Các ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt 2023

[Chinhphu.vn] - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa phát thông cáo báo chí về việc ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2021/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Thông cáo cho biết, ngày 28/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký ban hành Thông tư số 13/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2021/TT-NHNN ngày 6/7/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Thông tư số 13/2022/TT-NHNN gồm 04 Điều, 03 phụ lục sửa đổi, bổ sung, bãi bố một số điểm, khoản, điều và thay thế một số phụ lục của Thông tư số 08/2021/TT-NHNN.

Thông tư số 13/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực kể từ ngày 28/10/2022.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [NHNN] chi nhánh tỉnh Thanh Hóa vừa thanh tra hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân [QTDND] Vân Sơn [huyện Triệu Sơn], qua đó cho thấy hoạt động của quỹ bộc lộ nhiều yếu kém, tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực từ các vi phạm đã xảy ra trước đây.

Theo kết luận thanh tra, những yếu kém của QTDND Vân Sơn là không thể khắc phục, do số tiền cho vay vi phạm pháp luật quá lớn [hơn 18 tỷ đồng].

Các cá nhân vi phạm gồm ông Lê Quang Đức - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị và bà Lê Thị Lan - nguyên Phó Giám đốc QTDND Vân Sơn, đã bị khởi tố và không còn tài sản để khắc phục hậu quả.

Lỗ lũy kế tính đến hết tháng 8/2022 của QTDND Vân Sơn là hơn 12 tỷ đồng, gấp gần 5 lần vốn điều lệ và các quỹ ghi trong báo cáo tài chính. Nếu thực hiện phân loại nợ đúng quy định và trích lập đủ dự phòng rủi ro theo kết quả thanh tra thì số lỗ lũy kế của quỹ là gần 40 tỷ đồng.

Ngày 8/9, NHNN chi nhánh Thanh Hóa đã ban hành quyết định đưa QTDND Vân Sơn vào diện kiểm soát đặc biệt, kể từ ngày 12/9.

Hiện nay, NHNN Thanh Hóa đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, địa phương liên quan tuyên truyền sâu rộng, kịp thời đến người dân, khách hàng về hoạt động của QTDND, ổn định tâm lý người gửi tiền, bảo đảm an ninh - trật tự xã hội tại các địa phương có QTDND hoạt động...

Tiền phong

Các giao dịch ngân hàng nghi ngờ bị kiểm soát đặc biệt

Các giao dịch ngân hàng bị nghi ngờ tới đây sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Phòng chống rửa tiền – Ảnh: TL.

[TBKTSG Online] – Luật Phòng chống rửa tiền đang được lấy ý kiến tiếp thu tại kỳ họp Quốc hội ngày 22-5 đã mở rộng đối tượng chịu sự kiểm soát của luật. Đó là những người có quan hệ thân thích, ruột thịt với các cá nhân người nước ngoài có ảnh hưởng chính trị.

Dự thảo trước đây của luật chỉ quy định đối tượng chịu sự kiểm soát các hoạt động giao dịch có thể gây nghi ngờ [nghi ngờ rửa tiền] tại Việt Nam là cá nhân có ảnh hưởng chính trị [cá nhân được giao giữ những chức vụ cao cấp tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài].

Nhưng trong quá trình lấy ý kiến gần đây, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quyết định bổ sung việc kiểm soát cả những giao dịch đáng ngờ của cha, mẹ, vợ, chồng, con cái, anh em ruột của các cá nhân trên vào đối tượng điều chỉnh của dự luật.

Việc mở rộng đối tượng này, theo giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội là làm theo khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế. Theo đó, mối quan hệ kinh doanh của các thành viên trong gia đình và những người có quan hệ mật thiết với các cá nhân có ảnh hưởng chính trị hàm chứa những rủi ro danh tiếng tương tự như chính những người đó.

Do vậy, các giao dịch tài chính thực hiên tại Việt Nam khi bị nghi ngờ hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc từ phạm tội mà có hoặc liên quan đến rửa tiền sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật rửa tiền, được tiến hành bởi Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an và các bên liên quan.

Tuy nhiên, dự luật này lại không đưa các cá nhân có ảnh hưởng chính trị và những người có quan hệ ruột thịt, mật thiết với họ là người Việt Nam vào đối tượng điều chỉnh.

Nếu dự luật này được thông qua cuối kỳ họp và dự kiến áp dụng từ đầu năm 2013 thì một số giao dịch sẽ bị giám sát đặc biệt, nhất là các giao dịch phức tạp, có giá trị lớn và bất thường.

Mức độ giao dịch cụ thể lên đến giá trị bao nhiêu được xem là giá trị lớn được Quốc hội ủy quyền cho Chính phủ quy định cụ thể.

a] Giao dịch phức tạp, có giá trị lớn, bất thường;

b] Giao dịch với tổ chức, cá nhân tại quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền hoặc danh sách cảnh báo.

Đối tượng báo cáo phải kiểm tra cơ sở pháp lý và mục đích của giao dịch; trường hợp có nghi ngờ về tính trung thực, mục đích của giao dịch, đối tượng báo cáo phải lập báo cáo về giao dịch đáng ngờ gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và có thể từ chối giao dịch đó.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề