Cách đánh giá hiện trạng khu đất

Tên đề tài luận án: Đánh giá hiện trạng và xây dựng các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường đất trong hoạt động nghĩa trang và nghĩa địa tại thành phố Hồ Chí Minh Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường Mã số ngành: 62850101 Họ tên nghiên cứu sinh: Trần Thiện Phong Khóa đào tạo: 2014 Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Phan Liêu Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- ĐHQG.HCM 1. Tóm tắt luận án Ngoài các phần Danh mục các ký hiệu, Mở đầu, Tổng quan, Danh mục công trình và Tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1: Nội dung nghiên cứu: Trình bày quy trình 06 bước hoạch định các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường đất cho hoạt động nghĩa trang và nghĩa địa tại thành phố Hồ Chí Minh, gồm: Nghiên cứu các mô hình quản lý sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa; đánh giá hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa; đánh giá tác động hoạt động nghĩa trang nghĩa địa và tài nguyên môi trường đất; đánh giá ảnh hưởng của đất nghĩa trang nghĩa địa với kinh tế - xã hội; đánh giá tình hình quy hoạch và thực hiện quản lý đất nghĩa trang nghĩa địa; xây dựng các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường đất trong hoạt động nghĩa trang nghĩa địa. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu: Từ quy trình 06 bước hoạch định các giải pháp quản lý tổng hợp đất cho hoạt động nghĩa trang nghĩa địa tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng nội dung nghiên cứu. Các phương pháp: điều tra theo phiếu mẫu, lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường đất; lập bản đồ theo ứng dụng GIS và đánh giá hiệu quả kinh tế đất nghĩa trang nghĩa địa là những phương pháp mới được áp dụng trong thực hiện đề tài. Chương 3: Trình bày kết quả nghiên cứu về hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai; điều tra khảo sát lập Bản đồ hiện trạng đất nghĩa trang nghĩa địa ở thành phố Hồ Chí Minh; quan trắc môi trường đất ở nghĩa trang và mức độ ô nhiễm môi trường đất xung quanh khu nghĩa trang nghĩa địa trên địa bàn; đánh giá về tính chồng chéo, bất khả thi trong thực hiện chính sách pháp luật quy hoạch quản lý sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa của Thành phố, từ đó, đề xuất nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch quản lý sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa tại thành phố Hồ Chí Minh và mô hình quy hoạch quản lý sử dụng nghĩa trang chuyên hỏa táng hoặc kết hợp vừa chôn cất vừa hỏa táng; đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp thay đổi từ hình thức địa táng sang hỏa táng, bao gồm các giải pháp về chính sách quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang, chính sách hành chính tổ chức và chính sách kinh tế. Chương 4: Kết luận và kiến nghị: Trình bày các đóng góp mới cho khoa học và thực tiễn. 2. Những kết quả mới của luận án - Lập Bản đồ hiện trạng nghĩa trang nghĩa địa thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ 1/50.000, thể hiện các thửa đất nghĩa trang nghĩa địa trên địa bàn Thành phố. - Lập Bản đồ Vùng ảnh hưởng an toàn về môi trường của đất nghĩa trang nghĩa địa thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ 1/50.000, theo Quy chuẩn xây dựng về quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang. Đây là điểm mới phát triển được cơ sở dữ liệu và vùng ảnh hưởng an toàn về môi trường đất nghĩa trang nghĩa địa theo thửa đất góp phần làm cơ sở chuyển đổi số trong quản lý tài nguyên đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ cho khai thác và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên đất. - Đánh giá ảnh hưởng của nghĩa trang nghĩa địa đến môi trường đất xung quanh khu chôn cất, qua kết quả phân tích chỉ tiêu môi trường đất theo khoảng cách và mùa, xác định được có ô nhiễm khu vực xung quanh nghĩa trang. Đây là điểm mới thứ hai, xác định được các tiêu chí về môi trường đất ảnh hưởng từ nghĩa trang nghĩa địa và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hay những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu - Ứng dụng việc lập Bản đồ hiện trạng đất nghĩa trang nghĩa địa và Bản đồ Vùng ảnh hưởng nghĩa trang nghĩa, căn cứ theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng, để thấy rõ được tầm ảnh hưởng của loại đất này theo quy hoạch, cũng như khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường đối với vùng đất xung quanh nghĩa trang nghĩa địa đã được xác định bởi quy định pháp luật, nhằm hoạch định chính sách quy hoạch sử dụng đất đai. - Ứng dụng mô hình quy hoạch quản lý sử dụng nghĩa trang chuyên hỏa táng hoặc kết hợp vừa chôn cất vừa hỏa táng bằng công nghệ hiện đại, có thể bố trí gần khu dân cư. - Tiếp tục nghiên cứu về tác động môi trường của đất nghĩa trang với quy mô lớn và thường xuyên; về các nghĩa trang hỏa táng tiết kiệm đất; về cải tạo, bảo tồn các nghĩa trang nghĩa địa là di tích lịch sử.

Phân tích và đánh giá tổng hợp hiện trạng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và nhân lực

Đặc điểm địa lý Vị trí: Xã Võ Ninh có chiều dài chạy dọc trên tuyến Quốc lộ 1A trên 5km, có Diện tích tự nhiên toàn xã có 2.172.68ha. Phía Nam giáp xã Gia Ninh; phía Tây giáp xã Duy Ninh, Hàm Ninh; phía Bắc giáp Thị Trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh; phía Đông giáp Biển Đông và xã Hải Ninh. Địa hình địa mạo Địa hình xã bao gồm các cồn cát, đồi cát, đồng bằng nhỏ hẹp dọc theo các suối cát ngang địa hình khu vực xã. Hướng chính của địa hình là hướng Tây Nam- Đông Bắc. Xã thuộc vùng đồng bằng không có núi, phía Đông cao, phía Tây thấp trũng, diện tích còn lại địa hình bằng phẳng nhưng thấp trũng.

Cao độ địa hình xã biến thiên từ [+0.1]- [+45]m, cao độ phổ biến [+10]- [+15]m[đánh giá theo nền bản đồ lâm nghiệp]. Các triền suối có cao độ từ [+3]- [+7]m là vùng cát có nhiều tiềm năng nuôi trồng thủy sản và trông trọt một số loại cây điển hình như cây khoai lang… Các triền suối thấp có cao độ trong khoảng 0.5- 1m, trong mùa mưa thường bị ngập vùng ven suối trong thời gian ngắn, không ảnh hưởng đến khu vực dân cư. Khí hậu, địa chất, thuỷ văn.

  1. Khí hậu.

Huyện Quảng Ninh thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Bắc Trung Bộ, mùa đông lạnh, mưa nhiều, mùa hạ khô nóng. Nhiệt độ TB năm 24,4oC; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 40,1- 40,6oC vào tháng 6- 7; thấp nhất tuyệt đối 7,8- 9,4oC vào tháng 12- 1. Tổng tích ôn trong năm 8600- 9000oC. Lượng nước bốc hơi bình quân năm đạt 1050mm; lượng bốc hơi nhiều nhất vào tháng 4,5,6,7 thường bị khô hạn, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Gió Tây Nam hoạt động, cao điểm là tháng 7. Độ ẩm bình quân năm đạt 83%, độ ẩm cao nhất vào cuối mùa đông đạt 87%; độ ẩm thấp nhất vào tháng 7,8 đạt 70%. Do là địa hình đồng bằng nên lượng mưa thấp, số ngày mưa ngắn hơn so với vùng núi của tỉnh. Lượng mưa trung bình năm khoảng 2100- 2300mm; Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 năm sau; mưa tập trung trong 4 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12, mưa lũ trên diện rộng thường xảy ra vào thời kì này. Trung bình xã có 1-2 cơn bão/năm; gió Đông Bắc tù tháng 9 đến tháng 4 năm sau; gió Đông Nam khô nóng từ tháng 4-8, xuất hiện từ 30-40 ngày/năm, cao điểm là tháng 7.

  1. Địa chất, thủy văn.

Phía Tây Nam có sông Trúc Ly nối liền sông Nhật Lệ ở phía Tây Bắc trong mùa mưa lũ gây ngập lụt lớn trên diện rộng. Về mùa khô nước sông xuống thấp, dòng chảy rất nhỏ, do nước ở các sông này bị nhiễm mặn, phèn nên ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên có thể tận dụng đặc điểm này để quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản. Tài nguyên.

  1. Tài nguyên đất.

Diện tích tự nhiên toàn xã có 2.172.68ha[ Năm 2012] với các loại đất chính sau: Đất cát trung tính ít chua: Tập trung chủ yếu ở vùng trũng. Loại đất này phản ứng ít chua, hàm lượng mùn tầng mặt từ nghèo đến trung bình, hàm lượng lân tổng số trung bình thấp, kali, lân tổng hợp và dễ tiêu nghèo và rất nghèo. Tổng lượng cation kiềm trao đổi và dung tích hấp thu đều thấp, độ bão hòa bazo các tầng đều trên 50%. Hàm lượng sắt, nhôm hoạt động đều ở mức trung bình thấp. Tỷ lệ cát các tầng đều rất cao. Đất mặn trung bình và ít sâu: Tập trung dọc bờ song Nhật Lệ. Đất cồn cát trắng vàng điển hình: Tập trung ở vùng đồi cát phía Đông, chiếm một diện tích khá lớn. Đất phèn hoạt động nông mặn trung bình và ít: Tập trung ở các vùng trũng ven sông Trúc Ly và lưu vực. Loại đất này chiếm diện tích không lớn nhưng lại ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp của địa phương. Vì vậy hàng năm cần có chế độ canh tác hợp lý để thau chua rửa phèn nhằm tạo nên độ phì, độ màu mỡ của đất.

  1. Tài nguyên rừng

Chủ yếu là rừng phòng hộ diện tích 928,89 ha, bên cạnh đó rừng sản xuất có diện tích 438,59ha có giá trị kinh tế đem lại thu nhập cao cho người dân và một số rừng hộ gia đình trồng với tổng diện tích 433,39 ha để chắn cát bay cát lấp về mùa bão lũ. Song song với quá trình trồng rừng mới, UBND xã đã giao khoán rừng cho hộ dân để chăm sóc, bảo vệ và khai thác hợp lý, đồng thời tuyên truyền bảo vệ rừng.

  1. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt khá phong phú tuy nhiên việc sử dụng chưa phục vụ cho nông nghiệp và sinh hoạt còn hạn chế do sự phân hóa khí hậu theo mùa. Xã có sông Trúc Ly ở phía Nam và và sông Nhật Lệ ở phía Đông với tổng diện tích 147,28 ha, chiếm 6,77% tổng diện tích đất tự nhiên, đang kết hợp NTTS bằng Lồng bè và một số vùng khác được đưa vào khoanh nuôi và đánh bắt như: vùng Đầm Trúc Ly, vùng Hoa Châu thôn Thượng, Tiền có tổng diện tích là: 20 ha. Diện tích đang sử dụng để NTTS ở vùng nước là:112 ha. Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của xã rất phong phú, phân bố không đều và mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình lượng mưa trong năm. Chất lượng nước nhìn chung khá tốt, rất thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như sinh hoạt. Riêng đối với vùng đồng bằng ven sông thường bị nhiễm mặn do thủy triều lên gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân.

  1. Tài nguyên khoáng sản

Đất cho hoạt đông khoáng sản diện tích có 6,8 ha, chiếm 0,31% tổng diện tích đất tự nhiên, hiện nay đã có 10 mỏ khai thác cát san lấp do Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp phép khai thác. Nhìn chung lợi thế phát triển của tài nguyên tương đối thuận lợi để phát triển sản xuất lúa, hoa, rau màu các loại, chăn nuôi gia súc gia cầm kết hợp NTTS và đặc biệt thuận lợi cho phát triển kinh doanh dịch vụ theo hướng đa ngành nghề. Nhân lực

  1. Lao động

Tổng số lao động trong độ tuổi: 4600 lao động ; Nam: 2.350, lao động Nữ: 2.250, lao động. Nhân dân giàu truyền thống cách mạng với bản chất cần cù lao động và đoàn kết; luôn thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, vượt khó trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua bao cam go, vật lộn với thiên nhiên, chính quyền và nhân dân xã đã cùng nhau vượt khó đi lên và đã đạt được những thành tựu đáng kể.

  1. Cơ cấu lao động.

Lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp: 3716 tỷ lệ 82,45%. Lao động làm việc trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp : 369 chiếm 8,2%. Số lao động trong độ tuổi lao động đi làm việc ngoài địa phư­ơng: 350người Lao động đã qua đào tạo đạt được 15% trong các lĩnh vực như NTTS; chăn nuôi thú y; cơ khí, xây dựng; điện dân dụng. Tỷ lệ đạtcòn thấp so với yêu cầu nông thôn mới. Lao động trực tiếp sản xuất trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư còn khá cao so với yêu cầu nông thôn mới. Bảng 1: Dự báo lao động đến năm 2020.

TT Hạng mục Hiện trạng năm 2010 Dự báo lao động 2015 2020 Tổng dân số toàn xã [người] 7837 7916 8642 1 Dân số trong độ tuổi lao động [người] 4035 4635 5746 Tỷ lệ % so với dân số 51,49 58,56 66,5 1.1 LĐ nông, lâm nghiệp, thủy sản [người] 2219 1390 1520 Tỷ lệ % so với lao động làm việc 55 30 26,47 1.2 LĐ CN, TTCN, XD, thương mại [người] 1815 3245 4225 Tỷ lệ % so với lao động làm việc 45 70 73,53

  1. Những thuận lợi, khó khăn, tiềm năng và định hướng phát triển nông nghiệp của xã.
    1. Những thuận lợi và khó khăn.

Những thuận lợi: Địa bàn xã chạy dọc quốc lộc 1A có nhiều đường liên xã chạy qua, là vị trí thuận lợi để tạo điều kiện cho người lao động dể tìm kiếm việc làm [từ khu công nghiệp, các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp]. Đồng thời điều kiện tự kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành nghề, dịch vụ - thương mại…theo hướng phát triển kinh tế và tạo việc làm tại chổ cho người lao động. Những khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi của vùng phụ cận, thì địa bàn Võ Ninh luôn tiềm ẩn những nguy cơ tệ nạn xã hội và mất trật tự xã hội khác do các địa bàn khác tràn về; đồng thời nhân dân lao động Nông nghiệp có xu hướng thoát ly sản xuất Nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nông hộ; nhu cầu việc làm phi nông nghiệp ngày càng đòi hỏi cấp bách hơn, kinh tế HTX và sản xuất nông nghiệp đòi hỏi ngày càng đổi mới theo hướng phân công lao động chuyên sản xuất hàng hoánông nghiệp và lao động đa nghành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt hoạt động của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị xã hội ở thôn, xóm ngày càng khó khăn hơn.

  1. Đánh giá tiềm năng và dự báo quy mô đất đai.
  2. Đánh giá tiềm năng đất đai:

Đất đai là một trong ngững yếu tố cơ bản để phát triển các ngành kinh tế xã hội, mức độ ảnh hưởng của đất đai đến sự phát triển của các ngành khác nhau. Việc đánh giá đất đai về mặt lượng và chất theo khả thích hợp đối với từng mục đích sử dụng đất lâu dài nhằm khai thác, sử dụng đất tiết kiệm và hợp lý. Đánh giá đúng tiềm năng đất đai là căn cứ để xác định mức độ thích nghi của đất đai đối với một loại hình nào đó, việc đánh giá sẽ đưa ra dự báo khoa học về sự thích hợp của đất, nhằm mục đích phát huy đầy đủ tiềm năng đất đai, xác định phương hướng sử dụng đất hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Ngược lại nếu không đánh giá đúng tiềm năng và khả năng thích ứng của từng loại đất đối với các mục đích sử dụng thì hiệu quả sử dụng đất thấp, dẫn đến hủy hoại đất, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái cũng như sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tiềm năng đất đai của Võ Ninh chủ yếu được phát triển dựa vào khả năng khai thác đối với các loại đất đang sử dụng trên cơ sở đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với những định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã được xây dựng. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp của xã là 1772,11 ha chiếm 81,56% diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích lúa nước là 193,95 ha, đất trồng cây hàng năm là 132,05 ha, đất lâm nghiệp là 1367,48 ha. Đây là tiềm năng khá lớn cho phát triển nông nghiệp nếu được đầu tư phát triển và khai thác hợp lý. Xác định nông – lâm nghiệp là nền tảng cho sự phát triển bền vững, Võ Ninh đã chủ động thực hiện các biện pháp tích cực và thu được những kết quả đáng ghi nhận, sản phẩm nông nghiệp từng bước trở thành hàng hóa. Vì vậy sản lượng lương thực mấy năm qua tăng đáng kể. Phát huy kết quả đó, trong thời gian tới xã sẽ tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; tăng cường ứng dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch, phát triển hệ thống thủy lợi nhằm đưa diện tích đất chưa khai thác vào sử dụng, đẩy mạnh phong trào trồng, bảo vệ rừng và tái sinh rừng. Xét về điều kiện địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, khả năng tưới tiêu, tiềm năng đất đai của xã cho việc phát triển nông nghiệp. Ngoài diện tích rừng hiện có, tiềm năng để phát triển lâm nghiệp chủ yếu được khai thác phát triển trên diện tích đất chưa sử dụng. Tăng cường công tác làm giàu vốn rừng, đặc biệt là trên diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng và đất mới trồng rừng. Chuyển đổi một phần diện tích rừng phòng hộ sang rừng sản xuất để tăng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần phủ xanh diện tích đất rừng, trồng rừng để cải thiện môi trường sinh thái, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất giấy, tạo điều kiện việc làm cho nhân dân.

  1. Định hướng phát triển.

Là xã chủ yếu gồm đất nông nghiệp và dịch vụ, đất đai chật hẹp, nguồn lao động dồi dào, cần cù nên định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã tập trung vào các hướng: Ưu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản: nâng cao hiệu quả khai thác, đánh bắt, gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường. Chuyển đổi diện tích đất trồng trọt năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản, mô hình cá – lúa có hiệu quả cao hơn. Khai thác mọi tiềm năng đất đai, ao hồ, mặt nước có đủ điều kiện mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Chú trọng đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, khai thác tiềm năng đất đai sản xuất có hiệu quả. Tập trung sản xuất mô hình rau an toàn, thương hiệu và uy tín. Phát triển các cơ sở chuyên sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn với quy mô lớn. Từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất TTCN theo hướng đa ngành nghề với quy mô nhỏ: nghề mộc, cơ khí, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng.

  1. Đánh giá việc thực hiện các quy hoạch đã và đang triển khai trên địa bàn xã.

Đánh giá việc thực hiện các quy hoạch đã có. Xã Võ Ninh có một phần diện tích nằm trong Quy hoạch chung thị xã Quán Hàu và vùng phụ cận đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiện tại đang tiến hành thực hiện quy hoạch này. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kì đầu năm 2015 của xã Võ Ninh đã được UBND huyện Quảng Ninh phê duyệt và xã đang tiến hành thực hiện quy hoạch này. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có các quy hoạch chi tiết phân lô đất ở đang được tiến hành đấu giá. Những quy hoạch còn thiếu cần phải xây dựng mới theo yêu cầu: Quy hoạchđịnh hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư và vùng sản xuất. Quy hoạch định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật Quy hoạch chi tiết trung tâm xã. Những quy hoạch cần phải bổ sung, điều chỉnh: Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 -2015 và định huớng đến năm 2020. So sánh mức độ đạt đ­ược so với tiêu chí 1 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM: Chưa đạt.

  1. Đánh giá hiện trạng hạ tầng kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
    1. Hiện trạng giao thông [Tiêu chí 2].

Đ­ường trục xã, liên xã: 15.500 m Đư­ờng trục thôn, xóm: 70.000 m Đư­ờng trục chính nội đồng: 58.744m đã được cấp phối khoảng 50%. Trong đó:

  • Đư­ờng giao thông liên xã đã đ­ược bê tông hoá: 5,5 km, đường rộng 7 m; so với tổng số: đạt 100%;
  • Đ­ường xe cơ giới có thể đi lại thuận tiện là các tuyến đường đã bê tông 5.500 m trong khu dân cư : 30.000 m; so với tổng số: đạt 41,5%;

So sánh mức độ đạt đư­ợc so với tiêu chí 2 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM: Chưa đạt. Nhìn chung xã Võ Ninh có hệ thống giao thông đối ngoại tương đối thuận lợi, cơ bản đảm bảo cho việc lưu thông. Tuy nhiên mạng lưới đường huyện phân bố không đều theo chiều dài xã, chất lượng đường chưa được tốt. Hệ thống giao thông đối nội đã được chú trọng đầu tư nhưng chưa đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chí nông thôn mới. Hệ thống giao thông nội đồng đang được đầu tư phát triển đảm bảo cho nhu cầu sản xuất của người dân.

  1. Hiện trạng thuỷ lợi [Tiêu chí 3].

Hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn xã:

  • Trạm bơm : Đã có 7 trạm hoạt động đảm bảo yêu cầu NTM ;
  • Mương tưới có tổng chiều dài: 20.000 m; trong đó: có 7.000 m kênh tưới đã được bê tông hóa đạt 35%, 10.000m mương tiêu là mương đất.
  • Có tuyến đê Nhật Lệ dài 5.800m đã đảm bảo phòng chống lũ tiểu mãn hàng năm.
  • Hệ thống tiêu nước trong khu dân cư : 56.000.000.m đang còn mương đất chưa đáp ứng việc tiêu nước trong khu dân cư.

Hệ thống tưới tiêu trong khu dân cư đang còn mương đất chưa đáp ứng được việc tưới tiêu nước trong khu dân cư. Hệ thống thủy lợi chủ yếu là hệ thống đê bao quanh vùng và thủy lợi nội đồng đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và phục vụ nuôi trồng thủy sản. Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản hiện mới triển khai ở quy mô nhỏ, do chủ đầu tư quản lý, hình thức khá hiệu quả, có nhiều triển vọng khi phát triển quy mô lớn với đầu tư trang thiết bị hiện đại. Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu t­ưới, tiêu và cấp n­ước cho sản xuất, sinh hoạt, phòng chống bão, lũ: Cơ bản đáp ứng tưới tiêu trong sản xuất và phòng chống lụt bảo. So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí 3 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM: [Chưa đạt]

  1. Hiện trạng cấp điện [Tiêu chí 4].

Số trạm biến áp 7; trong đó : số trạm đạt yêu cầu 7. xây dựng mới: 01 [ở Trúc Ly]. Hệ thống đ­ường dây hạ thế: 30 km đạt chuẩn. Hộ dùng điện đạt 100%; trong đó hộ dùng điện đạt tiêu chuẩn an toàn là 100%. Mạng lưới chiếu sáng đường giao thông xã chưa có. Mạng chiếu sáng đường thôn xóm do dân tự làm chủ yếu dùng bóng sợi đốt tiêu thụ điện năng lớn nhưng không đảm bảo hiệu quả phát sáng. Tuy nhiên nguồn điện cung cấp cho xã hiện nay tương đối đảm bảo. So sánh mức độ đạt đư­ợc so với tiêu chí 4 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM: [Đạt]

  1. Hiện trạng cấp thoát nước,quản lý chất thải

85% số hộ gia đình sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 80% số hộ sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. Hàng năm xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt tháng 9,10 gây thiệt hại về tài sản của nhân dân và ảnh hưởng đến môi trường. Thoát nước mặt mùa mưa chủ yếu theo độ dốc địa hình tự nhiên đổ về sông Trúc Ly, sông Nhật Lệ và ruộng. Khi phát triển xây dựng, cần đầu tư hệ thống thoát nước đơn giản, ít tốn kém. Để đảm bảo vệ sinh môi trường, xã đã đầu tu xây dựng bãi rác tạm chung toàn xã. Nhận xét: Hiện trạng môi trường sống của nhân dân trong xã một số nơi bị ô nhiễm bởi nước thải và chất thải rắn chưa có biện pháp xử lý.

  1. Phân tích, đánh giá và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
    1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.

Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp xã Võ Ninh.

STT Chỉ tiêu Mã Diện tích Cơ cấu [%] [1] [2] [3] [4] [5] TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 2172,68 1 Đất nông nghiệp NNP 1772,11 81,56 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 327,99 15,10 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 326,00 15,04 1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước DLN 193,95 8,93 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 0 0 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 132,05 6,08 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm LCN 1,99 0,09 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1367,48 62,94 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 438,59 20,19 1.2.1.1 Đất có rừng trồng sản xuất RST 436,76 20,10 1.2.1.2 Đất trồng rừng sản xuất RSM 1,83 0,08 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 928,89 42,75 1.2.2.1 Đất có rừng phòng hộ RPT 645,39 29,70 1.2.2.2 Đất rừng trồng phòng hộ RPM 283,50 13,05 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 76,64 3,53 1.3.1 Đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ TSL 44,59 2,05 1.3.2 Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt TSN 32,05 1,48 1.4 Đất làm muối LMU - - 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH - -

  1. Phân tích đánh giá biến động đất đai.

Biến động sử dụng đất nông nghiệp:

  • Trong 5 năm [2005 – 2010] diện tích đất nông nghiệp tăng 319,94 ha, nguyên nhân tăng chủ yếu là do chuyển từ đất rừng sang và đất sông suối và mặt nước chuyên dung.
  • Nhìn chung diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đã được khai thác triệt để và có hiệu quả. Tuy nhiên do nhu cầu phát triển kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, hàng năm phần diện tích này được sử dụng vào các mục đích khác. Do vậy đất nông nghiệp những năm tiếp theo có xu hướng giảm dần.
    1. Hiện trạng phát triển nông nghiệp và tổ chức sản xuất.

Cơ cấu kinh tế, tỷ trọng hàng hoá: Chủ yếu là phát triển nông nghiệp, đang chuyển dịch cơ cấu dần sang các hướng phát triển kinh tế mới.

  • Sản xuất nông nghiệp: 55%
  • Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ: 45%

Thu nhập bình quân đầu ngư­ời: 1.500.000đồng/ tháng đạt 88 % so với bình quân chung toàn tỉnh[ chưa đạt].

Chủ Đề