Các loại xe máy 4 thì

14:01 04/01/2022

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại dầu nhớt xe máy khác nhau với giá thành cũng rất khác biệt. Điều quan trọng là bạn phải chọn đúng loại dầu nhớt chính hãng phù hợp cho loại xe để đạt hiệu suất hoạt động và bảo vệ động cơ cao nhất. Những hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn lực chọn tối ưu nhất:

– Chủng loại dầu nhớt: Chọn dầu nhớt có bao bì ghi rõ là dầu nhớt xe gắn máy 4 thì. Thông thường, dầu nhớt xe máy có dung tích 1 lít hay 0.8 lít. Lưu ý, đôi khi dầu nhớt xe hơi cũng có loại bao bì 1 lít nên cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn.

– Phân loại cấp độ nhớt SAE: Thông số này rất quan trọng, thể hiện độ đặc loãng của dầu nhớt và được lựa chọn tùy thuộc vào từng loại xe và tình trạng cũ, mới của xe.

– Tiêu chuẩn API: Là tiêu chuẩn phân cấp tính năng của dầu và được ký hiệu bằng 2 chữ cái sau chữ API như: API SF, API SJ, API SL…Chữ cái càng về sau, tính năng bảo vệ động cơ sẽ càng cao. Ví dụ dầu nhớt có cấp API SL sẽ tốt hơn API SJ…

– Tiêu chuẩn JASO MA và MB: Là tiêu chuẩn của Nhật Bản dành riêng cho dầu nhớt xe máy 4 thì. Dầu nhớt JASO MA [hoặc MA1 và MA2] có hệ số ma sát cao nên thích hợp hơn cho xe máy số, JASO MB thích hợp cho xe máy có hệ truyền động tự động như xe tay ga.


 

Theo ông Cao Hoài Nhân, Giám Đốc Kỹ Thuật & Sản Phẩm tại Việt Nam của Tập Đoàn Dầu Nhớt Motul – Pháp, với điều kiện đường sá, thời tiết ở Việt Nam, cấp độ nhớt và phẩm cấp của dầu nhớt xe máy 4 thì thường được sử dụng như sau:

Đối với các xe máy số thông thường: Phổ biến là cấp độ nhớt SAE 10W40, 20W40, 15W40 hoặc 20W50. Xe càng cũ, nên sử dụng cấp độ nhớt càng cao. Cấp chất lượng thông thường là API SG, SJ; SL…JASO MA hoặc MA2.

Đối với xe tay ga 4 thì: Cấp độ nhớt SAE 10W30; 5W40; 10W40; 15W40. Cấp chất lượng thường thấy là API SJ; SL, JASO MA hoặc MB.

Bên cạnh đó cũng cần tham khảo sổ tay hướng dẫn sử dụng của từng hãng sản xuất xe, trong đó có ghi rõ thông số của dầu nhớt cho chiếc xe của bạn.

Hiện nay, mọi người thường quan tâm đến vấn đề tiết kiệm xăng. Điều này tùy thuộc vào từng loại xe, tình trạng xe, chế độ bảo trì, vận hành, loại dầu nhớt sử dụng… Khuynh hướng chung là sử dụng dầu có độ nhớt càng thấp sẽ càng phát huy tính năng tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, độ nhớt của dầu cũng cần đủ để bảo vệ động cơ.

Vì vậy, cần phải cân bằng giữa hai mục tiêu này. Lựa chọn dầu nhớt tổng hợp 100% [Fully Synthetic], đặc biệt dầu có gốc Ester là giải pháp tối ưu để phát huy tính năng tiết kiệm xăng mà vẫn bảo vệ tốt động cơ và kéo dài thời gian sử dụng.

* Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng:

– Nếu sử dụng khí [gió] để thổi sạch nhớt cũ, bạn cần đảm bảo khí phải thật khô để tránh hiện tượng nhớt nhiễm nước từ khí và làm hỏng toàn bộ phần nhớt mới thay vào.

– Đối với động cơ cũ hay hao dầu nhớt, vì vậy cần kiểm tra mực dầu thường xuyên và có thể châm thêm dầu vào máy nếu dầu nằm dưới vạch quy định và chưa đến định kỳ thay.

– Đã đến định kỳ thay dầu, dù dầu trong máy còn đủ cũng phải xả bỏ hết không nên tiếc.

– Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn thường xuyên theo định kỳ.

– Đi bao nhiêu ki-lô-met thì thay dầu nhớt? Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại dầu nhớt, loại xe, tình trạng xe và chế độ sử dụng. Cách tốt nhất bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất xe để quyết định thời gian thay dầu. Một cách tham khảo và để bảo vệ tốt xe máy của bạn, có thể thay dầu sau khi sử dụng khoảng 2.000-4.000km.


 

Cảm ơn quý khách đã quan tâm! Nếu có nhu cầu mua nhớt, thay nhớt chính hãng hay tư vấn giải đáp thắc mắc, xin vui lòng liên hệ Hotline hỗ trợ mua hàng Online: 0938.82.02.02 - 0906.644.645

Tư vấn liên quan

  • Hướng dẫn tự thay nhớt xe máy tại nhà

  • Thay nhớt cho xe máy và những điều bạn cần biết

  • Dầu nhớt nào tốt cho xe máy của bạn

  • Xe tay ga nên dùng loại dầu nhớt nào?

  • Lưu ý khi thay nhớt xe máy

  • Thành phần cơ bản của dầu nhớt

Chắc chắn không còn ai xa lạ với chiếc xe máy vì chúng đồng hành cùng bạn mỗi ngày mà. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về cấu tạo xe máy và nguyên lý hoạt động của xe. Bạn có tò mò chiếc xe mình đang cầm lái mỗi ngày có cấu tạo ra sao không? Chúng ta cùng bắt đầu nhé!

Những bộ phận cấu tạo nên xe máy

Những bộ phận cơ bản cấu tạo xe máy 

Chúng ta vẫn luôn thấy những chiếc xe máy có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng. Tuy nhiên, cấu tạo cơ bản để tạo nên một chiếc xe máy đều giống nhau. Có 7 bộ phận cơ bản trong cấu tạo của xe máy.

Khung xe máy

Hầu hết, tất cả những vật dụng đều có khung cơ bản, xe máy cũng không ngoại lệ. Bộ khung là điều kiện cần để tạo nên hình hài cơ bản của một chiếc xe máy. Để bánh trước và bánh sau cân đối cần sự tinh chỉnh của khung xe máy. Đặc biệt hơn, khung xe là bộ xương quan trọng của động cơ và hộp số xe máy. 

Khung xe là bộ phận cơ bản để tạo nên chiếc xe

Nếu không có khung, xe sẽ không có bộ phận đỡ động cơ. Các thiết bị điện để khởi động xe cũng không có nơi để gắn.

Quan trọng hơn, khung xe xe chắc chắn mới có thể chịu được tải trọng. Vì xe máy phải chở người, hành lý và lại chịu ảnh hưởng lớn từ mặt đường. 

Phân loại khung xe theo 2 tiêu chí

  • Hình dạng: Có 4 hình dạng khung xe máy gồm:
  • Khung xe hình thoi
  • Khung xe hình nôi
  • Khung xe dạng xương sống
  • Khung xe dạng vọng
  • Vật liệu: Có 5 loại vật liệu sử dụng làm khung xe máy
  • Khung làm từ ống thép
  • Khung xe làm từ thép tấm
  • Khung xe kết hợp từ thép tấm và ống thép
  • Khung xe làm từ hợp kim nhôm

Tùy vào thương hiệu, phân khúc nhà sản xuất sẽ chọn chất liệu, hình dạng khung khác nhau cho xe.

Ngoài ra, các bạn có thể xem những chiếc xe đang được bày bán trên OKXE dưới đây:

Động cơ xe

Đây là bộ phận quan trọng trong cấu tạo xe máy. Nó quyết định chất lượng hoạt động của một chiếc xe.

Bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo của xe máy là động cơ

Ai mê tốc độ, muốn có trải nghiệm lái tuyệt vời sẽ thích xe có khối động cơ mạnh mẽ. Xe tăng tốc tốt không, độ lướt mượt thế nào thì động cơ là bộ phận quyết định.

Cấu tạo của xe máy ở động cơ, các mẫu khác nhau cũng được trang bị động cơ khác nhau. Có 2 loại động cơ chính là động cơ 2 thì và động cơ 4 thì.

Động cơ 2 thì

Loại động cơ này thường được trang bị ở những dòng xe đời cũ. Một số mẫu moto hiện nay cũng được trang bị động cơ 2 thì. Những chiếc xe trang bị động cơ 2 thì thường có khói trắng và tiếng pô hơi ồn. 

Động cơ 4 thì

Đây là loại động cơ phổ biến ở các dòng xe trên thị trường hiện nay. Đặc biệt là các dòng xe tay ga, các hãng sẽ trang bị động cơ 4 thì. Động cơ này có trọng lượng nặng hơn. Ngoài ra, vì nhiên liệu đốt cháy là hỗn hợp giữa xăng và không khí nên không có khói trắng.

Bình ắc quy cung cấp điện

Để khởi động hệ thống đánh lửa giúp đốt cháy nhiên liệu cần bình ắc quy. Đây là bộ phận không kém phần quan trọng ở cấu tạo xe máy. 

Ắc quy là nơi tích trữ điện, cung cấp năng lượng để kích hoạt hệ thống đánh lửa động cơ. Có 2 loại ắc quy sử dụng trên xe máy là ắc quy nước và ắc quy khô. 

Hệ thống truyền động

Để xe di chuyển được cần hệ thống truyền động. Bộ phận nhông xích dĩa là cấu tạo của xe máy cần có. Chúng có nhiệm vụ truyền năng lượng từ hệ thống động cơ đi đến bánh xe. 

Nhông sên dĩa, ở xe tay ga sẽ dùng dây curoa

Mặc dù nhông xích dĩa có cấu tạo đơn giản nhưng lại rất quan trọng. Bởi nó quyết định hệ thống vận hành của xe. Xe chạy êm không, lên xuống dốc mượt mà không thì phụ thuộc vào chất lượng của bộ truyền động.

Thắng xe

Là bộ phận rất nhỏ trong cầu tạo xe máy nhưng nó lại quyết định tính an toàn của người lái. Chức năng của thắng xe là kìm hãm tốc độ, và dừng xe trong những lúc cần thiết. Giúp người lái tránh được những tai nạn không đáng có.

Thắng xe đảm bảo độ an toàn cho người lái

Mỗi dòng xe sẽ có thao tác sử dụng thắng xe khác nhau.

  • Ở xe số: Cần sử dụng thắng trước thì bóp tay phanh bên phải. Cần sử dụng thắng sau thì đạp cần sổ ở chân phải.
  • Ở xe tay ga: Sử dụng thắng trước thì bóp phanh trái. Sử dụng thắng sau thì bóp tay phanh bên phải.

Lọc gió

Chiếm diện tích rất nhỏ trong cấu tạo xe máy nhưng nó được ví như lá phổi động cơ. Chức năng của lọc gió là lọc nguồn không khí vào trong buồng đốt. Loại bỏ những bụi bẩn, tạp chất có trong không khí để đảm bảo chất lượng nhiên liệu.

Bộ phận cung cấp luồng khí sạch cho động cơ

Nhờ lọc gió mà luôn có luồng khí sạch vào buồng đốt tăng hiệu suất đốt cháy nhiên liệu. Việc này giúp xe động cơ hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều.

Có hai loại lọc gió phổ biến là lọc gió giấy và lọc gió mút. Tùy vào loại xe hãng xe sử dụng loại lọc gió thích hợp. Sau một thời gian sử dụng bạn có thể vệ sinh hoặc thay mới lọc gió.

Bánh/lốp xe

Cấu tạo xe máy cơ bản không thể thiếu đi bánh xe, săm lốp được. Có đủ động cơ, nhiên liệu nhưng để xe di chuyển được cần có sự tiếp xúc với mặt đường. Và bánh xe chính là bộ phận giữ nhiệm vụ này. 

Là bộ phận cấu tạo xe máy duy nhất có liên kết chặt chẽ với mặt đất, giảm ma sát và giúp xe di chuyển. Ngoài ra, lốp xe cũng ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của xe đấy. Chẳng hạn như độ bám đường, phanh,khả năng chịu tải...nếu không hiệu quả thì lốp cần thay mới.

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong cấu tạo xe máy cơ bản. Ở mục tiếp theo mình cùng nói một chút về nguyên lý hoạt động của động cơ.

Nguyên lý hoạt động của động cơ xe máy

Động cơ là một trong những bộ phận quan trọng trong cấu tạo của xe máy. Cũng là bộ phận được nhiều người quan tâm nhất bởi nó ảnh hưởng lớn đến hoạt động của xe. Hiểu một chút về nguyên lý hoạt động của động cơ xe để chăm sóc, sử dụng xe đúng cách.

Nguyên lý hoạt động của động cơ 2 thì

Động cơ 2 thì hoạt động chính là ở kỳ đầu và kỳ cuối. Nhiệm vụ của kỳ đầu là sinh công và nén nước, đây là lúc piston bắt đầu đi đến một điểm cố định. Khi đó bộ phận đánh lửa sẽ đốt hỗn hợp xăng gió có trong buồng đốt trên piston.

Động cơ xe máy 2 thì

  • Quá trình đầu tiên hoạt động khi nhiệt độ tăng kéo theo áp suất tăng đẩy piston xuống.
  • Sau khi piston được đẩy lên tạo ra khoảng không gian dưới để hút không khí vào. Sau khi hút khí vào, piston nén xuống đẩy hỗn hợp khí di chuyển từ buồng nén đến xylanh nhờ ống dẫn khí. Lúc này, ống dẫn khí mở ra và đưa khí thải ra ngoài.
  • Lỗ thải khí và ống dẫn khí sẽ đóng lại sau khi hỗn hợp khí được đẩy hết ra ngoài. Cứ như vậy piston chuyển động lên sau khi áp suất ổn định trở lại, bắt đầu chu kỳ mới.

Nguyên lý hoạt động của động cơ 4 thì

Với xe sử dụng động cơ 4 thì sẽ hoạt động phức tạp hơn. Có 4 chu kỳ khi động cơ hoạt động gồm: Kỳ nạp, kỳ nén, kỳ nổ và kỳ xả. Chúng hoạt động luân phiên liên tục để đảm bảo đủ khí và nhiên liệu cho động cơ hoạt động. 

Nguyên lý hoạt động của động cơ 4 thì

Có thể thấy, một chiếc xe máy khá nhỏ nhưng cấu tạo của xe máy không hề đơn giản. Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về xe. Và có cách chăm sóc tốt cho chiếc xe của mình.

Ngoài ra, các bạn có thể xem những chiếc xe đang được bày bán trên OKXE dưới đây:

Chủ Đề