Các lỗi thường gặp khi edit truyện bằng phốthop

Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.

Lượt xem: 4,594

  1. > Xin chào mọi người! Hiện tại mình đang edit truyện tranh và gặp phải vấn đề về răng cưa trên font chữ, mặc dù nhỏ thôi nhưng nhìn rất xấu.
    Đây là lỗi xuất hiện khi mình chỉnh sửa SFX. Mình đã để chế độ sharp cho chữ. Và sau khi chuyển chữ sang Rasterize layer nếu để nguyên không di chuyển hoặc không xoay thì không sao. Nhưng nếu xoay ngang xoay dọc thì bị răng cưa ngay và cho dù có cho chữ về vị trí cũ vẫn bị.

    Đây là video về lỗi ấy của mình, mong mọi người giúp đỡ!

    
    
    ...

    Xem thêm các chủ đề cùng chuyên mục

    Hảo Hảo thích bài viết này
  2. > - Đó là điều đương nhiên trên cái gọi là bitmap. Độ phân giải và kích thước cũng là mấu chốt của việc này đó thớt. Angelo và August Lê thích bài viết này.
  3. > Đó là bình thường mà bạn, trong photoshop, khi mình xoay vật gì cũng bị vậy mà bạn, lúc trước mình xoay hình ảnh cũng bị thế, ko bik cách khắc phục sao.
    Angelo và Hồng Sơn thích bài viết này.
  4. > Bạn Convert đối tượng qua Smart Object thử xem còn bị ko.....mỗi lần transform thì chất lượng ảnh bị giãm, cho nên muốn transform nhiều lần thử cách trên xem có khá hơn ko. Angelo và Hồng Sơn thích bài viết này.
  5. > Cảm ơn các bạn đã trả lời Như vậy là đây là vấn đề đương nhiên chứ k phải do card hình như mình nghĩ ạ? Không biết ngoài smart object ra còn cách nào khắc phục k mọi ng nhỉ
  6. > Còn cách nữa bạn dung thử, nhưng hơi mất công 1 chút là bạn gõ chữ bên AI rồi copy chữ sang photoshop để ở chế độ Smart Object là được Angelo thích bài viết này
  7. > Vì thế nên mới có Id,ai Angelo thích bài viết này
  8. >

    7: Cái việc Adobe cho ra mắt Indesign và Illustrator chả liên quan gì tới việc răng cưa bitmap của Photoshop cả.

    August Lê và Angelo thích bài viết này.
  9. > tốt nhất là đem vào illus hay corel làm mà nét nhất
    chứ ảnh pixel không có ô vuông mới gọi là lạ ấy !!! August Lê và Angelo thích bài viết này.
  10. > Hik nếu mà cứ làm chữ bằng phần mềm khác xong copy vào PTS thì mất công quá các bác ạ! Như thế làm việc lại không hiệu quả. Thôi e đành sống chung với lũ vậy. Trước khi Rasterize e sẽ chỉnh chữ trước cho vừa. Lý do phải Rasterize là vì còn phải Gradient chữ cho đẹp nữa
    chứ nếu mà để bình thường không Rasterize thì k vấn đề gì À mà SmartObject vẫn bị và không Gradient được các bác ạ!

Ủng hộ diễn đàn

  1. EDIT CƠ BẢN:
  2. Những điều cần biết
  3. Clear text
  4. Typeset
  5. Cách save ảnh II. REDRAW:
  6. Các công cụ dùng để Redraw
  7. Redraw vùng đơn điệu
  8. Redraw đường speed
  9. Vẽ lại hình
  10. Nối pic đôi III. XỬ LÝ RAW:
  11. Rotate + Crop
  12. Levels
  13. Fill xám
  14. Border
  15. Clean RAW
  16. Actions Thực hiện: Mr.Cốp, phamdata99a Chỉnh sửa: hungcuonga7hp

Trước khi muốn trở thành editor, các bạn cần biết edit là gì. Editor nói đơn giản là người chèn câu thoại vào các trang truyện, edit là công việc của editor.

Dây chuyền của 1 nhóm dịch truyện [1 team hay 1 group] như sau:

nguồn [bản English, RAW…] > translator [người dịch sang tiếng Việt] > proof reader [chỉnh sửa, hoàn chỉnh bản dịch] > editor [chèn câu chữ vào trang truyện] >quality checker [chỉnh sửa, hoàn chỉnh bản edit] > có truyện tiếng Việt hoàn chỉnh > viewer [người đọc]

Trong khâu edit chia ra các công đoạn khác nhau nữa như clear text, clean, typeset. Editor là người liên hệ trực quan với người đọc [thông qua khâu nhìn] nên rất dễ để đánh giá bản edit tốt hay không. Để trở thành editor giỏi bạn cần hoàn thiện khá nhiều kỹ năng, và phải có mắt thẩm mỹ.

Edit có thể nói là vô cùng vô tận, học bao nhiêu cũng không thỏa mãn. Bài hướng dẫn này bọn mình thực hiện trên tinh thần giúp các bạn từ không biết gì về edit đến khi thành thạo các kỹ năng edit truyện, đủ để tự mình thực hiện các chap truyện yêu thích. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn có niềm đam mê.

  1. EDIT CƠ BẢN: [những điều cần biết, clear text, TYPESET, cách save ảnh]

________I.1. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT:

Những công đoạn bạn nên biết trước khi bắt tay vào edit

Việc đầu tiên mà editor nên làm là chuyển chế độ ảnh về RGB cho dễ edit nhất Image\Mode\ chọn RGB color

Sau nữa là gọi các hộp thoại Layers, History, Actions lên [việc này giúp thuận tiện hơn rất nhiều trong quá trình edit] Window\Layers Window\History Window\Actions Sao cho nó có dấu tích là được mình quen xếp 3 hộp này như hình dưới, các bạn có thể kéo thả các hộp thoại đi đâu tùy ý

Riêng hộp thoại History là tối quan trọng trong quá trình làm việc Nếu làm sai bước nào có thể vào History quay lại các bước trước Có thể dùng Ctrl+Z để quay lại bước gần nhất

Việc nữa là phải đảm bảo màu nền là màu trắng, màu nổi là màu đen [edit pic màu thì không cần] Click vào ô màu nền -> chọn màu -> OK [tương tự với màu nổi] Hoặc có thể ấn phím tắt “D” để chuyển màu nền - màu nổi về mặc định [trắng - đen] Và phím tắt "X" để đảo màu nền thành màu nổi và ngược lại

Chuyển resolution của ảnh về 72 Image / Image size -> hiện ra hộp thoại Image size

Khi ảnh có resolution 72 sẽ tránh được 1 số lỗi khi edit như chữ bật khỏi bong bóng..

Trong quá trình làm việc để thuận tiện bạn có thể dùng công cụ Zoom [phím tắt “Z”] để phóng to nơi cần xóa

hoặc các tổ hợp phím tắt [mặc định]: Ctrl + “+” : phóng to Ctrl + “-“ : thu nhỏ Ctrl + 0 : toàn hình ảnh

Giữ phím “Space” [hoặc nhấn hình bàn tay] rồi dùng chuột trái để di chuyển trong pic [chỉ dùng được khi ảnh đã zoom to ra]

Để di chuyển trong trang cũng có thể dùng Navigator gọi hộp thoại Navigator lên: Window -> Navigator

Hộp thoại hiện ra, dùng chuột kéo cái ô đỏ đến bất kỳ vị trí nào như trong hình

____I.2. CLEAR TEXT:

Clear text là công việc xóa toàn bộ phần text trong bóng thoại và khoảng trắng

Pic nguồn: thử thực hiện clear text với pic này

Công cụ Eraser [phím tắt E] Để chắc chắn các bạn click chuột phải vào biểu tượng như trong hình và chọn Eraser Tool

Ở mục Mode có 3 lựa chọn: Brush: nhiều hình dạng khác nhau và có thể thay đổi kích thước khác nhau Pencil: thường không sử dụng Block: là dạng cơ bản nhất, có 1 kích thước nhất định, phóng to hay thu nhỏ đều giữ nguyên kích cỡ [khác brush là nếu bên brush chỉnh kích cỡ to cho trang, sau đó nếu phóng to trang thì brush cũng bị phóng to] dùng thử cả 3 trạng thái này sẽ thấy sự khác nhau, mình hay dùng Brush

Trong mục Brush có các tùy chọn: Master Diameter: độ to của tẩy Hardness: độ mềm của tẩy Còn có các tùy chọn có sẵn ở dưới

Sau khi tùy chỉnh để có cục tẩy ưng ý thì bắt đầu rê chuột xóa những chỗ cần xóa [việc quá đơn giản phải không

]

Công cụ Rectang [phím tắt M] Cũng như E, để chắc chắn chọn đúng công cụ mình cần thì chuột phải chọn Rectangular Marquee Tool [hình chữ nhật] hoặc có thể chọn Elliptical Marquee Tool [hình elip] hình elip thì ít dùng hơn vì khó sử dụng, mình thường dùng hình chữ nhật

Sau khi chọn xong kéo 1 khung rectang bao trùm text cần xóa, ấn phím Delete là xong

Tương tự với công cụ Lasso [phím tắt L] Lasso Tool [vẽ tay theo ý mình, nếu chuột run không nên dùng cái này] Polygonal Lasso Tool [vẽ đường thẳng, rất hữu dụng] Magnetic Lasso Tool [bắt điểm theo kiểu nam châm]

Quan trọng khi dùng L là phải vẽ 1 vùng khép kín [trong hình dưới mình dùng Polygonal]

3 công cụ clear trên dùng cái nào tùy các bạn, miễn sao clear sạch sẽ và nhanh chóng phần này đơn giản, làm nhiều rồi sẽ quen tay thôi

Kết quả sau khi clear text

______________I.3. TYPESET:

Typeset là công đoạn chèn bản dịch vào trang truyện đã được clean Nhiều bạn nghĩ typeset là việc đơn giản, nhưng không phải vậy Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong cả quá trình edit, với mình nó chiếm tới 60% sự thành bại của 1 bản edit

Việc đầu tiên mà typesetter nên làm là chuyển mã bản dịch Tại sao phải chuyển mã bản dịch, chuyển mã bản dịch thế nào???

Font Arial, Times, Times new Roman... dùng bảng mã Unicode Font HL, Easycome... dùng bảng mã BK HCM2 Font HP dùng bảng mã VNI Windows Font Vn..... dùng bảng mã VietwareX Font VNI dùng bảng mã VNI

Bản dịch của translator thường là file text [word hoặc note pad] lưu dưới dạng mã Unicode

Nếu các typesetter dùng bộ font Unicode để edit thì không cần phải chuyển mã. Nhưng các font Unicode như Arial, Time new Roman mà chúng ta hay dùng để soạn thảo văn bản trong Micosoft Word sử dụng để edit truyện tranh thì rất xấu. Mà khi đã chọn 1 bộ font xấu để edit thì bạn có làm thế nào bản edit đấy cũng khó mà đẹp được.

Những bộ font đẹp thường không dùng bảng mã Unicode, điển hình như bộ font chuyên dùng cho edit truyện tranh là HL Comic và Easycome dùng bảng mã BK HCM2 Và đó là lý do tại sao typesetter phải chuyển mã văn bản khi nhận được bản trans của translator

Cách chuyển mã văn bản: xem ở phần Bonus 1 bên dưới

\================================================== ========

Muốn typeset đầu tiên bạn phải chọn công cụ Type tool

Dùng chuột trái kéo ra 1 ô text

Paste [ctrl + V] bản dịch đã chuyển mã vào -> nó sẽ ra thế này

Trông như lỗi font chữ ấy nhỉ

đây là do mình đang dùng font Time new roman trong photoshop Bôi đen đoạn text vừa rồi Giờ việc cần làm là hiểu chỉnh các thông số của text [như kiểu soạn thảo văn bản word ấy ] Ở đây mình chọn font chữ là [Easycome] Manga 2 Cỡ chữ 15pt Định dạng chọn smooth [và các bạn nên chọn định dạng này vì nó mịn mượt và thông dụng] Căn lề giữa, chỉ khi nào bạn thành thạo typeset rồi thì hãy nghĩ tới việc căn lề trái phải vì nó cần độ tinh tế cao Màu chữ đen trên nền trắng, hoặc trắng trên nền đen
hoặc màu xám [kick vào ô chọn màu -> chọn R: 70 G: 70 B: 70] Cách làm chữ uốn lượn xin xem tiếp ở dưới..

Có thể gọi hộp thoại Character ra bằng cách

Trong hộp Character sẽ có thêm 1 số tùy chọn cho bạn

Sau khi hiệu chỉnh thông số text xong

Hiện tại chữ đang ăn ra bong bóng, nên kéo nó nhỏ lại sao cho vừa mắt

Kick vào move tool để thoát khỏi chế độ type trong PTS

Dùng move tool để di chuyển text đến vị trí phù hợp

Có thể bạn nghĩ typeset chi có vậy, nhưng thực ra không phải vậy. Để typeset đẹp là việc rất khó khăn

Và dưới đây là 1 số nguyên tắc bất di bất dịch trong việc typeset mà mình học hỏi được trong thời gian làm edit

  • Chọn bộ font chữ sao cho phù hợp nhất với truyện [như font chủ đạo là gì, hét to nên dùng font gì để nhấn mạnh, font dùng cho lúc nhân vật suy nghĩ, hay font skill...]
  • Chọn cỡ chữ chính cho truyện. Trong 1 bộ truyện không nên thay đổi kích thước chữ quá nhiều lần [ví như cùng 1 font, pic 1 thì dùng cỡ 15pt, pic 2 lại dùng 14pt, pic 3 thì lại 17pt..
    ]
  • Trong cùng 1 trang truyện cũng vậy, với cùng 1 font chữ không nên thay đổi kích thước quá 1 lần. Và trong 1 pic cũng không nên dùng quá 3 font chữ
  • Bóng thoại hình oval được xem là đẹp tuyệt đối
  • Diện tích text chiếm 60-75% bóng thoại là hợp lý Điều quan trọng nhất khi typeset là phải đưa ra phương án typeset phù hợp với từng bubble

Thường thì với typeset lười sẽ chỉ kéo ra 1 khung thoại rồi paste bản dịch vào

Làm như vậy nhiều trường hợp sẽ tạo ra 1 bubble rất xấu [như trên], ít ra phải được thế này

Tùy vào hình dáng và kích thước của bubble mà typeset sao cho đẹp Bên cạnh đó dùng các phím , các kiểu căn lề, kéo to nhỏ khung thoại... để tạo ra hình dáng text phù hợp

Vì như pic này, các kiểu bóng thoại thường gặp gồm hình tròn, dài hoặc rộng

Còn trong pic này, chữ "Chói mắt quá!" nếu để 15pt thì sẽ ăn ra ngoài bóng thoại, nên đành cho nó nhỏ lại 12pt

Với bóng thoại chéo thì nên xoay nó cho phù hợp [khi đang dùng type tool, chỉ con chuột tới 1 trong 4 góc của khung type sẽ hiện ra mũi tên để xoay]

Khi không type theo chiều ngang được thì ta type theo chiều dọc

Và hình oval thế này được xem là chuẩn

Đối với bóng thoại đôi, như này thì không có vấn đề gì, chỉ việc tạo 2 khung type

Nhưng thế này thì khó hơn

Mình thường type thành 3 khung như sau

Khi hình ăn vào bubble, thì typeset hợp nhất là cho chữ chạy ăn theo viền của hình đó

Trên đây là 1 số kinh nghiệm của mình thôi Các bạn cứ làm thử đi, có khi đẹp và hợp lý hơn mình nhiều ấy chứ

\================================================== ========

Cách tạo bóng đổ cho text:

Chuột phải vào layer text -> chọn Blending Options

Hiện ra bảng Layer Style Kích vào chữ Drop Shadow chỉnh các thông số sao cho ưng ý rồi OK Angle: góc đổ của bóng Distance: khoảng cách bóng với chữ Spread: độ đậm của bóng Size: độ to của bóng phía dưới mình ví dụ với 2 thông số khác nhau

Cách tạo viền cho text:

Cũng như tạo bóng đổ, chuột phải vào layer text -> chọn Blending Options Hiện ra bảng Layer Style -> Kích vào chữ Stroke chỉnh các thông số cho ưng ý -> OK là xong Size: độ to của viền Position: muốn viền ăn ra ngoài, vào trong hay cả 2 Color: màu cho viền

Cách làm text uốn lượn:

Click vào nút như trong hình [nút này chỉ có khi pts đang ở chế độ type]

Hiện ra bảng Warp Text. đến đây các bạn tự nghịch nghịch các thông số sao cho ra được 1 hình dáng text phù hợp và đẹp so với khung truyện là được [tùy cảm nhận mỗi ng thôi] Ở dưới mình đưa ra 3 ví dụ

________________________I.4. CÁCH SAVE ẢNH:

Mọi người thường save ảnh theo kiểu Ctrl + S, chọn JPG hoặc PNG nhưng hãy quên cách làm này đi vì nó không hiệu quả.

Giới thiệu: Cách save Ctrl + S nảy sinh ra vấn đề, về chất lượng và dung lượng. Cái chúng ta cần là chất lượng cao mà dung lượng thấp. Nếu Ctrl + S save theo cách thường thì: - Nếu ưu tiên chất lượng cao => dung lượng sẽ lớn - Nếu ưu tiên dung lượng thấp => chất lượng sẽ thấp Cách save dưới đây sẽ khắc phục được vấn đề nêu trên, chất lượng cao mà dung lượng lại thấp. Tại sao lại cần phải như vậy? - Chất lượng cao là điều bất kỳ nhóm dịch nào cũng hướng tới, điều này miễn bàn. - Dung lượng thấp để tiết kiệm thời gian upload, tiết kiệm dung lượng lưu trữ và đặc biệt là giúp người đọc download và load trang nhanh hơn. Hãy thử tưởng tượng 1 chap dung lượng 10mb và 1 chap dung lượng 5mb, chất lượng như nhau -> bạn chọn cái nào!? Giữ nguyên chất lượng mà ta tiết kiệm được tận 5mb dung lượng 1 chap -> 1 vol tiết kiệm được 25mb -> 1 bộ truyện tiết kiệm được đến cả gb. Điều đó có lợi tới bao nhiêu bạn hãy tự trải nghiệm..

Thực hiện: File -> Save for Web Devices… [hoặc tổ hợp phím tắt Alt+Shift+Ctrl+S]

Từ đây cũng sẽ xuất hiện rất nhiều vấn đề phát sinh từ cách save này, đó là chọn định dạng hợp lý, cùng những thông số làm nên chất lượng của một bức ảnh.

1. Pic màu:

Chọn như hình trên: - Định dạng: JPG - Chất lượng[Quality]: từ 60-80 tùy vào từng trường hợp, hãy chọn giá trị thấp nhất mà chất lượng ảnh vẫn tốt. Tùy bản PTS mà trông cái bảng này có khác đi chút xíu nhưng chỉ cần chú ý vào những phần như ở hình thôi.

2.Pic đen trắng không có vùng chuyển màu[Gradient]: --- Khái niệm vùng chuyển màu: đại khái là như pic dưới đây

Từ trái qua phải, màu đen chuyển dần qua xám sang trắng --- Thực hiện:
Chọn như trên: - Định dạng: PNG-8 [Mac OS] - Giá trị Color thay đổi tùy thuộc vào từng pic, pic trong ví dụ trên để Color là 16 nhưng thực ra giảm xuống 12 chất lượng vẫn ổn. Bằng mắt của mình hãy chọn một giá trị phù hợp để chất lượng hình ảnh đảm bảo mà dung lượng thì nhỏ nhất, có thể tăng hoặc giảm với mốc là 16.

3.Pic đen trắng có vùng chuyển màu[Gradient]:

Có 2 cách: - Cách 1: như pic màu [định dạng JPG, chất lượng chọn trong khoảng 60~80] - Cách 2: cách 1 có nhược điểm là trong một chap, các pic khác save PNG hết tự nhiên lại ở đâu ra một pic JPG. Và cách 2 này giải quyết được điều đó, tuy nhiên dung lượng lại hơi cao hơn một chút so với cách 1, đây cũng là nhược điểm của cách 2 này. Hình gốc: [đã bị cắt bớt đi cho gọn]

----- Thực hiện:
Chọn như trên: - Định dạng: PNG-8 [Selective] - Giá trị Color thay đổi tùy thuộc vào từng pic, nhưng để hình được đẹp thì giá trị này thường khá cao, như hình trên để 64 nhưng thật sự nhìn vẫn chưa mượt lắm. Những phần bôi đỏ ở phía giữa và bên trái hình trên là vùng chuyển màu, nếu save PNG-8 [Mac OS] thì sẽ bị như sau, nhìn và so sánh nhé:

[hình chỉ mang tính chất minh họa cho việc so sánh]

Dễ thấy rằng phần bên phải bị vỡ hạt, nhìn rất xấu so với phần bên trái.

Kết luận

  • Pic màu: save JPG
  • Pic đen trắng [không có vùng chuyển màu]: save PNG-8 [Mac OS]
  • Pic đen trắng [có vùng chuyển màu]: save JPG hoặc PNG-8 [Selective]

II. REDRAW: [các công cụ dùng để redraw, redraw vùng đơn điệu, redraw đường speed, VẼ LẠI HÌNH, nối pic đôi]

________II.1. CÁC CÔNG CỤ DÙNG ĐỂ REDRAW:

Giới thiệu về 3 công cụ Healing Brush Tool [J], Pattern Stamp Tool [S], Pen Tool [P]

Công cụ HEALING BRUSH TOOL:

Chọn công cụ Healing Brush Tool [phím tắt J]

chọn độ to của gôm chế độ Mode thường chọn là Normal hoặc Replace

Giữ phím Alt + click vào điểm nguồn sau đó miết cục gôm như hình dưới sẽ ra được hình giống điểm nguồn

Tùy vào trường hợp mà dùng Normal hay Replace [đa số là dùng replace, normal thì dùng cho vùng chuyển màu]

Công cụ PATTERN STAMP TOOL:

Chọn công cụ Pattern Stamp Tool [phím tắt S]

chỉnh các thông số của cục gôm Chọn loại pattern

Dùng cục gôm miết thử vài đường sẽ ra loại pattern mà bạn vừa chọn

Công cụ PEN TOOL:

Các bạn chịu khó đọc hết phần này, nó là những gì cơ bản nhất của Pen Tool. Khi thành thạo phần này rồi thì có thể vẽ rất nhiều thứ

Chọn công cụ Pen Tool [phím tắt P]

Chọn các hiệu chỉnh thế này

Có thể mở hộp thoại Work Path lên bằng cách Windows/Paths

Hộp thoại Work Path dùng để quản lý toàn bộ các nét vẽ bằng Pen Tool

Trước hết hãy thử làm quen với P Vẽ đường thẳng:

  • click vào 1 -> click vào 2 -> ra đường chéo như ở dưới
  • click vào 3 -> giữ shift + click vào 4 -> ra đường thẳng với khung hình
  • tương tự với điểm 5 và 6
  • click vào 7 -> giữ shift + click vào 8 -> ra 1 đường chéo 450
  • thực hành với các điểm 9 đến 13 PS: để thoát khỏi chế độ vẽ của Pen Tool, các bạn ấn phím Esc hoặc ấn lại vào công cụ Pen Tool

Vẽ 1 hình khép kín [điểm click cuối cùng trùng với điểm click đầu tiên] ví dụ như click vào điểm 15 -> 16 -> 17 -> 15 [18] sẽ ra hình tam giác như ở dưới

Vẽ đường cong: phần này phức tạp lắm

  • click vào 1 -> nhả chuột -> click vào 2, giữ chuột kéo tới 3 [cái đường mà xuất hiện khi ta kéo từ 2 đến 3 là đường định hướng]
  • click vào 4, giữ chuột kéo tới 5 -> nhả chuột -> click vào 6, giữ chuột kéo tới 7 [khi 2 đường định hướng ngược chiều nhau sẽ cho ra hình vòng cung]
  • click vào 8, giữ chuột kéo tới 9 -> nhả chuột -> click vào 10, giữ chuột kéo tới 11 [khi 2 đường định hướng cũng chiều nhau sẽ cho ra hình lượn sóng]
  • click vào 12, giữ chuột kéo tới 13 -> nhả chuột -> click vòa 14, giữ chuột kéo tới 15 -> nhả chuột -> click lại vào 12 -> ra hình khép kín

Giờ ta thử vẽ 1 hình khó hơn xem sao

  • click vào 1, giữ chuột kéo tới 2 -> nhả chuột -> click vào 3, giữ chuột kéo tới 4 -> nhả chuột [không có vấn đề gì nhỉ]
  • giữ phím Alt + click vào 4 [để cắt đường định hướng tại điểm 4 đi] -> click vào 4, giữ chuột kéo tới 5 -> nhả chuột
  • click vào 6, giữ chuột kéo tới 7 -> có kết quả

Thực hành tiếp với hình này

  • click vào 1 -> nhả chuột -> click vào 2, giữ chuột kéo tới 3 -> nhả chuột
  • giữ phím Alt + kéo 4 vào trùng với 2 -> đường cong từ 1 đến 2 sẽ biến thành đường thẳng
  • click vào 5, giữ chuột kéo tới 6 -> nhả chuột
  • click vào 7 -> giữ Alt + kéo 6 vào trùng với 5 -> đường cong từ 5 đến 7 sẽ biến thành đường thẳng
  • ta có kết quả rồi

Để di chuyển đường path, ta chọn Path Selection Tool

click vào 1 điểm trên đường path và di chuyển

Để thay đổi góc xoay, thay đổi độ dài của đường path, ta chọn Direct Selection Tool

click vào 1 điểm trên đường path để xoay và điều chỉnh ngắn dài
Hoặc bạn cũng có thể giữ phím Ctrl để thực hiện Direct Selection

Có thể thêm điểm cho đường path bằng Add Anchor Point Tool

  • Vẽ 1 đường path bất kỳ
  • chọn Add anchor point tool
  • click vào 1 điểm trên đường path đã vẽ
  • giờ con chuột mặc định sẽ là Direct selection tool, click vào điểm vừa thêm, giữ chuột và di chuyển

Xóa điểm trên đường path bằng Delete Anchor Point Tool

  • Vẽ 1 đường path nhiều hơn 2 điểm [để khi xóa đi 1 điểm nó vẫn còn là 1 đường]
  • chọn Delete anchor point tool
  • click vào điểm cần xóa [điểm ở giữa]
  • kết quả điểm đầu sẽ nối với điểm cuối, vì điểm ở giữa đã bị xóa [thành 1 đường thẳng]

Ứng dụng của đường path: Sẽ là vô dụng khi P chỉ vẽ ra những đường path mà không dùng để làm gì Stroke path sẽ biến đường path thành những nét vẽ

Sau khi vẽ path, chuột phải chọn Stroke Path

Lưu ý: Trước khi stroke phải chọn Brush [hoặc pencil] ưng ý đã
đây là kết quả với 2 cách stroke trên cùng 1 đường path

Với 1 đường path kín [điểm đầu trùng điểm cuối], ta còn có thể Fill [tô màu] và Make selection [tạo vùng chọn]

đây là kết quả

_____II.2. REDRAW VÙNG ĐƠN ĐIỆU:

Là khi chữ dính vào những vùng có 1 màu nhất định hoặc mô đun giống hệt nhau

Thử làm với pic này nhé

Ở đây có 3 vùng ta cần clear

Với vùng 1 thì không có vấn đề gì clear text như bình thường thôi

Cả vùng 2 cũng vậy chỉ khác so với vùng 1 là phải chọn màu nền trùng với màu mà chữ đè lên click vào ô màu nền -> hiện ra bảng chọn màu -> click chuột vào điểm màu nguồn

Vấn đề thực sự ta cần thực hành ở phần này là vùng 3 [chữ "dawn ..."]

Khi zoom thật to pic này lên thì thấy vùng mà chữ "dawn ..." đè lên là 1 mô đun giống hệt nhau như hình dưới khoanh chính xác vùng đó lại bằng M

chọn Edit -> Define Pattern... để tạo pattern mới

đặt tên cho pattern vừa tạo

Chọn công cụ Pattern Stamp Tool [S] rồi chọn pattern vừa tạo

Tạo layer mới bằng tổ hợp phím Ctrl + Shift + N hoặc click như hình sẽ hiện ra 1 bảng -> đặt tên cho nó -> OK sẽ hiện ra layer mới

Lấy con chuột miết lên phần chữ

Để hiểu rõ hơn về layer mới này, bạn thử ẩn layer gốc đi [ấn vào hình con mắt ở layer gốc] sẽ thấy những gì mình vừa vẽ ra ở layer vừa tạo

Dùng E [tẩy] xóa đi những đoạn thừa của layer 1, xóa nhầm đoạn nào thì ctrl + Z quay lại

Như vậy là đã redraw xong pic này

Ngoài ra còn 1 cách khác nữa, là dùng Healing Brush Tool [J] cách dùng J đã hướng dẫn ở phần trên rồi chọn con chuột vừa phải, ở đây mình chọn 7px giữ phím Alt + click vào điểm nguồn chế độ Mode chọn Replace phần Sample chọn All layer

Cũng tạo layer mới

Dùng chuột miết lên phần text cần redraw

ví dụ làm ẩu nên hơi xấu
các bợn thông cảm bỏ qua cho

____________________II.3. REDRAW ĐƯỜNG SPEED:

Speed lines là đường thể hiện tốc độ, hiệu ứng chuyển động, rất hay gặp trong truyện tranh Và chữ rất hay ăn vào đường này nên đây là kiểu redraw thường gặp

Thử với pic dễ trước nhé

Việc đầu tiên khi redraw luôn là xóa phần text đó đi nhớ là chỉ xóa text thôi, không xóa lan sang các phần khác

Dùng J để redraw pic này chế độ mode chọn Replace phần Sample chọn All Layers

alt + click lấy điểm nguồn là các phần trong khung đỏ

tạo layer mới, miết con chuột sang những phần ta vừa xóa

so sánh kết quả nhé

Tiếp với 1 speed line khó hơn

Và việc đầu tiên vẫn vậy, xóa text Trong pic này ta thấy các đường speed không rõ ràng, không rõ điểm đầu cuối, nói chung là xấu, nên ta cần vẽ lại hoàn toàn speed lines chứ không chỉ đơn thuần vẽ lại vùng bị chữ đè

Tạo layer mới để vẽ lại các đường speed trên layer này Dùng Lasso Tool vẽ ra 1 đường speed line mới

Fill màu đen cho vùng chọn vừa tạo [Alt + Backspace với màu nổi là màu đen]

Làm tương tự như vậy với tất cả các đường speed còn lại

Ẩn layer gốc đi, ta sẽ thấy các đường vừa vẽ

Giờ xóa các đường speed cũ ở layer gốc đi xóa cả các phần ăn vào hình mà ta vừa vẽ ra ở layer mới

So sánh trước và sau nhé, speed lines mới đã chuẩn hơn

Tuy nhiên, có 1 vấn đề là dùng Lasso để khoanh vùng chọn của từng đường rất lâu pic này có ít đường speed nên còn đỡ, chứ gặp pic cả trăm speed lines thì

Giải pháp là sử dụng Line Tool, 1 công cụ hữu dụng nữa của editor

Chọn công cụ Line Tool [phím tắt U]

Chỉnh các tùy chọn như sau Weight thường từ 1-3 px, nếu chọn to quá đường line sẽ rất dài và to đó Trong bảng Arrowheads: tích vào End Wildth 100% Length 5000% Concavity 50%

Ví dụ vẽ ra 1 đường line 1px

Bên cạnh mình vẽ tiếp đường line 2px

Cứ như vậy, vẽ hết các speed lines

Ẩn layer gốc đi xem ta vừa vẽ được gì

Giờ thì lại xóa các speed lines ở layer gốc đi, cả những phần ăn vào hình ở layer mới -> ta sẽ được kết quả

___________II.4. VẼ LẠI HÌNH:

Đây là khó khăn thật sự với tất cả các editor Cần thành thạo các kỹ năng trên và có tính tỉ mỉ, kiên nhẫn

Lấy ví dụ redraw 1 pic dễ dễ thui

Xóa text, đương nhiên

Tạo 2 layer mới đặt tên là "redraw" và "pattern". layer "redraw" ở trên layer "pattern"

Chọn layer "redraw" dùng Pen Tool vẽ lại các đường bị mất

Stroke đường vừa vẽ với brush 2px

Có 1 số đoạn thừa ra do brush 2px hơi to khoanh những vùng đó lại lasso

Xóa đi [hoặc cũng có thể xóa bằng tẩy, không cần lasso cũng được]

Sau khi xóa hết các đoạn thừa, ta có các nét đã vẽ lại

Giờ chọn layer gốc, khoanh 1 vùng mô đun lại Edit -> Define Pattern [tạo pattern mới]

Chọn layer "pattern" Dùng đến S, chọn pattern vừa tạo ra Quét vào các phần text cần redraw

Xóa các phần quét thừa đi

Ta có kết quả redraw rồi

Redraw là phần không tránh khỏi của 1 editor! Có thể bạn clear text + typeset chỉ mất 2 tiếng 1 chap, nhưng hãy dành 1 tiếng cho 1 pic redraw -> tác phẩm của bạn sẽ trở nên giá trị hơn rất nhiều Bài tut trên đây chỉ là những gì cơ bản nhất, nó giúp các bạn nắm được kiến thức về redraw Hy vọng sẽ giúp các bạn redraw nhanh chóng và đẹp mắt được mọi pic.

__________________II.5. NỐI PIC ĐÔI:

Trong 1 số trường hợp, pic đôi sẽ bị chia làm 2 pic đơn Do vậy ta cần nối 2 pic đơn này lại thành pic đôi để trả ảnh về nguyên gốc của nó

Ví dụ với 2 pic này

Đầu tiên kiểm tra size của cả 2 pic ở đây cả 2 pic là 800x1167 [ảnh trên đã được resize cho bé đi] Tiếp theo cần tạo 1 pic đủ lớn để chứa cả pic này Bật pic ở bên trái lên [ta sẽ mở rộng pic này ra để nối cả pic ở bên phải vào] chọn Image -> Canvas size

Hiện ra hộp thoại Canvas size

Ở đây ta muốn mở rộng ảnh về phía bên phải thì ấn vào mũi tên chỉ sang trái

Chọn đơn vị là pixels Vì ảnh bên dưới có size là 800 chiều ngang, nên ta điền vào khoảng 850 [tính cả phần ảnh bị mất đi nữa, cái này áng trừng sao cho đúng thôi, thừa thì crop cắt đi, thiếu thì canvas size tiếp sao cho vừa] và nhớ là màu nền phải là màu trắng nhé, không thì kỳ lắm bấm OK

Ta sẽ được 1 pic như thế này

Dùng Move Tool [phím tắc V] kéo pic bên phải vào pic vừa canvas size -> thành 1 layer mới [hoặc cũng có thể ctrl + A -> ctrl + C pic bên phải -> chọn pic đã canvas rồi ctrl + V]

Chọn move tool di chuyển sao cho 2 pic ăn khớp với nhau Vẽ thêm những phần bị thiếu [kỹ năng như redraw]. Như hình dưới là 1 pic đôi được nối hoàn chỉnh

III. XỬ LÝ RAW: [rotate + crop, levels, fill xám, border, CLEAN RAW, actions]

____________III.1. ROTATE + CROP:

Rotate là xoay thẳng đứng trang truyện. Ctop là cắt đôi trang RAW ra thành trang đơn.

ROTATE:

Rotate là thủ thuật xoay sao cho ảnh thẳng đứng, vì trang RAW thường không ngay ngắn luôn cho chúng ta dùng Tại sao phải xoay: 1 là xoay thẳng ảnh sẽ đẹp hơn, 2 là khi xoay trang thẳng rồi sẽ thuận tiện hơn cho editor làm các bước sau này

Ví dụ 1 pic thế này

Để kiểm tra xem ảnh đã thẳng chưa, chúng ta không nên nhìn bằng mắt thường [vì như vậy rất khó để nhận ra những ảnh chỉ lệch 1 chút] ta bật thanh Ruler lên View -> Rulers [hoặc phím tắt là Ctrl + R]

giờ sẽ xuất hiện 2 thanh ruler ở trên và bên trái khung hình chỉ con chuột vào thanh ruler, kéo ra 1 thanh guide [thanh màu xanh như trong hình ấy] sao cho thanh guide sát với khung truyện

Ta có thể thấy là trang truyện này chẳng thẳng 1 tí nào cả vậy nên ta cần xoay trang truyện sao cho thẳng Để làm việc này, ta dùng Ruler tool [phím tắt I]

Dùng chuột kéo 1 đường thẳng trùng với khung truyện, kéo từ đầu cho tới cuối khung [trong ảnh là mình mới kéo có 1 đoạn thôi đấy ]

Chọn Image -> Imagerotation -> Arbitrary…

Hiện ra bảng sau lúc này máy tính đã xác định được độ lệch của khung truyện [ở đây là 0.37 đó]

Chỉ việc bấm Ok là xong giờ bạn có thể thấy khung truyện đã thẳng tắp với thanh guide

CROP:

Trang RAW thường được scan thành trang đôi, nên khi edit ta cần cắt đôi từng trang ra. Để nguyên trang đôi thì size width của truyện quá lớn và chẳng ai làm thế cả.

Lấy luôn ví dụ là pic trên, đây là RAW thường thấy [được scan thành trang đôi]

Chọn công cụ Crop Tool [phím tắt C]

Nếu bạn muốn crop ra 1 khung hình với kích thước nhất định thì chỉnh các thông số sau Chiều rộng, chiều dài [nhớ đơn vị là pixel thì phải thêm "px" ở sau. Ví dụ 600 thì ghi vào là "600 px"] Resotulion chọn 72 [đương nhiên] Còn không cần kích thước định sẵn thì bỏ qua khâu này

Sau khi chọn C rồi thì kéo ra khung mà mình muốn crop

Kick đúp vào bên trong khung đó [hoặc bấm phím Enter] Ta sẽ được kết quả

Vậy là crop xong rồi

đơn giản vậy thôi

__________III.2. LEVELS:

Levels dùng để cân chỉnh màu sắc trong PTS Sử dụng với tất cả các loại RAW Và Levels đóng vai trò tối quan trọng việc clean RAW

Trước tiên thì bật pic cần xử lý levels lên Chọn Adjustments -> Levels… [hoặc bấm phím tắt là Ctrl+L ]

Sẽ hiện lên bảng Levels như sau:
Cần chú ý vào 2 phần:

  • Phần gồm 1’, 2’, 3’ >>> dùng cho levels bằng cách Color pointer
    [cách 1]
  • Phần gồm 1, 2, 3 >>> dùng cho levels bằng cách kéo tay [cách 2] 1 và 1’ dùng để xử lý vùng màu đen 2 và 2’ dùng để xử lý vùng màu xám [ko đen cũng ko trắng =.=” ] 3 và 3’ dùng để xử lý vùng màu trắng [chú ý cái đoạn bôi đỏ này nhé, quan trọng đấy]

Cách dùng: Vì levels bằng cách 1 dễ hơn nên hướng dẫn trước, cách 2 để sau

Cách 1:

  • Click vào 1’ và chấm vào vùng màu nào “cần phải đen”
  • 2’ ít dùng
  • Click vào 3’ và chấm vào vùng màu nào “cần phải trắng”

Minh họa:

Các bước: đúng lý thuyết ở trên mà làm theo thôi, Ctrl + L để mở bảng levels

Vẫn chưa được đẹp lắm, vậy nên làm lại lần 2 Với trường hợp pic này màu đen đã tạm ổn thì có thể thôi, nhưng màu trắng thì chưa được, level tiếp lần nữa. Thường thì vùng màu đen sẽ xử lý dễ hơn vùng màu trắng. Chú ý lần này phải chấm đúng chỗ cần chấm, ko chấm lung tung vào một vùng như lần 1 được

Ctrl + L mở bảng levels lên lần nữa

Tìm xem chỗ nào “bẩn” nhất OK
  • Ctrl + L mở bảng levels, kéo 3 sang trái => OK
  • Ctrl + L mở bảng levels, kéo 2 sang phải [lần 2] => OK Một lần levels có 4 bước trên, 4 bước này ko liên quan đến nhau nên khi kéo đến giá trị phù hợp thì OK sang bước sau Ctrl + L mở bảng levels tiếp, cách làm này khó! ở chỗ kéo đến đâu là vừa? Câu trả lời là phụ thuộc vào khả năng, mắt nhìn thấy đẹp là được, nói chung là cần kinh nghiệm. Vẫn lấy hình ở trên:
  • Các bước: [nhớ là 4 bước rời rạc, kéo đến giá trị phù hợp thì bấm OK, rồi mở bảng levels kéo tiếp nhé]

    Kết luận Trên đây là 2 cách levels, RAW đẹp thì levels nhẹ, còn xấu như ví dụ trên thì phải làm cẩn thận và nhiều lần. Khi levels cần phải kết hợp linh hoạt 2 cách levels trên. Với cách levels bằng cách kéo tay có thể dùng action để làm nhanh, áp dụng với những pic giống nhau, thường là cùng bản RAW. Còn với cách Color pointer thì chỉ có cách làm thủ công, thường dùng trong việc kiểm tra chất lượng [Quality Check]

    Trên đây dùng bản RAW bộ Origami Fighter, có thể dùng pic này rồi làm theo y hệt như trên để thực hành

    _________________________III.3. FILL XÁM:

    Sau khi clean, nhiều trường hợp sẽ để lại vùng xám loang lổ và hơi bẩn Fill xám sẽ khắc phục được hiện tượng này

    Ví dụ với pic này nhé //i1092.photobucket.com/albums/...20tinh/234.jpg Vùng xám hơi nhòe và bẩn -> xấu

    Để fill xám ta làm như sau: Shift + Q để Enter Quick Mask Chọn Brush [B] rồi tô vùng xám

    Tô cho đến hết vùng xám thì thôi

    Tô xong rồi thì lại Shift + Q để Exit Quick Mask Ta sẽ được 1 vùng chọn ngoài những vùng ta vừa tô

    Nhưng cái ta cần xử lý ở pic này là vùng xám mà ta vừa tô nên Ctrl + Shift + I để đảo ngược vùng chọn Giờ thì ta đã có vùng chọn là vùng xám mà ta vừa tô khi ở chế độ Quick Mask

    Ctrl + Shift + N tạo layer mới, đặt tên là "vung xam"

    Chọn Pattern Stamp Tool [S] chọn Brush cỡ to [để bôi cho nhanh] chọn mẫu Pattern ưng ý với pic này [pattern lấy ở đâu: tự sưu tầm các mẫu pattern đẹp của các nhóm khác hoặc tự mình làm ra thôi, chứ không có sẵn đâu

    Chủ Đề