lại bán ở phòng vé. Và tôi chưa lần nào lỗ vốn.

Ca sĩ Thuỳ Dung hạnh phúc bên những bó hoa của học trò ngày 20/11.

Trong giới nghệ sĩ, tôi là người chẳng thích chơi bời gì, cũng không hàng hiệu. Lúc nào trong ví tôi cũng chỉ có 1 triệu đồng. Kiếm được bao nhiêu tiền tôi đều đưa cho mẹ giữ hộ. Bà muốn tiêu gì thì tiêu. Hết tôi lại xin, chuyện đó kéo dài đến năm tôi 40 tuổi. Tôi nghĩ khi mẹ được tin cậy như vậy sẽ bớt cảm giác cô đơn khi con cái đã lớn, bà sẽ có cảm giác vẫn được quan tâm, săn sóc cho tôi như tấm bé.

- Thế mà nhiều lời đồn rằng chị chán sân khấu vì bận đau khổ trong tình yêu và bận “lấy nhiều chồng”?

Tôi lấy chồng năm 29 tuổi, lúc đó còn khóc vì nghĩ sao lấy chồng sớm thế. Mục tiêu của tôi là 33 tuổi mới lấy chồng cơ. Một sự bắt đầu khi mà đáng lẽ nó phải kết thúc thì chuyện gì tới phải tới thôi. Chúng tôi ly hôn vài năm sau đó.

Sau 20 năm tôi và người yêu đầu tiên quyết định quay lại. Trước kia đi học tôi với anh chơi rất thân với nhau nhưng rồi mỗi người đều có gia đình riêng. Khi biết chúng tôi quyết định như thế, nhóm bạn thân chúng tôi chơi cùng còn đùa rằng không mừng cưới vì mỗi người chỉ có 1 suất thôi.

Sau sóng gió hôn nhân, ca sĩ Thuỳ Dung hiện tại rất hạnh phúc bên gia đình nhỏ.

- Các con chị có theo nghiệp của bố mẹ?

Chẳng bạn nào tự nguyện đâu, giống hệt tôi ngày trước nhưng thử không học xem, ba tôi đánh đòn. Còn tôi giờ các con không học tôi cũng phạt. Tôi luôn yêu cầu phải coi âm nhạc và Tiếng Anh là 2 môn học như học chính khoá. Không hoàn thành được tốt nhất không xem tivi, không điện thoại... Và cả 3 bạn bây giờ đều chơi đàn rất tốt. Tôi trang bị cho các kỹ năng về âm nhạc là rất thuận lợi khi các con xét tuyển hồ sơ du học hay xin học bổng. Sau này trưởng thành cũng rất dễ hòa đồng và có cuộc sống nội tâm sâu sắc.

Giống như ba tôi ngày xưa nghiêm khắc lắm và tôi cũng đã phản ứng, nhưng lớn hơn chút tôi vẫn thầm cảm ơn ông. Và bây giờ thì cảm ơn ông thành tiếng vì cho tôi sự nghiệp này. Không có ông, sẽ không có Thùy Dung của ngày hôm nay.

Âm nhạc sẽ là người bạn tâm giao giúp cho tôi, các con và mọi người sự chia sẻ niềm vui và nỗi buồn. Tôi tin những người yêu âm nhạc, họ có đời sống nội tâm phong phú vô cùng.

Ca sĩ Thuỳ Dung hát 'Cầu hôn':

Đón đọc bài 4:

Vì sao Nhan Phúc Vinh từ bỏ sư phạm để theo đuổi phim ảnh?

Tình Lê

"Nếu để so sánh mức độ hồi hộp giữa thi hoa hậu với lần đầu tiên đứng lớp thì là ngang nhau. Chỉ có khác là Ngân Anh bây giờ có sự chuẩn bị kỹ càng hơn, trưởng thành hơn so với 3 năm trước", người đẹp chia sẻ.

Video liên quan

Chủ Đề