Các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

Những dấu hiệu bất thường cảnh báo nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm

Nốt ruồi ngày càng to: Nốt ruồi là hiện tượng bình thường trên da nhưng nếu thấy con có những nốt ruồi không đối xứng, kích thước lớn hơn 6mm và có xu hướng phát triển ngày càng to ra thì cha mẹ cần cho trẻ đi khám ngay lập tức vì nó có thể là dấu hiệu của ung thư da.

Rụng tóc: Hiện tượng rụng tóc cũng không đáng lo ngại nếu trẻ trong giai đoạn 6 tháng tuổi. Ngoài thời gian này, nếu tóc con vẫn tiếp tục rụng nhiều thì có thể do thiếu hụt vitamin hay các bệnh lý khác. Cha mẹ cũng đừng coi thường mà hãy đưa con đi gặp bác sỹ để tìm ra nguyên nhân thực sự là gì.

Thay đổi tâm trạng, hành vi: Nếu đứa trẻ đang bình thường bỗng có triệu chứng chán ăn, khó ngủ hoặc không muốn cử động nhiều trong thời gian dài thì cũng cần được đi gặp bác sỹ để được chẩn đoán bệnh.

Tăng kích thước vòng đầu: Điều này là sự phát triển hoàn toàn bình thường ở trẻ sơ sinh. Quá trình này sẽ kết thúc trong một khoảng thời gian nhất định chứ không kéo dài quá lâu. Nếu quan sát thấy kích thước đầu con thay đổi liên tục trong thời gian dài thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám vì nó là dấu hiệu của một số bệnh không thể chủ quan được.

Thính giác giảm: Khi một đứa trẻ không phản ứng trước các yêu cầu hoặc không phản ứng ngay cả khi bạn gọi tên con như thường lệ thì nên để ý và cho con đi khám. Điều này chứng tỏ thần kinh hoặc thính giác của con gặp vấn đề.

Khát nước liên tục: Việc con khát và muốn uống nước liên tục cũng là dấu hiệu chẳng thể thờ ơ ở trẻ sơ sinh. Nếu hiện tượng này xảy ra trong thời gian dài thì các bậc phụ huynh nên cho con đi khám vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường hoặc một số bệnh nghiêm trọng khác.

Ngáy to: Hiện tượng ngáy ngủ ở trẻ em không phải hiếm gặp nhưng nếu con ngáy phát thành tiếng lớn thì rất có thể hệ hô hấp của trẻ đang gặp vấn đề bất thường. Nguy hiểm hơn, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ, vì vậy cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bảo vệ trẻ khỏi ánh nắng mặt trời

Kiểm tra nhiệt độ vùng trực tràng là chính xác đối với trẻ sơ sinh. Ảnh: littlebabylife.com

Lần đầu tiên được làm cha mẹ là cảm giác tuyệt vời nhưng đôi khi cũng thật đáng sợ, đặc biệt khi trẻ bị ốm. Trẻ chỉ cần lên cơn ho hoặc bị mẩn đỏ trên da là các bậc cha mẹ đã hốt hoảng lên rồi. Làm thế nào để biết khi nào trẻ gặp vấn đề nghiêm trọng thực sự và khi nào đó chỉ là các triệu chứng không đáng ngại.

Dưới đây là 6 triệu chứng nguy hiểm xuất hiện ở trẻ nhỏ mà bạn không bao giờ nên phớt lờ.

Môi tím tái [hội chứng xanh tím]

Theo tiến sĩ Carrie Drazba, bác sĩ nhi khoa tại Đại học Y Rush ở Chicago [Mỹ], nếu môi trẻ chuyển sang màu xanh hoặc niêm mạc miệng lưỡi chuyển sang màu xanh, đây là dấu hiệu cảnh báo rằng trẻ không được cung cấp đủ lượng oxy. Tình trạng này được gọi là "hội chứng xanh tím".

Bạn nên làm gì?

Nếu trẻ bị mắc "hội chứng xanh tím" cần phải gọi 115 để đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Thở gấp

Nếu bạn thấy trẻ bị khó thở và thở nhanh, đồng thời bạn thấy trẻ phải sử dụng cơ ngực để thở khiến cho ngực trẻ bị rút lõm xuống và cánh mũi phập phồng, đó có thể là dấu hiệu của chứng suy hô hấp. Hội chứng suy hô hấp thường gặp trong các nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi ở trẻ, có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời.

Bạn nên làm gì?

Phải liên lạc ngay lập tức với bác sĩ nhi để được tư vấn và cần đưa ngay trẻ tới phòng cấp cứu.

Sốt cao trên 38OC ở trẻ sơ sinh

Nếu trẻ nhà bạn dưới ba tháng tuổi và có nhiệt độ đo được ở trực tràng trên 38OC, bạn cần liên lạc ngay với chuyên gia nhi khoa. Sốt ở trẻ sơ sinh là triệu chứng không điển hình. Nguyên nhân có thể là do cảm lạnh hoặc cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm màng não, việc điều trị hạ sốt ở trẻ sơ sinh khó khăn hơn nhiều so với trẻ lớn hơn.

Bạn nên làm gì?

Kiểm tra nhiệt độ vùng trực tràng đối với trẻ sơ sinh vì các phương pháp kiểm tra khác thường thiếu chính xác với đối tượng này.

Trẻ sơ sinh có thể sẽ phải nhập viện để làm một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây sốt. Sốt thường không phải là triệu chứng nguy hiểm ở những trẻ lớn khi hệ miễn dịch của trẻ đã hoàn thiện.

Tình trạng vàng da

Nếu da trẻ ngày càng bị vàng hơn sau sinh, trẻ có thể mắc chứng vàng da. Không phải tất cả mọi trường hợp vàng da đều nguy hiểm. Một vài trường hợp chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ tự hết đi, nhưng nếu vàng da ngày càng nặng hơn thì có thể sẽ cần phải xem xét lại.

Bilirubin được sản xuất ra bởi gan. Khi trẻ mới sinh ra, do chức năng gan của trẻ chưa hoạt động đều đặn nên bilirubin có thể tích lũy trong cơ thể và gây nên hiện tượng vàng da.

Nếu nồng độ bilirubin bị tăng vọt thì có thể ảnh hưởng đến não bộ của trẻ, gây cơn co giật và tổn thương không hồi phục.

Bạn nên làm gì?

Phần lớn các bác sĩ đều khuyến cáo các bậc cha mẹ cho trẻ ăn nhiều hơn để có thể thải trừ bilirubin qua đường phân.

Bước tiếp theo là cho trẻ tiếp xúc với tia UV [quang liệu pháp] để làm tăng giáng hóa bilirubin. Nếu nồng độ bilirubin trong máu quá cao thì cần thiết phải truyền máu.

Lưu ý rằng việc chăm sóc tại nhà hoặc quang liệu pháp là đủ để hạ thấp nồng độ bilirubin xuống một mức tiêu chuẩn mà từ đó cơ thể trẻ có thể tự thải trừ được.

Mất nước

Nếu bạn không thấy tã của trẻ bị ướt thì chúng ta nên nghĩ đến khả năng trẻ bị mất nước. Những dấu hiệu khác của tình trạng mất nước bao gồm khô miệng, mắt trũng sâu và hôn mê.

Bạn nên làm gì?

Hãy gọi ngay cho bác sĩ nhi khoa để được tư vấn. Bác sĩ có thể khuyến cáo cho trẻ bú mẹ hoặc dùng bổ sung sữa công thức. Việc bổ sung nước thường không thực sự có lợi trong những trường hợp này bởi nó có thể làm tăng lượng natri trong cơ thể trẻ và gây tình trạng co giật.

Trong trường hợp bạn thấy trẻ lờ đờ, hoặc mê man, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

Khạc nhổ ra đờm màu xanh

Trẻ em thường khạc nhổ rất nhiều như khi chúng ho, khóc, ăn quá nhiều hay do các vấn đề của dạ dày.

Tuy nhiên, vấn đề sẽ khá nghiêm trọng nếu trẻ khạc nhổ ra đờm màu xanh lá hay nôn ra đờm màu cà phê.

Đờm màu xanh lá là dấu hiệu của chứng tắc ruột cần thiết phải có can thiệp ngay. Nôn ra đờm màu cà phê là triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa. Tình trạng nôn mửa sau khi bị chấn thương ở đầu cũng cần phải được kiểm tra bởi nó có thể là dấu hiệu của sang chấn hoặc xuất huyết bên trong hộp sọ.

Bạn nên làm gì?

Tốt nhất là bạn nên đưa trẻ đến phòng cấp cứu. Cần phải ngay lập tức có sự đánh giá và kiểm tra của bác sĩ nhi khoa khi trẻ bị nôn ra đờm màu xanh hoặc màu cà phê.

Trẻ bị tổn thương vùng đầu đi kèm hoặc không đi kèm nôn mửa cũng nên được kiểm tra kỹ lưỡng. Trong những trường hợp này tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để có được biện pháp xử trí phù hợp đối với trẻ.

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Sơ sinh là giai đoạn từ khi trẻ sinh ra đến 28 ngày tuổi. Đây là giai đoạn có nhiều nguy cơ nhất trong cuộc đời vì trẻ có những thay đổi lớn để thích nghi với cuộc sống độc lập khác hoàn toàn với môi trường trong tử cung người mẹ. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu bất thường, nguy hiểm ở trẻ sơ sinh là hết sức quan trọng.

CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG Ở TRẺ SƠ SINH BAO GỒM:

  • Ngủ li bì, khó đánh thức
  • Bú ít, bỏ bú
  • Trẻ ít cử động hoặc khóc khi chạm vào 1 bộ phận trên cơ thể.
  • Thở nhanh trên 60 lần/phút hoặc thở chậm dưới 40 lần/phút hoặc có kèm theo thở khò khè, tím quanh môi, đầu chi
  • Co giật hoặc co cứng
  •  Sốt cao trên 38,5 độ hoặc hạ thân nhiệt dưới 36 độ
  • Vàng da xuất hiện sớm trong vòng 24 giờ sau sinh
  • Vàng da lan nhanh đến bụng, đùi, chân trong những ngày đầu sau sinh
  •  Vàng da tăng nhanh
  • Vàng da kèm phân bạc màu
  • Mắt trẻ bị viêm tấy hoặc chảy mủ
  • Rốn trẻ sưng tấy hoặc chảy mủ
  • Xuất hiện nhiều mụn mủ trên da của trẻ
  • Nôn liên tục
  • Bụng chướng to
  • Đi ngoài phân nhiều nước, nhiều lần hơn bình thường
  • Trẻ không đi ngoài phân su, không đi tiểu trong 24 giờ sau sinh.

Trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều, nếu trẻ ngủ say quá thì 03 – 04 tiếng cần đánh thức trẻ dậy ăn. nếu bé ngủ quá lâu mà không bú sữa sẽ dễ bị hạ đường huyết rất nguy hiểm tới sức khoẻ của trẻ. Nếu không thể đánh thức được hoặc trẻ chỉ phản ứng yếu ớt rồi lại ngủ li bì là dấu hiệu bất thường.

Cha mẹ có thể phân biệt dấu hiệu trẻ ngủ li bì với trẻ ngủ say bằng cách cho đầu ti của mẹ vào miệng trẻ, nếu trẻ có phản xạ mút tức là trẻ ngủ say, không phải li bì. Ngoài ra, có 1 số dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh mà các bậc phụ huynh cần lưu ý phát hiện sớm:

1. Trẻ bú ít hoặc bỏ bú [trẻ thường bú mẹ từ 06 – 08 lần cả ngày lẫn đêm], nếu trẻ không ngậm bú mẹ hoặc ngậm chút rồi nhả ra ngay thì gia đình cần để ý theo dõi.

2. Những trẻ bị co giật: có thể co giật cục bộ như mấp máy môi, nháy mắt, giật tay chân hoặc co giật toàn thân.

3. Trẻ thở nhanh trên 60 lần/phút hoặc thở chậm dưới 40 lần/phút [Có thể đặt nhẹ tay lên bụng trẻ và đếm nhịp thở của trẻ trong 01 phút, thực hiện 02 lần như vậy vào lúc trẻ nằm im. Nếu cả 2 lần đều thấy trẻ thở nhanh hoặc chậm là dấu hiệu bất thường]. Nếu trẻ thở khò khè, tím quanh môi hoặc đau ngón tay, ngón chân kèm theo thì rất có thể là trẻ bị suy hô hấp.

Diễn biến bệnh ở trẻ sơ sinh thường rất nhanh nên nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ thì gia đình cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh kịp thời. Việc phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm kịp thời giúp làm tăng hiệu quả điều trị, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm đe doạ đến sự an toàn của trẻ.

THEO VỤ SỨC KHOẺ BÀ MẸ VÀ TRẺ EM – BỘ Y TẾ

Video liên quan

Chủ Đề