Cách bao nhiêu tiếng thì uống thuốc

1. Uống thuốc cùng bữa ăn

Nhiều người chúng ta quan niệm uống thuốc “trước bữa ăn” là uống “trước khi ăn bữa chính”, các món ăn vặt, hoa quả đều không tính đến. Thực ra, chỉ cần trong bụng có thức ăn đều có thể tính là “sau bữa ăn”.

Theo quan niệm của thầy thuốc, uống thuốc “trước bữa ăn” hoặc lúc “bụng rỗng” là vì thức ăn trong dạ dày có thể gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ một số loại thuốc. Thông thường, uống thuốc “trước bữa ăn” là uống trước khi ăn 30 phút đến 1 tiếng.

Uống thuốc “sau bữa ăn” là vì một số loại thuốc có khả năng gây kích thích hệ thống tiêu hoá và thức ăn sẽ giúp giảm khả năng này, hoặc thành phần chất béo có trong thức ăn có thể đẩy nhanh quá trình hấp thụ thuốc.

Thời gian sử dụng thuốc trong ngày có thể là “1 lần/ngày”, đến “3 lần/ngày”. Chúng ta thường hiểu “3 lần/ngày” là uống thuốc cùng thời điểm với 3 bữa ăn chính. Thực ra, một ngày uống thuốc bao nhiêu lần, cách bao nhiêu tiếng uống một lần, đều được các thầy thuốc tính toán dựa trên quy luật biến đổi nồng độ thuốc trong máu của cơ thể trong 24 giờ. Do vậy, nếu uống thuốc “3 lần/ngày”, nên cách 8 tiếng uống 1 lần; uống “2 lần/ngày” nên cách 12 tiếng uống 1 lần. Do thói quen nghỉ ngơi của mỗi người khác nhau, “ 3 lần/ngày” có thể là 7h sáng, 2-3h chiều, và 10h tối; “2 lần 1 ngày” có thể là 7h sáng và 7h tối.

2. Tách đôi thuốc khi uống

Một số người chúng ta thấy viên thuốc quá to thì bẻ đôi hoặc hòa tan trong nước cho dễ uống. Thực tế, việc này có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Một số loại thuốc cần phải tự hòa tan trong dung dịch dạ dày, giúp nồng độ thuốc trong cơ thể được ổn định để mang lại hiệu quả điều trị.

Tách đôi viên thuốc khi uống sẽ thúc đẩy quá trình hòa tan của thuốc, khiến nồng độ thuốc trong máu trong một thời gian ngắn tăng lên quá nhanh, dễ gây ra nguy hiểm; thậm chí rút ngắn thời gian thuốc có tác dụng, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thuốc.

Để biết loại thuốc nào có thể tách đôi khi sử dụng, tốt nhất bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra phần thân viên thuốc. Thông thường các loại thuốc có thể tách đôi được, đều có vệt ngấn bên ngoài để có thể tách đôi chuẩn xác và dễ dàng.

3. Uống thuốc cùng sữa và nước hoa quả

Trẻ con khi uống thuốc thường sợ đắng nên bố mẹ hay dùng nước hoa quả hoặc sữa cho bé uống cùng thuốc, vừa làm giảm vị đắng, vừa bổ sung thêm nước và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nước hoa quả, sữa, sữa đậu nành…mặc dù đều là dung dịch, nhưng đều có thể gây phản ứng phụ với thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị. Nghiên cứu cho thấy gần 50 loại thuốc có phản ứng phụ với nước hoa quả.

Lời khuyên của thầy thuốc: tốt nhất nên uống thuốc cùng nước ấm, để đảm bảo độ an toàn cũng như tác dụng điều trị.

4. Không kiêng trong ăn uống

Những gia vị thường ngày như dầu ăn, muối, đường…cũng có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc:

Khi đang bổ sung sắt, bạn nên ăn ít dầu mỡ, không ăn các thực phẩm chiên rán, bánh ngọt…bởi chất béo có trong các thực phẩm đó làm hạn chế khả năng tiết dịch vị của dạ dày, giảm khả năng hấp thụ sắt.

Khi uống thuốc giảm huyết áp, thuốc trợ tim, cấm kỵ dùng các thực phẩm có hàm lượng muối cao.

Khi dùng các thuốc hỗ trợ tiêu hoá, bảo vệ dạ dày, không nên ăn nhiều đồ ngọt.

Sử dụng thuốc nói chung, thông thường không được uống rượu, bởi rượu có thể làm trương mạch máu, có tác dụng gần giống thuốc hạ huyết áp, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.

5. Vừa nằm vừa uống thuốc

Không ít người chúng ta có thói quen nằm uống thuốc. Điều này dẫn đến việc một phần thuốc bị đọng lại, hoặc bám vào thành thực quản, không những gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ thuốc, mà còn gây kích thích, làm viêm thực quản. Các bác sỹ lâm sàng thông qua chụp X quang kiểm tra, phát hiện các bệnh nhân nằm uống thuốc đa số chỉ uống một ít nước cùng với thuốc, nên gần 60% lượng thuốc không vào được dạ dày, bị bám lại trên thành thực quản. Ngược lại, những bệnh nhân uống thuốc cùng ít nhất 60-100 ml nước khi đứng, chỉ 5 giây sau thuốc đã vào được dạ dày.

Do đặc trưng hấp thụ của các loại thuốc,  theo các thầy thuốc, tư thế chuẩn nhất khi uống thuốc vẫn là tư thế ngồi.

Phạm Thúy

Theo People

Dù mang lại hiệu quả hạ sốt nhanh nhưng sử dụng thuốc hạ sốt quá liều, quá nhiều lần có thể dẫn đến ngộ độc, suy gan, thậm chí là tử vong. Vậy thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu? Trong bài viết này các chuyên gia Hapacol sẽ đưa ra những lưu ý cần thiết và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả

1. Cách xác định và nhận biết trẻ bị sốt

Trước khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, điều đầu tiên cần làm đầu tiên là xác định thân nhiệt bằng nhiệt kế. Với trẻ em dưới 4 tuổi, bố mẹ nên đo thân nhiệt ở vùng hậu môn để xác định chính xác nhiệt độ cơ thể. Còn đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên, bố mẹ có thể đo thân nhiệt bằng cách cho trẻ ngậm nhiệt kế trong miệng hoặc cho trẻ kẹp nhiệt kế vào nách. 

Sau khi đã biết chính xác thân nhiệt của bản thân, hãy đánh giá tình trạng bệnh theo các chuyên gia khuyến cáo như sau:

  • Người trưởng thành có thân nhiệt trên 37,8°C được đánh giá là sốt.
  • Đối với trẻ từ sáu tháng tuổi trở lên, nhiệt độ cơ thể quá 38°C cần được điều trị y tế càng sớm càng tốt. Phương pháp hạ sốt sẽ dựa vào tình trạng hiện tại của trẻ nhỏ. Ví dụ như trẻ có biểu hiện đờ đẫn và ăn uống kém sẽ cần biện pháp điều trị tích cực hơn so với trẻ vẫn còn tươi tỉnh, hiếu động.
  • Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi sẽ phải đến gặp bác sĩ nhi khi thân nhiệt trên 38°C. Ngoài ra, trẻ sơ sinh dưới ba tháng tuổi cần nhập viện ngay lập tức nếu nhiệt độ của bé chạm mức 38°C. 

Bố mẹ nên sử dụng nhiệt kế để xác định chính xác thân nhiệt của bé

Nhận biết sốt ở trẻ nhỏ bằng nhiệt kế

Tự trang bị một cách sử dụng nhiệt kế để nhận biết sốt ở trẻ là điều Hapacol khuyên bạn có thể giúp giải quyết kịp thời khi thân nhiệt của bé tăng cao bất thường. Bởi cơ thể trẻ em dễ phát sốt để phản ứng với các vấn…

2. Tìm hiểu nguyên nhân gây sốt

Các nguyên nhân gây sốt thường gặp có thể là: 

  • Sốt do virus như sốt siêu vi, sốt xuất huyết, cảm cúm, cảm lạnh. 
  • Sốt do vi khuẩn gây nhiễm trùng như viêm phổi, uốn ván, viêm họng liên cầu khuẩn, viêm màng não do vi khuẩn. 
  • Sốt do mọc răng. 
  • Sốt do tiêm ngừa: Một số loại vắc-xin như uốn ván, bạch hầu, ho gà…có thể gây sốt nhẹ cho bé sau khi tiêm. Đây chỉ là phản ứng bình thường sau tiêm, thường sẽ tự hết trong 1 – 2 ngày. 
  • Sốt do một số nguyên nhân khác như tác dụng phụ của thuốc, ngộ độc thực phẩm, rối loạn nội tiết [cường giáp], viêm ruột, viêm khớp dạng thấp…

Điều quan trọng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý khi trẻ có dấu hiệu sốt, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp điều trị kịp thời. Nếu kéo dài, những vấn đề sức khỏe này có nguy cơ kéo theo một số biến chứng nghiêm trọng hơn.

3. Lựa chọn thuốc hạ sốt để sử dụng

Ngày nay, các loại thuốc giảm sốt cho trẻ em ngoài việc được bào chế và đóng gói thành dạng bột hòa tan, sủi bọt cho dễ uống thì còn được phân loại theo cân nặng và từng độ tuổi cụ thể.

Một số loại thuốc hạ sốt cho trẻ em: 

  • Thuốc Paracetamol [Acetaminophen] an toàn cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên. 
  • Thuốc Ibuprofen an toàn cho trẻ em từ 3 – 6 tháng tuổi và cân nặng trên 5kg. 
  • Thuốc Aspirin được khuyến cáo không nên sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi, trừ khi được bác sĩ chấp thuận. Trẻ đang có triệu chứng cảm lạnh hay cảm cúm cũng không được sử dụng loại thuốc này vì Aspirin có nguy cơ dẫn đến đến hội chứng Reye ở trẻ nhỏ.

Hapacol là thuốc giúp bé hạ sốt và giảm đau nhanh

Các lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt:

  • Nếu trẻ dưới hai tháng tuổi bị sốt, bạn nên liên hệ với bác sĩ nhi trước khi cho uống bất kỳ loại thuốc nào. 
  • Cho trẻ dùng thuốc đúng liều lượng theo cân nặng thay vì độ tuổi. 
  • Không sử dụng các chế phẩm có chứa Aspirin cho trẻ em. 
  • Nếu sử dụng thuốc hạ sốt dạng lỏng, bố mẹ nên sử dụng cốc đo có vạch chia thể tích chính xác. Tránh ước lượng bằng muỗng/thìa và cho bé uống. 
  • Theo dõi các dấu hiệu sốt ở bé. Khi bé có các dấu hiệu bất thường hoặc sốt không có dấu hiệu thuyên giảm, cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám và điều trị.

Hiện nay, DHG Pharma có sản xuất dòng sản phẩm Hapacol có thành phần chủ yếu là paracetamol dạng sủi bọt dành cho trẻ nhỏ. Thuốc có tác dụng giúp hạ sốt, giảm đau cho bé do cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm khuẩn, mọc răng, sau tiêm chủng…

Dựa trên cân nặng của bé, thuốc hạ sốt Hapacol cho trẻ nhỏ được chia thành các loại sau: Hapacol 80mg cho trẻ từ 5 – 8kg, Hapacol 150mg cho trẻ từ 9 – 15kg và Hapacol 250g cho trẻ từ 16 – 25kg.

4. Thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu là an toàn?

Mỗi loại thuốc hạ sốt có thời gian tác dụng khác nhau. Do vậy, tùy vào loại bạn đang dùng, thời gian nên uống thuốc hạ sốt cách nhau bao lâu có thể thay đổi. Theo các chuyên gia, cứ 1kg cân nặng thì được sử dụng 10 – 15mg Paracetamol/lần uống với khoảng cách uống giữa 2 lần là từ 4 đến 6 giờ đồng hồ.

Với các trường hợp hạ sốt nằm trong phác đồ điều trị bệnh hay uống kết hợp với các loại thuốc khác, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý cho con uống thuốc giảm sốt mà cần có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ vì có khả năng sẽ gây ra tình trạng sử dụng thuốc quá liều.

Liều dùng của một số loại thuốc:

Acetaminophen [paracetamol]

  • Người trưởng thành: 10-15mg/kg cân nặng/lần. Khoảng cách giữa 2 lần uống là từ 4-6 tiếng.
  • Trẻ nhỏ: Tương tự người trưởng thành.

Ibuprofen

  • Người trưởng thành: Mỗi lần uống thuốc hạ sốt cách nhau 4 – 6 giờ 
  • Trẻ nhỏ: Khoảng thời gian giữa hai lần uống thuốc kéo dài khoảng 6 – 8 tiếng

Aspirin

  • Người trưởng thành: Cách bốn giờ uống thuốc một lần. 
  • Trẻ nhỏ: Không cho trẻ dùng aspirin, trừ khi có sự chỉ định từ bác sĩ.

Cho bé sử dụng thuốc theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định

Các loại thuốc giảm sốt thường khuyến cáo không nên sử dụng quá 5 – 7 ngày liên tục nếu không có hướng dẫn của bác sĩ. Không cho con uống quá 5 liều giảm sốt liên tục trong vòng 24 giờ đồng hồ nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Khi cho con uống thuốc, cần đọc kỹ hướng dẫn để biết nên cho con uống thuốc trước hay sau khi ăn, vào thời gian nào trong ngày và trong bao lâu. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý tới ngày sản xuất  và hạn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm thuốc. Thông thường các loại thuốc giảm sốt có hạn sử dụng trong vòng 24- 36 tháng. Tuy nhiên, khi đã bị xé bỏ bao bì thuốc [dạng bột] hay cắt bỏ bao thiếc [dạng viên nang] mà không sử dụng, thì cần bỏ thuốc ngay, không nên cất giữ.

5. Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Khi trẻ có các dấu hiệu dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức: 

  • Sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt nhưng thân nhiệt vẫn không hạ. 
  • Trẻ mê man, lờ đờ. 
  • Trẻ có biểu hiện tím tái, co giật. 
  • Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, khi thân nhiệt lên cao khoảng 38 độ C cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám. 

Trên đây là những giải đáp “Thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu” mà bố mẹ có thể tham khảo. Sử dụng thuốc hạ sốt là cách giúp ổn định thân nhiệt của bé nhanh và hiệu quả nhất. Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng để tránh trường hợp dùng thuốc quá liều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con mình.

Có thể bạn quan tâm:

Làm gì khi trẻ bị sốt?

Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt tại nhà an toàn và hiệu quả

Cách hạ sốt cho trẻ an toàn và hiệu quả nhanh chóng

Những loại thuốc gì không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình

Nguồn tham khảo:

Check Your Symptoms – What to do for a Fever. //www.verywellhealth.com/what-to-do-for-a-fever-770771

How to break a fever. //www.healthline.com/health/how-to-break-a-fever.

Fever treatment: Quick guide to treating a fever. //www.mayoclinic.org/diseases-conditions/fever/in-depth/fever/art-20050997

Video liên quan

Chủ Đề