Cách chữa đau gót chân khi đá bóng

Nghiên cứu cho thấy cơn đau này có thể do chấn thương, gãy xương, dây thần kinh bị chèn ép, bong gân, béo phì, hoặc mang giày. Nó cũng có thể do viêm gân, viêm bao hoạt dịch, đau cơ xơ, bệnh gút, viêm khớp và gót chân.

Dưới đây là 8 biện pháp khắc phục giúp điều trị đau gót chân bằng tự nhiên, theo naturalnews.

Ngâm muối Epsom

Ngâm gót chân bằng Epsom muối sẽ làm giảm sưng và đau. Cho 3 muỗng canh muối Epsom vào nước ấm và ngâm gót chân trong 20 phút. Sau đó lau khô chân và mát xa trong 5 phút.

Ngâm đá

Thường xuyên áp đá lên gót chân sẽ làm dịu cơn đau. Áp dụng cách này trong 15 phút vài lần trong ngày.

Khi nào nên cho trẻ ăn đậu phộng để giảm nguy cơ dị ứng?

Bột nghệ

Củ nghệ có thể làm giảm đau do tính chất chống viêm mạnh của nó. Bạn có thể nấu ăn với bột nghệ, hoặ thêm vào ly sinh tố, hoặc nấu chè củ nghệ.

Mát xa gót chân

Mát xa gót chân sẽ giúp thư giãn các cơ bắp và cải thiện lưu thông xung quanh gót chân. Thoa dầu vào chỗ đau và nhẹ nhàng chà xát nó trong 10 phút.

Dầu cá

Dầu cá rất giàu omega 3 và axit eicosapentaenoic giúp giảm đau và cứng cơ. Nghiên cứu cho thấy omega 3 có tác dụng như steroid, một loại thuốc dùng để điều trị đau viêm khớp.

Có 4 giờ 30 phút 'vàng' để cứu bệnh nhân đột quỵ khỏi liệt nửa người

Bệnh nhân đột quỵ có thể 'thoát cảnh' liệt nửa người, không phải ngồi xe lăn nếu được đưa đến bệnh viện đúng cách và điều trị đúng phương pháp sớm.


Giấm táo

Giấm táo có thể làm giảm đau do đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của nó. Ngâm một chiếc khăn trong giấm táo trộn với nước ấm trong 20 phút mỗi ngày.

Gừng

Gừng có thể làm giảm đau gót chân, sử dụng nó để nấu ăn hoặc làm trà gừng.

Bổ sung kiềm trong chế độ ăn uống

Ăn các thực phẩm có tính kiềm để làm giảm đau và cân bằng độ pH trong cơ thể. Những thực phẩm có tính kiềm cao, bao gồm: ớt cayenne, hạt tiêu…

Những loại thực phẩm không nên để trong tủ lạnh

Tin liên quan

Bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng tình trạng bàn chân và mức độ cơn đau, khoảng thời gian mà người bệnh đã đi hay đứng, loại giày sử dụng cũng như bệnh sử chi tiết của người bệnh.

Người bệnh sẽ được kiểm tra các cơ trên chân bắt đầu từ đầu gối, tìm những bất thường hoặc thay đổi trên da. Bác sĩ có thể nắn bóp gót chân để phát hiện các vấn đề về thần kinh, u nang hoặc tình trạng gãy xương do mỏi. Trong một số trường hợp, người bệnh vẫn cần xét nghiệm máu hoặc các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác, chẳng hạn như chụp X-quang.

Viêm cân gan chân là loại đau gót chân phổ biến nhất, nhưng còn nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng này. Chẩn đoán chính xác sẽ giúp việc điều trị mang lại nhiều hiệu quả.

>>> Bạn có thể quan tâm: Chứng gai gót chân và những câu hỏi thường gặp

Những phương pháp nào giúp điều trị đau gót chân?

Người bệnh có thể thử các phương pháp trị đau gót chân tại nhà để giảm bớt sự khó chịu, chẳng hạn như:

  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Tránh chạy hoặc đứng trong thời gian dài, đi bộ trên bề mặt cứng và bất kỳ hoạt động nào có thể làm căng cơ gót chân.
  • Chườm đá. Chữa đau gót chân bằng cách chườm đá [không đặt đá trực tiếp lên da] vào gót chân đau trong 10–15 phút, 2 lần một ngày.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn.
  • Mang giày đúng kích cỡ, có đệm lót chân. Nếu tập luyện một bộ môn thể thao, cần lựa chọn dòng giày dành riêng cho hoạt động đó.
  • Các bài tập duỗi cơ cẳng chân. Thực hiện các bài tập này sẽ giúp giảm tình trạng đau gót chân mỗi sáng.

Người bệnh nên đi khám nếu tình trạng đau kéo dài liên tục trong hơn một tuần, không có dấu hiệu cải thiện dù đã áp dụng nhiều biện pháp tại nhà để giảm đau, hay khi cơn đau xảy ra ngay cả khi nằm, ngồi. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện vật lý trị liệu, giúp tăng cường độ bền cơ bắp và gân bàn chân, giảm tỷ lệ chấn thương. Vậy đau gót chân uống thuốc gì? Nếu cơn đau quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc chống viêm bằng đường tiêm vào chân hoặc uống.

Trong những trường hợp hiếm hơn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để khắc phục vấn đề. Tuy nhiên, phẫu thuật gót chân thường đòi hỏi thời gian phục hồi lâu và có thể không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Các môn thể thao đòi hỏi cường độ vận động cao, hay phải chạy nhảy như quần vợt... cần lưu ý đến các vấn đề liên quan đến gân gót chân – hay còn gọi là gân Achilles.

Viêm gân Achilles là một chấn thương lạm dụng của gân Achilles, dải mô nối các cơ bắp chân ở phía sau chân dưới với xương gót chân.

Viêm gân Achilles thường xảy ra nhất ở những người chạy bộ đột nhiên tăng cường độ hoặc thời gian chạy. Nó cũng phổ biến ở những người trung niên chơi thể thao, chẳng hạn như quần vợt hoặc bóng rổ, chỉ vào cuối tuần.

Hầu hết các trường hợp viêm gân Achilles có thể được điều trị bằng cách chăm sóc tại nhà tương đối đơn giản dưới sự giám sát của bác sĩ. Các phương pháp tự chăm sóc cần thiết để ngăn chặn các đợt tái phát. Các trường hợp nghiêm trọng hơn của viêm gân Achilles có thể dẫn đến rách gân có thể phải can thiệp phẫu thuật.

Cơn đau liên quan đến viêm gân Achilles thường bắt đầu như một cơn đau nhẹ ở phía sau chân hoặc phía trên gót chân sau khi chạy hoặc các hoạt động thể thao khác. Các cơn đau dữ dội hơn có thể xảy ra sau khi chạy dài, leo cầu thang hoặc chạy nước rút.

Người bệnh cũng có thể phải trải qua những cơn đau hay cứng khớp, nhất là buổi sáng, thường cải thiện khi hoạt động nhẹ.

Viêm gân Achilles là do sự căng kéo lặp đi lặp lại hoặc dữ dội trên gân Achilles, dải mô kết nối cơ bắp chân với xương gót chân. Gân này được sử dụng khi đi bộ, chạy, nhảy hoặc đẩy ngón chân lên.

Cấu trúc gân Achilles yếu dần đi cùng tuổi tác, khiến nó càng khiến nó dễ bị chấn thương hơn - đặc biệt ở những người chỉ tham gia thể thao vào cuối tuần hoặc những người đột nhiên tăng cường độ của các chương trình chạy bộ.

Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm gân Achilles, bao gồm:

  • Giới tính. Viêm gân Achilles xảy ra phổ biến nhất ở nam giới.
  • Tuổi tác. Viêm gân Achilles là phổ biến hơn khi bạn già đi.

Viêm gân Achilles là phổ biến hơn khi bạn già đi

  • Vấn đề thể chất. Một vòm phẳng tự nhiên trong bàn chân của bạn có thể làm tăng độ căng cho gân Achilles. Béo phì và cơ bắp chân săn chắc cũng có thể làm căng gân hơn.
  • Lựa chọn hoạt động. Chạy trong giày mòn có thể làm tăng nguy cơ viêm gân Achilles. Đau gân xảy ra thường xuyên hơn trong thời tiết lạnh hơn so với thời tiết ấm áp và chạy trên địa hình đồi núi cũng có thể khiến người bệnh bị chấn thương Achilles.
  • Tình trạng sức khỏe. Những người bị bệnh vẩy nến hoặc cao huyết áp có nguy cơ mắc bệnh viêm gân Achilles cao hơn.
  • Thuốc. Một số loại kháng sinh, được gọi là fluoroquinolones, có liên quan đến tỷ lệ viêm gân Achilles cao hơn

Biến chứng

  • Viêm gân Achilles có thể làm suy yếu gân, khiến nó dễ bị rách hơn [đứt] - một chấn thương đau đớn thường phải can thiệp phẫu thuật.

Nếu bị những cơn đau kéo dài xung quanh gân Achilles, hãy liên lạc với bác sĩ. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu cơn đau hoặc thương tật nặng. Bạn có thể bị đứt gân Achilles [rách].

Mặc dù có thể không thể ngăn ngừa viêm gân Achilles, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm nguy cơ mắc phải:

  • Tăng dần dần mức độ hoạt động. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu một chế độ tập thể dục, hãy bắt đầu từ từ và tăng dần thời lượng và cường độ tập luyện.
  • Từ tốn thôi. Tránh các hoạt động gây căng thẳng quá mức trên gân, chẳng hạn như chạy đồi. Nếu bạn tham gia vào một hoạt động gắng sức, trước tiên hãy làm nóng bằng cách tập thể dục với tốc độ chậm hơn. Nếu một bài tập cụ thể làm bạn thấy đau, hãy dừng lại và nghỉ ngơi.
  • Chọn giày cẩn thận. Những đôi giày mang trong khi tập thể dục phải có đệm đầy đủ cho gót chân của bạn và nên có một vòm đệm vững chắc để giúp giảm căng thẳng cho gân Achilles. Thay giày cũ. Nếu đôi giày của bạn ở trong tình trạng tốt nhưng không nâng đỡ bàn chân của bạn, hãy thử vòm đệm trong cả hai đôi giày.

Chọn giày cẩn thận cho phù hợp với chân của mình

  • Giãn cơ hàng ngày. Hãy dành thời gian giãn cơ bắp chân và gân Achilles vào buổi sáng, trước và sau tập thể dục để duy trì sự dẻo dai. Điều này đặc biệt quan trọng nhằm tránh viêm gân Achilles tái phát.
  • Tăng cường cơ bắp chân. Cơ bắp chân khỏe mạnh cho phép bắp chân và gân Achilles chịu đựng tốt hơn những căng thẳng mà chúng phải gánh khi hoạt động và tập thể dục.
  • Tập luyện chéo. Thay thế các hoạt động cường độ cao như chạy nhảy bằng các hoạt động cường độ thấp như đạp xe và bơi.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết tham khảo nguồn: Mayoclinic.org

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề