Cách chống đột quỵ

Đột quỵ là một bệnh đáng lo ngại và ám ảnh tới người bệnh và người thân trong gia đình, nó xuất hiện đột ngột mang lại hậu quả nặng nề và có tỷ lệ tử vong đứng thứ 2 sau bệnh lý về tim mạch. Đột quỵ xảy ra khi bị vỡ hoặc có thể tắc nghẽn một mạch ở máu não. Để có thể phòng ngừa nguy cơ đột quỵ có thể thực hiện và tuân thủ theo một số cách dưới đây.

Mục lục

  • 1 1. Tăng cường tập thể dục để ngừa xơ vữa động mạch
  • 2 2. Theo dõi chỉ số huyết áp
  • 3 3. Hạn chế đồ uống có cồn
  • 4 4. Điều trị tình trạng rung nhĩ
  • 5 5. Kiểm soát và ổn định đường huyết
  • 6 6. Nên tránh xa thuốc lá và chất kích thích
  • 7 7.Tầm soát và dự phòng sức khỏe: Giảm 80-90% nguy cơ gây đột quỵ

1. Tăng cường tập thể dục để ngừa xơ vữa động mạch

Cho cơ thể luyện tập thể dục thể thao thường xuyên có thể giúp giảm cân, huyết áp và phòng được đột quỵ và để mang lại hiệu quả thì người bệnh nên dành ra khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày để tập luyện. Mục tiêu để ra bạn phải tập đều đặn ít nhất 5 buổi/tuần.

Đối với người trên 40 tuổi, người béo phì, stress, bệnh tim mạch, sử nhiều thuốc lá, rượu bia,…có nguy cơ đột quỵ cao. Khi mảng xơ vữa được tạo thành do chất béo, cholesterol và các chất khác bám trên thành mạch nó dẫn tới lòng mạch bị hẹp lại ngăn cản sự vận chuyển máu lên não. Nếu tình trạng để kéo dài có thể gây xơ vữa ở mức chai cứng, dễ vỡ và có thể xuất huyết.

Người bệnh không nhất thiết phải có cái bài tập quá khó, chỉ cần thực hiện quá trình đi bộ quanh khu vực sống mỗi ngày và lúc có thời gian rảnh, có thể rủ bạn bè tập theo nhóm, đi thang bộ thay vì thang máy.

Khi tập các bài tập thể dục nên tập ở mức độ phù hợp với cơ thể không nên quá sức. Đối với người khỏe mạnh tập thể dục để có thể tăng cường hô hấp, cường độ nhịp tim đạt mức độ trung bình, trong trường hợp nếu bạn không có thời gian rảnh 30 phút để tập thì có thể chia ra làm 2 lần mỗi lần 15 phút.

Thường xuyên luyện tập thể dục để có sức khỏe dẻo dai.

2. Theo dõi chỉ số huyết áp

Khi người bệnh bị tăng huyết áp hay có tiền sử huyết áp cao là yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp đôi hoặc có thể gấp 4 lần nếu không kiểm soát được tình trạng. Chính vì vậy nên kiểm soát được huyết áp để có thể ngăn ngừa được đột quỵ.

Nên hạn chế cho người bệnh ăn muối và một số món ăn có chứa hàm lượng muối cao. Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần giảm lượng muối thêm vào các món ăn. 

Tránh các món được chế biến sẵn như một số món ăn nhanh vì trong đó thường chứa hàm lượng muối cao. Đối với người bình thường chỉ nên dung nạp cho cơ thể dưới 2,3mg/ngày còn với người bệnh huyết áp cao, tiểu đường chỉ dùng dưới 1,5mg/ngày.

Nên chuẩn bị cho người bệnh các món ăn như rau củ, trái cây để cung cấp lượng kali có lợi cho cơ thể để giảm nguy cơ đột quỵ.

Bổ sung thêm các thực phẩm chứa Omega – 3 một chất axit béo có lợi cho cơ thể ngăn được đột quỵ, nên cung cấp các loại cá hồi, cá ngừ,… mỗi tuần để mang lại tác dụng tốt bảo vệ cho mạch máu làm tan các cục máu đông. Các thực phẩm chứa chất xơ như rau xanh, ngũ cốc, trái cây,…

Song song với đó thì người có tiền sử huyết áp cao nên chú ý sử dụng thuốc điều độ theo chỉ định của bác sĩ để có thể kiểm soát và ngăn ngừa đột quỵ.

3. Hạn chế đồ uống có cồn

Mối liên quan giữa rượu bia tới não khá phức tạp. Trong một vài nghiên cứu thì rượu được báo cáo rằng mang lại hiệu quả trong việc chống xơ vữa động mạch, kháng viêm, bên cạnh đó có thể cải thiện được lượng cholesterol, chức năng của tiểu cầu và đông máu để có thể giảm thấp được nguy cơ đột quỵ do thiếu máu và xuất huyết cao.

Nhưng việc sử dụng rượu cần được tiết chế và sử dụng đúng liều lượng tránh nên lạm dụng. Đối với nam giới chỉ nên sử dụng nhiều nhất là 2 ly, với phụ nữ nên sử dụng dưới 1 ly trên ngày với lượng hợp lý theo sự tư vấn. 

Trái lại nếu  sử dụng quá nhiều so với hàm lượng cho phép thì nó sẽ ngược lại tác dụng làm gia tăng xảy ra tình trạng đột quỵ và dẫn tới đột quỵ do thiếu máu não càng nặng hơn.

Ngoài việc lạm dụng nhiều rượu bia thì sử dụng quá nhiều ma túy cũng là mối liên quan dẫn tới đột quỵ thiếu máu và xuất huyết.

Việc sử dụng nhiều nhất 2 ly/ngày là hợp lý nhưng nếu uống quá lượng này thì nguy cơ đột quỵ lại tăng lên, chính vì vậy tốt nhất không nên uống rượu hoặc nếu có uống phải kiểm soát được bản thân.

Người có bệnh lý nền nên tránh rượu bia

4. Điều trị tình trạng rung nhĩ

Rung nhĩ là một trong những tình trạng rối loạn nhịp tim hay gặp và là nguyên nhân có thể dẫn tới nguy cơ đột quỵ cao.

Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như có cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, hiện tượng nhịp tim lúc nhanh lúc chậm cần được đưa tới bác sĩ thăm khám và điều trị trước khi dẫn đến tình trạng nguy hiểm.

5. Kiểm soát và ổn định đường huyết

Nên giữ được chỉ số đường huyết ổn định và kiểm soát tốt. Tình trường đường huyết trong cơ thể cao sẽ gây ra hủy hoại mạch máu và hình thành các cục máu đông trong lòng mạch gây đột quỵ.

Bản thân người bệnh và gia đình nên theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên, tuân thủ chế độ ăn kiêng phù hợp với người bệnh.

Song song với đó cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, sử dụng thuốc điều trị để có thể giữ được mức đường huyết trong mức cơ thể cho phép để có thể ngăn ngừa được đột quỵ.

6. Nên tránh xa thuốc lá và chất kích thích

Khi quá trình người bệnh sử dụng quá nhiều thuốc sẽ làm gia tăng sự hình thành và xuất hiện các cục máu đông, xơ vữa động mạch.

Nếu người bệnh có thể ngừng việc hút thuốc cùng với đó là xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, dành thời gian tập thể dục thể thao là một trong những thay đổi lớn có thể giúp người bệnh cải thiện và giảm được nguy cơ cao xảy ra đột quỵ.

Đối với người đang sử dụng hay với người chưa từng hút thì nên ngừng và tránh hút, ngoài ra nên cấm hút thuốc tại các nơi công cộng để khói thuốc không ảnh hưởng tới người khác và có thể tránh được đột quỵ và tình trạng nhồi máu cơ tim.

7.Tầm soát và dự phòng sức khỏe: Giảm 80-90% nguy cơ gây đột quỵ

Tùy từng độ tuổi và trường hợp cụ thể, mỗi cá nhân cần có thời gian tầm soát cụ thể:

  • Người có bệnh nền như huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu, tim mạch cần khám tầm soát định kỳ 1 năm 1 lần.
  • Người khỏe mạnh bình thường khám tầm soát 3 năm 1 lần và sau 5 năm sẽ cần tái khám.
  • Người trên 40 tuổi nên khám tầm soát 2 năm 1 lần.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên là cách tốt nhất phòng ngừa đột quỵ.

Hiện tại, Phòng khám Vietlife tại hai cơ sở 14 Trần Bình Trọng – Hoàn Kiếm – Hà Nội và Số 583 Sư Vạn Hạnh – Phường 13 – Quận 10 – Tp Hồ Chí Minh đang có Gói khám tầm soát và dự phòng đột quỵ” cơ bản và nâng cao với nhiều ưu đãi hấp dẫn:

  • Gói tầm soát đột quỵ cơ bản 4.050.000 VNĐ CHỈ còn 3.600.000 VNĐ
  • Gói tầm soát đột quỵ nâng cao 6.050.000 VNĐ CHỈ còn 5.500.000 VNĐ

Có thể nói, Phòng khám Vietlife là một trong những phòng khám đi đầu trong việc tầm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ nhằm dự phòng và giảm thiểu tối đa các biến cố đột quỵ gây tàn phế nặng nề cho người bệnh và gia đình. 

Chủ Đề