Các công trình phụ trợ là gì năm 2024

Công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò phụ trợ cho việc sản xuất các thành phần chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm…. hoặc những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế.

Lĩnh vực công nghiệp phụ trợ có thể phân chia thành 3 nhóm lớn như sau:

  • Công nghiệp phụ trợ cung cấp máy móc công cụ và trang thiết bị cho nhiều ngành công nghiệp, bao gồm công nghiệp lắp ráp, chế biến và công nghiệp hỗ trợ khác.
  • Công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp chế biến cung cấp nguyên phụ liệu cho công nghiệp chế biến như dệt may, da giày… Các ngành công nghiệp phụ trợ này trước kia không đòi hỏi nhân lực có kỹ năng cao, tuy nhiên trong thời kỳ cách mạng 4.0 khi quy mô sản xuất, các thiết bị máy móc có sự thay đổi thì yêu cầu nhân lực sẽ ở tầm cao hơn.
  • Công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp lắp ráp cung cấp linh kiện, phụ tùng cho công nghiệp lắp ráp như ô tô, xe máy, điện tử…. Các ngành công nghiệp hỗ trợ này đòi hỏi lao động có kỹ năng cao hơn, sản phẩm chủ yếu là các linh kiện kim loại, nhựa cao su, yêu cầu đáp ứng với các tiêu chuẩn chung và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm

Như vậy, ngành công nghiệp phụ trợ là một phần quan trọng trong các ngành công nghiệp quốc gia trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cấu. Nói cách khác, ngành công nghiệp ở mỗi quốc gia không thể phát triển mạnh mẽ nếu không có ngành công nghiệp phụ trợ hưng thịnh bởi nó là yếu tố xác định chi phí sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm cuối cùng.

Việt Nam có nhiều công nghiệp có thế mạnh như may mặc, giày dép, lắp ráp ô tô và xe máy… Tuy nhiên, nội lực của nền công nghiệp trong nước còn yếu, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp chưa cao, giá trị gia tăng tạo ra trong nước còn thấp. Nền công nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài, như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phụ tùng linh kiện, nguyên liệu nhập khẩu…làm quá trình sản xuất thụ động với giá cao.

Nhìn chung, ngành công nghiệp phụ trợ nước ta có thể được tóm tắt dựa trên những đặc điểm cơ bản sau:

  • Về quy mô cầu: thị trường Việt Nam cho các nhà lắp ráp, đặc biệt là các nhà sản xuất ô tô còn khá nhỏ so với dung lượng thị trường.
  • Về công nghệ: khoảng cách chất lượng giữa các công ty cung cấp trong nước và yêu cầu của các nhà lắp ráp FDI còn khá lớn. Đặc biệt nhiều nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất còn phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, trong nước chưa sản xuất được. Máy móc của các doanh nghiệp cung cấp nội địa còn lạc hậu, chưa đáp ứng được những đòi hỏi về tiêu chuẩn công nghệ đối với ngành công nghiệp phụ trợ
  • Về nguồn nhân lực: trình độ chuyên môn sâu của người lao động ở những mặt hàng phức tạp, đòi hỏi tay nghề cao còn hạn chế. Nguồn nhân lực công nghiệp còn yếu kém, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp, thiếu tính liên kết giữa khu vực sản xuất với các cơ sở đào tạo.
  • Về kênh thông tin: sợi dây liên kết giữa các công ty cung cấp trong nước và các nhà lắp ráp còn khá lỏng lẻo, thiếu một cơ sở dữ liệu về các nhà cung cấp nội địa để các doanh nghiệp lắp ráp tìm kiếm.
  • Về khả năng cạnh tranh: 70% những doanh nghiệp đang nhận các ưu đãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh của công nghiệp phụ trợ Việt Nam còn kém hơn các nước trong khu vực xuất phát do từ trước đến nay, các doanh nghiệp quốc doanh, chủ thể chính trong lĩnh vực này lại thường hoạt động theo kiểu trọn gói [sản xuất từ A đến Z], do đó, họ hầu như không có khái niệm về ngành công nghiệp phụ trợ.

III. Thực trạng ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam

Việt Nam có trên 500 doanh nghiệp sản xuất các loại linh kiện kim loại cung ứng cho các ngành hạ nguồn, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong số hơn 7.000 doanh nghiệp cơ khí của cả nước. Thị trường chính của các doanh nghiệp trong ngành là các lĩnh vực sản xuất xe máy, máy móc công- nông nghiệp, ô tô.

Linh kiện kim loại sản xuất trong nước hiện đã đáp ứng được 85-90% nhu cầu cho sản xuất xe máy; khoảng 15-40% nhu cầu linh kiện cho sản xuất ô tô [tùy chủng loại xe], khoảng 20% cho sản xuất thiết bị đồng bộ và 40-60% cho sản xuất các loại máy nông nghiệp, máy động lực và 40% cho máy xây dựng. Cung ứng linh kiện kim loại cho các ngành công nghiệp công nghệ cao hiện đáp ứng khoảng 10% nhu cầu.

  • Công nghiệp phụ trợ xe hơi

Công nghiệp sản xuất linh kiện cơ khí cho ô tô, thiết bị đồng bộ và công nghiệp công nghệ cao hiện còn gặp nhiều khó khăn. Theo Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, hiện nay cơ khí Việt Nam có thế mạnh tập trung ở ba phân ngành chính, gồm xe máy và phụ tùng linh kiện xe máy; cơ khí gia dụng và dụng cụ; ô tô và phụ tùng ô tô. Số liệu thống kê cho thấy, ba phân ngành này chiếm gần tổng số 70% giá trị sản xuất công nghiệp của cơ khí cả nước.

  • Công nghiệp phụ trợ xe máy

Công nghiệp sản xuất linh kiện kim loại cho xe máy được đánh giá là tương đối phát triển với năng lực cung ứng đạt mức cao. Do dung lượng thị trường lớn, các doanh nghiệp lắp ráp FDI tại Việt Nam đã kêu gọi được nhiều nhà cung ứng FDI đầu tư theo và xây dựng được quan hệ hợp tác với các nhà cung ứng trong nước.

  • Công nghiệp phụ trợ dệt may

Hiện nay Việt Nam phải chi trung bình hơn 2 tỷ USD để nhập nguyên liệu – bao gồm bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày… chủ yếu nguyên phụ liệu nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc. Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may vẫn còn đang gặp khó khăn do một số địa phương chưa mặn mà với việc phát triển các dự án dệt, nhuộm, do lo ngại gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, việc đầu tư, phát triển cho việc sản xuất nguyên phụ liệu rất lớn, đòi hỏi công nghệ và vốn lớn. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa quyết tâm hoặc chưa đủ nguồn lực.

  • Công nghiệp phụ trợ da giày

Nguyên phụ liệu chiếm tới 68 – 75% trong cơ cấu giá thành sản phẩm giày dép, tuy nhiên tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm da giày của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chỉ đạt khoảng 40 – 45%. Việt Nam hiện có khoảng 130 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nguyên, phụ liệu nhưng chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp trong nước đủ sức cung ứng nguồn nguyên liệu cao cấp, điều này khiến cho các nhà sản xuất da, giày gặp nhiều khó khăn trong việc chủ động đơn hàng và nguồn nguyên liệu.

Để thúc đẩy lĩnh vực sản xuất linh kiện cơ khí phát triển, trong thời gian tới Nhà nước cần có chính sách mạnh mẽ khuyến khích phát triển sản xuất các loại vật liệu chế tạo đồng thời lựa chọn phát triển có trọng điểm các ngành hạ nguồn đi kèm với khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ cho những lĩnh vực đó.

Công trình phụ trợ gồm những gì?

Công trình phụ trợ là công trình xây dựng không sử dụng cho việc thờ tự của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo gồm nhà ở, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, tường rào và các công trình tương tự khác trong khuôn viên cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.

Công trình phụ là gì?

Nhà công trình phụ hay còn được gọi là khu vực vệ sinh, hay phòng tắm và nhà vệ sinh... là nhiều cái tên để chỉ chung 1 phần cấu trúc trong căn nhà được thiết kế để sử dụng riêng cho việc vệ sinh của mỗi thành viên trong gia đình.

Chủ Đề