Cách chữa mèo bị hoại tử

Ngày đăng : 30/10/2020 - 4:37 PM

DỊCH VỤ PHẪU THUẬT CHÓ MÈO

Dịch Vụ Phẫu Thuật Chó Mèo Của Thú - y Red gồm những gì?

Dịch vụ phẫu thuật cho chó mèo là dịch vụ cung cấp những thủ thuật, tiểu phẫu được thực hiện trên vật nuôi do đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao thực hiện tại thú y Red

Phẫu thuật được thực hiện sau những chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm tra của bác sĩ thú ý đối với tình trạng của vật nuôi. Trường hợp buộc phải phẫu thuật để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của vật nuôi, dịch vụ phẫu thuật chó mèo cho phép thực hiện nhanh chóng, hiệu quả nhất, giúp vật nuôi sống khỏe mạnh, ổn định.

Với đội ngũ y bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc thú cưng, hệ thống trang thiết bị hiện đại, công nghệ kiểm tra, khám, xét nghiệm cho vật nuôi hiện đại…bạn có thể yên tâm khi mang thú cưng đến các chi nhánh của thú - y Red

1.  Phẫu thuật mổ đẻ

Đây là dạng phẫu thuật phổ biến hiện nay, thực hiện khi thú cưng của bạn gặp vấn đề về sinh đẻ gồm khó sinh hay không đẻ được do tử cung có vấn đề, do con mẹ yếu không có sức rặn, con con quá lớn, bộ phận sinh dục của con mẹ bị dị tật không thể đẻ thường, do ngôi thai ngang, thai ngược hay không thể xoay lại, do chủ nuôi muốn thú cưng của mình đẻ sớm hoặc không muốn thú cưng đẻ thường…

Phẫu thuật mổ đẻ sẽ giúp can thiệp lấy con non ra và đảm bảo an toàn tính mạng cho con mẹ.

2.  Phẫu thuật triệt sản

Phẫu thuật triệt sản chó mèo nhằm mục đích cắt bỏ bộ phận sinh dục của chó mèo để chúng không thể sinh con được. Buồng trứng hoặc tử cung của con cái, tinh hoàn của con đực sẽ được cắt bỏ khi chủ nuôi muốn và yêu cầu đến bác sĩ thú y.

3.  Phẫu thuật sa thực tràng

Phẫu thuật sa thực tràng là cắt bỏ phần thực tràng thoát ra khỏi hậu môn, gây đau đớn cho vật nuôi, khiến chúng lâu lớn, gầy guộc. Phẫu thuật sa trực tràng sẽ loại bỏ phần đó, đảm bảo sức khỏe ổn định cho vật nuôi.

Sa trực tràng do nhiều nguyên nhân như táo bón kéo dài; Chó mèo rặn đẻ nhiều và lâu; Ảnh hưởng từ thuốc khi dùng thuốc liều cao; Ảnh hưởng từ bệnh viêm ruột già, viêm trực tràng; Cơ nâng hậu môn yếu; Cơ thể thiếu nước dẫn đến tăng quá trình co bóp…

4.  Phẫu thuật bướu

Cũng giống như con người, cơ thể vật nuôi cũng sẽ xuất hiện những khối u thịt ở cổ, bụng, chân hay bất cứ chỗ nào ở cơ thể chúng, gọi là bướu. Gồm có 2 loại, bướu lành tính không gây hại cho thú cưng và bướu ác tính sẽ gây hại cho thú cưng. Phẫu thuật bướu là cắt bỏ bướu lành cũng như bướu độc để vật nuôi sinh trưởng tốt, có tuổi thọ lâu dài.

5.  Phẫu thuật cắt đuôi

Có nhiều nguyên nhân mà chủ nuôi muốn cắt đuôi cho thú cưng của mình, như muốn làm đẹp cho thú cưng, thú nuôi gặp vấn đề đối với đuôi của mình như nó bị thương nặng hoặc bị hoại tử… Thông thường, để làm đẹp, chủ nuôi thường cho phẫu thuật cắt đuôi khi thú cưng còn nhỏ để chúng ít đau hơn. Với những vật nuôi đã lớn, khi cắt đuổi cần có thuốc mê và hậu phẫu.

6.  Phẫu thuật viêm tử cung

Viêm tử cung xuất hiện ở chó mèo là do lâu năm không sinh sản, dùng thuộc ngừng động dục quá nhiều, do thai chết lưu không phát hiện kịp thời… Biểu hiện của tình trạng này là tử cung chảy nhiều dịch mủ tanh, thối, bụng chó mèo căng to như chửa nhưng tuyến vú không phát triển, uống nước nhiều…

Bệnh này rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến mạng sống của vật nuôi do đó bạn cần nhanh chóng mang chúng đến phòng khám thú y để được xét nghiệm, siêu âm, phẫu thuật viêm tử cung và điều trị kịp thời.

7.  Phẫu thuật cắt mống mắt

Chó mèo gặp vấn đề về mống mắt, mắt bị đau rát hoặc khó chịu, mắt có hiện tượng đau, đỏ và bị cộm cục thịt ở dưới mi mắt, khiến chúng chậm lớn, rầu rĩ, chán chơi… Bạn nên quan sát và mang thú cưng đến phòng khám thú y để cắt mống mắt đó.

8.  Phẫu thuật nhét mắt

Phẫu thuật này được thực hiện khi chó mèo bị thương do cắn nhau hoặc bị vật nhọn đâm vào mắt khiến mắt bị lồi, hoại tử, ảnh hưởng đến sức nhìn và sức khỏe của chúng. Phẫu thuật nhét mắt tức là đưa mắt cho mèo về vị trí ban đầu.

9.  Phẫu thuật mổ Hernie

Đây là hiện tượng chó mèo bị sa ruột [thoát vị rốn] do bị di tật bẩm sinh, do cắt rốn không đúng kỹ thuật, khi đó rốn có một lỗ nhỏ không được đóng kín, các nội tạng trong bụng theo lỗ này thoát ra ngoài. Ban đầu tại rốn chỉ là một cục thịt nhỏ cỡ ngón tay nhô lên, càng lâu nó càng to lên và gây nguy hiểm cho vật nuôi.

Phẫu thuật mổ Hernie là cắt bỏ cục u khi còn nhỏ. Tuy vậy hiện tượng này rất dễ bị tái lại.

10.  Phẫu thuật nối ruột, tháo ruột

Phẫu thuật này được thực hiện do vật nuôi bị tổn thương ở ruột như cắn nhau bị lòi ruột, ruột bị xoắn, ruột bị tổn thương cần nối lại… Các bác sĩ sẽ tiến hành mổ bụng chó mèo, tìm lại đoạn ruột bị thương hoặc bị rách để nối lại, sắp xếp lại các đoạn ruột bị xoắn.

11.  Phẫu thuật mổ sạn bàng quang, mổ sỏi thận

Chó mèo khi có sạn trong cơ thể, nếu để quá lâu không xử lý thì sẽ ngày càng to, khiến chó mèo đi tiểu khó khăn và đau rát, gây nguy hiểm đến tính mạng của chó mèo.

Nguyên nhân bị sỏi sạn ở thú cưng là do uống ít nước, ăn thức ăn quá nhiều đạm, thường xuyên ăn mặn, ăn thịt quá nhiều, nhiễm trùng đường tiết niệu…Phẫu thuật giúp lấy sạn sỏi ra khỏi cơ thể chó mèo sau khi được siêu âm chẩn đoán bị sỏi thận hay sạn bàng quang.

12.  Phẫu thuật tháo khớp

Phẫu thuật tháo khớp để loại bỏ phần chân bị hoại tử do vết thương bên ngoài. Nếu không tháo khớp phần bị hoại tử sẽ khiến chỗ hoại tử đó ăn dần ra và làm hỏng những bộ phận còn lại.

13.  Phẫu thuật áp xe

Áp xe là hiện tượng chó mèo bị sưng một cục cứng có mủ ở tay, chân, lưng, hoặc bất cứ chỗ nào trên cơ thể, khiến chúng bị đau khi bị sờ nắn vào. Nếu áp xe sưng to, bị nặng thì cần mang thú cưng đi mổ để lấy mủ ra. Trường hợp áp xe nhẹ có thể tự vỡ mủ và tự khỏi.

14.  Tiểu phẫu mổ vành tai

Vành tai của chó mèo bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như thường xuyên gãi tai gây tổn thương vành tai; do cắn nhau, do bị nhiễm trùng, bị ve rận cắn… khiến vành tai bị vỡ mạch máu, bị tụ máu làm sưng vành tai, nhiễm trùng. Tiểu phẫu mổ vành tai giúp lấy máu ra, rửa sạch và sát trùng vết thương.

15.  Tiểu phẫu khâu da

Khi da chó mèo bị rách một mảng, có nguy cơ nhiễm trùng và hoại tử nếu không được khâu lại kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi. Tiểu phẫu khâu da sẽ giúp may lại da cho chó mèo bằng chỉ may sử dụng trong thú y.

Ngoài những dạng phẫu thuật cho mèo cơ bản trên, tại Procare còn có các dịch vụ phẫu thuật khác như phẫu thuật bó bột, lấy dị vật khỏi dạ dày, ruột… Tùy thuộc vào tình trạng của từng loại vật nuôi sẽ được tiến hành mổ ở những vị trí quy định. Sau mổ, vật nuôi được chăm sóc cho đến khi lành hẳn.

HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN, SĐT HOẶC LIÊN HỆ NGAY VỚI THÚ Y RED ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT!!!

Mèo bị áp xe sau khi tiêm là một trong những biến chứng thứ phát của vết thương sau khi tiêm chích dưới da hoặc tiêm bắp. Đặc biệt khi tiêm các thuốc dầu hoặc thuốc nội tiết, thuốc bổ, kể cả vắc-xin.

Nguyên nhân là do bị viêm nhiễm và kết quả của quá trình miễn dịch. Sau khi tiêm, một số vi khuẩn tụ cầu vàng hay liên cầu tấn công vào vết thương, sinh độc tố và hình thành mủ. Những vi khuẩn và tế bào bạch cầu bị chết, xác của chúng cũng được phân hóa thành mủ khiến mèo bị áp xe.

Hiện nay tình trạng mèo bị áp xe sau khi tiêm thuốc rất hay gặp. Nhất là ở mèo anh lông ngắn, mèo Ba Tư… Khi mà chủ nuôi chỉ cần ra cửa hàng thuốc thú y là có thể mua thuốc và tự tiêm cho cún yêu. Điều này cũng nên hạn chế trừ trường hợp với những vùng ít có điều kiện mang tới Phòng khám thú y.

Các dạng mèo bị áp xe sau khi tiêm

Mèo bị áp xe sau khi tiêm nông dưới da

Quan sát thấy một khối phồng, da bao phủ lên ổ áp xe đỏ, sưng nề vùng da xung quanh, khi sờ vào có cảm giác nóng, đau, lùng nhùng do chứa mủ bên trong.

Triệu chứng đau gặp trong áp xe là do áp lực trong khối áp xe tăng. Khi nhiễm trùng lan rộng ra các mô sâu hơn, người bệnh có thể có sốt, mệt mỏi.

Mèo bị áp xe sau khi tiêm bên trong cơ thể

Được phân loại áp xe sâu. Mèo bị áp xe sau khi tiêm gặp phải có triệu chứng toàn thân như sốt cao, rét run, ớn lạnh, môi khô, lưỡi bẩn. Toàn thân mệt mỏi, suy kiệt, hốc hác. Tùy theo vị trí của ổ áp xe ở mèo, trên lâm sàng có thể gặp phải các triệu chứng khác như sốt cao rét run.

Mèo bị áp xe do bị thương

Mèo bị áp xe ở vùng đầu, cổ hoặc lưng, khấu đuôi… Là những nơi dễ bị xây xát, tổn thương do va chạm hoặc cắn nhau bị nhiễm trùng. Sờ thấy có nổi u cục lúc đầu cứng. Sau khi nhiễm trùng sinh mủ, ổ áp-xe to dần, mềm. Lâu ngày có thể tự vỡ và bốc mùi tanh hôi khó chịu.

Triệu trứng mèo bị áp xe do bị thương

Một số triệu chứng có thể nhầm lẫn với một số bệnh thường gặp ở mèo. Cần quan sát và theo dõi để phán đoán đúng bệnh. Chính vì vậy, bạn cần thường xuyên quan sát chú mèo của bạn.

Đồng thời kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ. Nếu có những dấu hiệu như trên, hãy đưa mèo tới gặp bác sĩ thú y để kiểm tra ngay nhé. Phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng ngắn và tỉ lệ chữa khỏi cho mèo bị bệnh áp xe càng tăng.

Biện pháp điều trị mèo bị áp xe có mủ

Nếu phát hiện mèo có những nguyên nhân trên cần thông báo ngay cho bác sĩ thú y. Đặc biệt sau khi tiêm vacxin phòng bệnh hoặc phẫu thuật. Việc phát hiện kịp thời sẽ giúp bác sĩ xử lý vết thương nhanh và có hiệu quả hơn.

Mèo bị áp xe có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Các phương phương điều trị áp xe ở mèo phổ biến nhất hiện nay:

Có thể xử lý tháo mủ, sử dụng dung dịch sát trùng ổ áp xe ở mèo và tiêm kháng sinh. Các vị trí mèo bị áp xe gần tuyến nước bọt, trên lưng, cột sống gây đau đớn, bại liệt cần khẩn cấp điều trị. Bảo đảm vô trùng các vết tiêm chích, mổ. Không dùng chung xi lanh khi tiêm phòng cho mèo. Tránh làm chảy máu sau khi tiêm.

Video liên quan

Chủ Đề