Cách bảo quản sâm cau tươi

Chi tiết

  • Sâm cau đỏ có vị cay, tính ấm, có độc; vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ. Có tác dụng làm ấm thận [ôn thận], mạnh gân cốt [tráng gân cốt], trừ hàn thấp. Chủ trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, băng lậu, ngực bụng lạnh.
  • Đồng bào ít người ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta thường dùng rễ cây sâm cau đỏ làm thuốc bổ nên mới gọi là Sâm, vì lá cây giống lá Cau nên mới có tên gọi là Sâm cau.

Sâm cau đỏ có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện thiếu ô-xy; trấn tĩnh trung khu thần kinh; có tác dụng như hormone sinh dục nam [thí nghiệm tiêm cồn thuốc sâm cau cho chuột cống đã bị cắt 2 tinh hoàn, với liều 10g/kg, thấy trọng lượng của túi tinh tăng lên rõ ràng].

Tác dụng của sâm cau đỏ:

  • Tác dụng trị bệnh liệt dương do tinh khí lạnh, yếu sinh lý
  • Tác dụng bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, cố tinh
  • Tác dụng bồ bổ sức khỏe
  • Tác dụng tăng cường hoạt động phòng the, tăng cường khả năng tình dục cho cả nam và nữ

Đối tượng sử dụng sâm cau đỏ

  • Bệnh nhân mắc chứng bệnh liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, vô sinh
  • Bệnh nhân suy giảm chức năng tình dục
  • Người già chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp
  • Người bình thường không có bệnh vẫn có thể sử dụng sâm cau đỏ để tăng cường khả năng tình dục

Cách dùng và liều dùng sâm cau:

  • Mỗi ngày dùng 10g, dưới dạng thuốc sắc hay dùng làm đồ ngâm rượu dạng thảo mộc
  • Khi dùng để hỗ trợ điều trị chứng đau nhức do hàn thấp thì dùng sống [không sao tẩm].
  • Khi dùng để hỗ trợ điều trị liệt dương do thận hư, tiểu tiện nhiều lần hoặc són tiểu, thì tẩm rượu sao để tăng cường tác dụng bổ dương.

Cách ngâm rượu sâm cau:

Để làm giảm độ độc, trước khi dùng cần ngâm nước vo gạo hoặc nước lã, thay nước nhiều lần cho tới khi nước trong, thì vớt ra, phơi hoặc sấy khô. Trong dân gian còn sử dụng biện pháp “cửu chưng cửu sái”, nghĩa là hấp và phơi 9 lần để khử chất độc, sau đó đem vùi trong đường cát để bảo quản.

Rượu sâm cau đỏ
  • Sâm cau đỏ thái mỏng, sao vàng : 1Kg
  • Rượu trắng: …………………… 8-10 lít
  • Ngâm trong thời gian 1 tuần trở lên là có thể dùng được

Có thể ngâm chung với ba kích và dâm dương hoắc với tỷ lệ:

  1. 1Kg sâm cau đỏ  ngâm với:
  2. 0.5kg ba kích và
  3. 0.5kg dâm dương hoắc

Cách ngâm rượu sâm cau tươi

– Sâm cau đỏ tươi rửa sạch đất cát khi nào rửa xong củ đỏ au thì dùng để chế biến:

– Thái lát hoặc để nguyên củ ngâm trong nước vo gạo hoặc nước lã thay nước 2-3 lần mỗi lần 30p – 1h để cho sâm ra nhựa cũng là khử tính độc của sâm cau đỏ

cách ngâm rượu sâm cau

– Chọn rượu nếp nấu trên 40 độ ngâm tỷ lệ 3-5 lít /kg ngâm vào bình thủy tinh hoặc chum không tráng men. Ngâm 3 – 6 tháng dùng được

Cách ngâm rượu sâm cau tươi

  • Sâm cau đỏ tươi:……. 1Kg
  • Rượu nếp trên 40 độ:……… 3 – 5  lít
  • Ngâm trong thời gian 90 ngày trở lên

Một số bài thuốc có sử dụng sâm cau:

    [1] Dùng để bồi bổ: Sâu cau đỏ thái lát, cửu chưng cửu sái, hàng ngày dùng 3-5g, hãm nước sôi như pha trà uống trong ngày. Có tác dụng giúp tinh thần tỉnh táo, mạnh gân cốt, đen râu tóc.

    [2] Sâm cau hầm thịt lợn: Sâm cau đỏ 15g, thịt lợn nạc 200g, hầm lên ăn. Có tác dụng bổ thận tráng dương, chủ trị dương nuy, hỗ trợ điều trị nam giới vô sinh do tinh dịch dị thường.

    [3] Hỗ trợ điều trị phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược: Sâm cau đỏ thái mỏng, sao vàng 50g, rượu trắng 650ml; ngâm trong vòng 7 ngày hoặc hơn; mỗi ngày uống 2 lần [vào trước 2 bữa ăn chính], mỗi lần 1 chén nhỏ [chừng 25-30ml].

    [4] Tiên mao hoàn: Sâm cau đỏ 300g, ngâm nước và thay nước nhiều lần tới khi nước trong, vớt ra phơi hoặc sấy khô, thái nhỏ, nghiền thành bột mịn, trộn với mật làm thành viên; ngày uống 2 lần [lúc đói bụng], mỗi lần uống 3-4g. Có tác dụng bổ thận tráng dương, hỗ trợ điều trị dương nuy, người già cơ thể suy nhược, lưng gối đau mỏi

Chú ý:
 Dùng sâm cau đỏ liều cao kéo dài sẽ gây cường dương, làm tinh hao kiệt sức. Người hư yếu không dùng.
 Những người bị âm hư hỏa vượng không nên dùng.
 Sâm cau đỏ là vị thuốc có độc, vì vậy cần chú ý không dùng quá liều dễ dẫn tới trúng độc, lưỡi sưng phù và đau, người cuồng táo bí tiện.
 Để làm giảm ngộ độc, trước khi dùng cần ngâm nước vo gạo hoặc nước lã, thay nước nhiều lần cho đến khi nước trong, thì vớt ra đem phơi hoặc ngâm rượu.
Sản phẩm chỉ có tác dụng hỗ trợ sức khỏe, không thay thế thuốc hỗ trợ điều trị bệnh.

Sâm cau đỏ là vị thuốc có tính táo nhiệt, dễ làm thương âm, nên những ngày thời tiết quá nóng và những người “âm hư hỏa vượng” không nên sử dụng.

Người “âm hư hỏa vượng” thường có những biểu hiện: Họng khô miệng háo, đầu choáng mắt hoa, gò má đỏ ửng hoặc sốt cơn về buổi chiều, lòng bàn chân bàn tay nóng, phiền táo, mất ngủ, mồ hôi trộm, đại tiện táo; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít; mạch tế sác [nhỏ nhanh].

Sâm cau đỏ là vị thuốc có độc. Thí nghiệm cho chuột nhắt dùng rượu ngâm sâm cau đỏ, với liều 15g/kg, chuột đã chết trong vòng 7 ngày. Vì vậy, cần chú ý không dùng quá liều, dùng liều quá cao rất dễ dẫn tới trúng độc, lưỡi sưng phù và đau, người cuồng táo, bí tiểu tiện.

Sâm cau hiện nay đang là một thảo dược được rất nhiều quý ông săn lùng, ngoài thị trường hiện nay đang bán 2 loại sâm đó là: Sâm cau tươi và sâm cau khô. Câu hỏi đặt ra ở đây là ngâm sâm cau tươi tốt hay ngâm sâm cau khô tốt hơn. Ở bài viết này chúng tôi sẽ trả lời các bạn câu hỏi này.

Sâm cau là một trong những thảo dược được nhiều anh em sử dụng nhất hiện nay, loại sâm đặc biệt này có mùi vị rất thơm ngon nhất là khi được ngâm với rượu và mật ong.

Là một dược liệu được sử dụng từ rất lâu trong dân gian làm thuốc bổ. Tác dụng của sâm cau là bổ thận, tăng cường chức năng sinh, lý kéo dài thời gian quan hệ, giúp hỗ trợ điều trị bệnh xuất tinh sớm, yếu sinh lý.

Tuy vậy nhưng ít ai biết cách chế biến sâm cau sao cho đạt hiệu quả cao nhất [Bởi bất cứ dược liệu nào khi sử dụng đều phải được chế biến theo một quy trình nhất định thì dược tính mới phát huy cao nhất]. Sâm cau cũng vậy trước khi sử dụng ta phải sơ chế như sau: Sâm đào từ từng về đem rửa sạch đất cát rồi ngâm nước vo gạo 3 tiếng, thái mỏng phơi khô từ 2 đến 3 nắng, sau đó sao vàng hạ thổ rồi mới ngâm với rượu. Rượu ngâm sâm cau phải là loại rượu gạo nấu bằng men truyền thống, nếu ngâm được bằng rượu nếp thì càng tốt.

Thời gian ngâm rượu sâm cau là một tháng. Kinh nghiệm cho thấy rượu sâm cau ngâm càng lâu thì chất lượng càng cao.

Ngâm sâm cau tươi tốt hay là ngâm sâm cau khô tốt ?

Nhiều bạn cho rằng rượu sâm cau chỉ tốt nếu được ngâm tươi nguyên củ. Đây là một quan niệm sai lầm, bởi như chúng tôi đã giới thiệu ở trên rượu sâm cau chỉ tốt nếu được chế biến, sơ chế trước khi ngâm theo phương pháp truyền thống. Nhiều bạn có ý định muốn ngâm cả củ sâm tươi để cho bình rượu đẹp nhưng thực tế cách ngâm này đem lại hiệu quả điều trị rất thấp. Hơn nữa trong củ sâm cau tươi có chứa rất nhiều nước, bởi vậy khi ngâm tươi vị rượu sẽ bị loãng thậm chí còn gây mùi vị rất khó chịu hoặc hỏng luôn cả bình rượu.

Sâm cau tươi Hòa Bình

Củ sâm cau khô

Mua sâm cau khô có an toàn không ?

Một số bạn lo ngại về quá trình chế biến sâm cau khô không đạt chuẩn có thể bị sấy lưu huỳnh hoặc sử dụng chất bảo quản chúng tôi xin trả lời như sau.

Hiện nay củ sâm cau ở nước ta vẫn chưa nhân giống và trồng được trên thực địa, 100% nguồn sâm cau đều được thu hái từ rừng tự nhiên. Quá trình chế biến sâm cau người dân vùng cao chỉ đem sâm cau rửa sạch, thái lát mỏng rồi đem phơi nắng nên rất an toàn khi sử dụng làm thuốc [Nếu có sấy bằng diêm sinh, ngửi có mùi lạ là biết ngay].

Bởi vậy khi sử dụng sâm cau khô để làm thuốc các hoàn toàn yên tâm. Để biết thêm thông tin về cách chế biến sâm cau bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết sau:

  • Cách chế biến sâm cau làm thuốc
  • Công dụng và cách dùng củ sâm cau

Gọi: 0978.784411 MUA THUỐC

  •  TRUNG TÂM CÂY THUỐC QUÝ HÒA BÌNH
  •  Số 73, K2, Mãn Đức, Tân Lạc, Hòa Bình
  •  Gọi Viettel: 097878.4411 - 0353.972.191
  •  Gọi Mobi: 0899.803.835 - 0906.170.058
  •   GIẤY PHÉP KINH DOANH SỐ : 25.G.001961
  •   UBND huyện Tân Lạc cấp, ngày 17/6/2014

Video liên quan

Chủ Đề