Các văn bản liên quan đến thi đua khen thưởng

[So với hiện hành, yêu cầu có thêm tính thống nhất đối với công trạng, thành tích đạt được; không còn yêu cầu “tính chất” khen thưởng]

+ Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó; [Điểm mới]

+ Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. [Điểm mới]

[So với hiện hành, không còn quy định về nguyên tắc kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất]

- Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.

Luật Thi đua, khen thưởng 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 thay thế Luật Thi đua, khen thưởng 2003, Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005, Luật Thi đua, Khen thưởng 2003, Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009, Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013, Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi, Luật Thi đua, Khen thưởng, Luật di sản văn hóa sửa đổi, Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi, Khongso, Dự thảo Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi

Ngày 04/11/2019, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký ban hành Thông tư số 12/2019/TT-BNV quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

Ảnh minh họa [Nguồn: Internet]

Theo Thông tư, đối với các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của bộ, ban, ngành, tỉnh, việc đánh giá, công nhận mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phạm vi ảnh hưởng của các thành tích do bộ, ban, ngành, tỉnh quy định.

Người đứng đầu Bộ, ban, ngành, tỉnh có thẩm quyền khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng, có trách nhiệm công khai tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng Huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” trên phương tiện thông tin thuộc thẩm quyền quản lý: Cổng thông tin điện tử, Tạp chí, Báo ngành, địa phương trước khi Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh họp xét khen thưởng.

Việc lấy ý kiến của nhân dân, trên phương tiện thông tin và kết quả xử lý thông tin [kể cả đơn thư khiếu nại, tố cáo nếu có] phải báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh trước khi quyết định khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.

Cơ quan có thẩm quyền căn cứ đối tượng, chức năng, nhiệm vụ được giao và thành tích đạt được của tập thể, cá nhân để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng các hình thức phù hợp.

Không tặng nhiều hình thức khen thưởng cho một thành tích đạt được. Tập thể, cá nhân đủ tiêu chuẩn tặng hình thức, mức hạng nào thì xét, đề nghị cấp có thẩm quyền tặng thưởng hình thức, mức hạng đó, không đề nghị khen thưởng vượt mức hạng.

Đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất Người đứng đầu bộ, ban, ngành, tỉnh khen thưởng theo thẩm quyền, trường hợp thành tích tiêu biểu xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng trong lĩnh vực thuộc bộ, ban, ngành, tỉnh thì đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.

Trong 01 năm không đề nghị xét, tặng 02 hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho một tập thể hoặc một cá nhân [trừ khen thưởng đột xuất; khen thưởng quá trình cống hiến; khen thưởng theo niên hạn]. Việc xét, công nhận sáng kiến do Bộ, ban, ngành, tỉnh thực hiện theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến và Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP. Việc đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng do Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, công nhận.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để xét, tặng danh hiệu thi đua cho cá nhân. Phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng ở cấp cơ sở thì xét, tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; ở cấp bộ, ban, ngành, tỉnh thì xét, tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp bộ, cấp tỉnh”; phạm vi toàn quốc thì đề nghị xét, tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

Về thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”. Thông tư quy định: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cấp sở, ban, ngành và cấp huyện do thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng xét, trình giám đốc sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Người lao động, tập thể người lao động làm việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh nước ngoài; hợp tác xã trong các ngành nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, dịch vụ, thương mại... do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp, hợp tác xã trực tiếp quản lý xem xét, quyết định.

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định chi tiết một số nội dung, như: Về tổ chức phong trào thi đua theo đợt [chuyên đề] trong phạm vi bộ, ban, ngành, tỉnh; Nội dung tổ chức phong trào thi đua; Việc tặng Cờ thi đua cấp bộ, cấp tỉnh; Khen thưởng thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất; Khen thưởng quá trình cống hiến; khen thưởng tổ chức, cá nhân thuộc các tổ chức tôn giáo; khen thưởng doanh nghiệp; Trách nhiệm của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp bộ, cấp tỉnh; Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;…

Hội đồng thi đua khen thưởng gồm bao nhiêu người?

+ Hội đồng Thi đua, Khen thưởng các Sở, ngành và tương đương do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thành lập, có từ 7 đến 11 thành viên gồm: Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Phó Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Công đoàn cơ quan; Ủy viên thường trực Hội đồng là Chánh Văn phòng hoặc Trưởng phòng Tổ chức cán bộ [Tổ ...

Hội đồng thi đua khen thưởng trọng trường tiểu học gồm những ai?

Các thành viên của hội đồng bao gồm: phó hiệu trưởng, đại diện cấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng, đại diện giáo viên. Số lượng thành viên trong Hội đồng thi đua khen thưởng là số lẻ.

Thi đua và khen thưởng có mối quan hệ như thế nào?

Thi đua và khen thưởng có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng. Lênin cho rằng, thi đua là trường học giáo dục chính trị lao động và đạo đức cho nhân dân lao động. Cách tiếp cận thi đua của Lênin như vậy đã bao hàm mặt thứ hai không thể tách rời với thi đua, đó là khen thưởng.

Luật Thi đua khen thưởng quy định có bao nhiêu nguyên tắc khen thưởng?

Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc: chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời; bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được; một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một ...

Chủ Đề