Cách chưa bột bánh dẻo bị nhão

[WikiLady] Tuy nhiên, nhìn người ta làm thì dễ đấy nhưng đến khi bản thân thực hành, rất nhiều người đã mắc phải những sai lầm không đáng có.

Vậy cùng điểm danh những tai nạn bạn có thể sẽ mắc phải khi tự làm bánh trung thu homemade khi không được hướng dẫn bài bản và chuyên nghiệp từ các chuyên gia nhé.

NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP Ở BÁNH DẺO

1. Quấy đường điên đảo khiến nước đường bị đọng hạt

Rất nhiều người nghĩ rằng việc nấu nước đường làm bánh trung thu là dễ nhất quả đất, chỉ cần cho đường vào nước rồi đun sôi lên, khuấy cho đường tan mau, thế là xong. Tuy nhiên đó lại là một sai lầm nghiêm trọng.

Bài học đầu tiên bạn nên nhớ khi làm bánh trung thu chính là nguyên tắc không được dùng bất cứ thứ gì khuấy nước đường trong thời gian nấu. Nếu bạn làm ngược lại thì hậu quả sẽ là những hạt nhỏ li ti đọng lại trong nước, khiến chiếc bánh của bạn ăn như có sạn.

Cách khắc phục: Hãy ngâm cả lọ nước đường vào trong nước nóng. Còn nếu như vẫn không hết thì đổ lại nước đường vào nồi, cho hỗn hợp nước lọc và nước cốt chanh vào rồi đun lại.

2. Bánh dẻo bị khô

Vỏ bánh bị khô là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em khi lần đầu làm bánh homemade. Hãy nhớ rằng cách bạn trộn bột chưa đúng tỉ lệ chính là nguyên nhân của tình trạng trên.

Cách khắc phục: Với mỗi một loại bột thì bạn cũng có những cách thay đổi phù hợp tỉ lệ, không nên áp dụng một cách máy móc. Nếu thấy bột nhào bị khô thì cho thêm một chút nước đường vào, còn nếu bột bị nhão thì thêm chút bột vào nhé.

3. Lỗi tạo hình bánh dẻo không được sắc nét

Có 3 nguyên nhân gây ra tình trạng trên chính là: Trộn bột sai, nhồi bột quá kĩ khiến bột bị chai và khuôn bị lỗi.

Cách khắc phục: Đừng nhào bột và để bột nghỉ quá lâu khiến bột bị chai. Chỉ nhào bột cho đến khi bột bánh, nước đường, dầu ăn quyện vào thành một khối mịn dẻo rồi đóng bánh ngay. Còn nếu như tốc độ làm không nhanh trong khi bạn cần làm nhiều bánh thì không nên tham trộn bột quá nhiều. Làm đến đâu trộn bột đến đó vì nếu bột để lâu sẽ bị khô và đóng bánh. Còn để bánh sắc nét thì hãy nên chọn khuôn có hoa văn sâu, rõ ràng.

4. Bánh nhanh bị chua mốc

Đây là tai nạn nghề nghiệp mà rất nhiều bà mẹ bỉm sữa mắc phải khi làm bánh trung thu tại gia. Nguyên nhân thì đơn giản thôi: Một là nguyên liệu làm bánh không sạch sẽ. Hai là có quá ít đường trong nguyên liệu mà bánh sau khi ra lò lại không được bảo quản trong nhiệt độ thích hợp.

Cách khắc phục: Để không gặp phải trường hợp này bạn nên tăng lượng đường hoặc nếu thích ăn bánh nhạt thì phải bảo quản trong tủ lạnh hoặc dùng bánh sớm. Đặc biệt là nếu để trong tủ lạnh cũng phải bọc kín bánh để bánh không bị ướt bề mặt và đọng nước.

NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP Ở BÁNH NƯỚNG

1. Nhân bánh bị tách khỏi vỏ

Có 2 nguyên nhân gây ra tình trạng nhân bánh bị tách khỏi vỏ: Nặn bánh chưa đều tay và cho quá ít dầu trong giai đoạn sên nhân.

Cách khắc phục: Với nguyên nhân đầu tiên, bạn phải chú ý phần nặn bánh sao cho đều tay, đặc biệt phần vỏ phải ôm sát phần nhân để cho không khí không còn ở trong bánh nữa.

Ở cách khắc phục tiếp theo, bạn nên nhớ rằng nhân bánh luôn phải chứa một lượng dầu ổn định thì trong quá trình nướng chúng mới không bị khô. Nếu như nhân bánh của bạn nhỡ đã bị khô rồi thì nên cho nước nóng vào để hòa tan phần nhân rồi đổ thêm dầu vào tiếp tục sên. Nhân phải ngấm dầu, mềm, mịn, dẻo mới đạt yêu cầu.

2. Bánh khó tạo hình

Bạn đã cố gắng nhào bột cho thật đều nhưng chẳng may bột quá nhão, bị chảy thì hãy chắc chắn một điều rằng, chiếc bánh bạn tạo hình sau đó sẽ không được đẹp và sắc nét.

Cách khắc phục: Hãy cho thêm bột khô vào trộn đều, đến khi thấy bột đủ dẻo để cán. Khi cán bột vẫn cần đến bột áo vì vậy không trộn quá nhiều sẽ làm bột bị khô. Hãy nhớ nếu bạn nhào bột quá kỹ thì bột sẽ không còn độ mềm nhất định, trở nên dai và có tính đàn hồi khiến cho bạn không thể tạo hình các chi tiết nhỏ.

3. Bánh bị nứt và biến dạng sau khi nướng

Bánh trung thu sau khi nướng bị nứt và khô do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lớp trứng bạn quét lên bánh quá dày và quét khi bánh còn nóng, ướt.

Nguyên nhân khác khiến bánh bị khô là do bạn nướng quá kỹ hoặc nướng ở nhiệt độ quá cao hoặc do phần nhân và phần vỏ bánh ít dầu, dầu chưa ngấm vào phần nhân.

Cách khắc phục: Bạn chỉ quét một lớp trứng mỏng lên mặt bánh đủ để bánh lên màu vàng đẹp, không quét quá dày. Để bánh nguội hẳn và mặt bánh cứng lại thì mới bắt đầu quét trứng. Đồng thời khi nướng bánh cần để nhiệt độ thích hợp.

4. Khi đóng khuôn bánh không được nét

Nguyên nhân chính của lỗi này chính là việc bạn trộn bột quá lâu khiến cho vỏ bánh có độ đàn hồi. Đây cũng là nguyên nhân khiến mất nét khi đóng bánh.

Cách khắc phục: Không nhào bột quá lâu, chỉ nhào cho đến khi bột, nước đường, dầu ăn quyện vào nhau thành khối bột mịn thì đem đóng bánh ngay.

Để có thể tự tin làm bánh trung thu tại nhà ngon, đẹp lại bảo đảm chất lượng, tham khảo khóa học: TỰ TAY LÀM BÁNH TRUNG THU- NGHỀ CHƠI CŨNG LẮM CÔNG PHU của chuyên gia nổi tiếng Mẹ Nghé.

Video liên quan

Chủ Đề