Cách đọc sơ đồ nhất thứ

  1. Bạn up lên 1 bản vẽ nhị thứ nào đó chẳng hạn, để anh em trong Forum này [cao thủ nhiều, kinh nghiệm nhiều, v.v .... ] sẽ hướng dẫn cụ thể được !

  2. tui moi ra di lam ma dung ngay cai mach nhi thu . boi roi wa co ai bit giup toi voi .cam on nhiu!

    Đề nghị các thành viên khi viết bài nhớ bỏ dấu tiếng Việt, những bài viết vi phạm lần tiếp theo sẽ bị xóa và cho leo cột điện nếu cần thiết.
    Trân trọng.

  3. Tui nói chơi chút coi thử có giúp các bạn chi không nhé: Muốn đọc mạch nhị thứ trước hết bạn phải nắm kỹ mạch nhất thứ; Tiếp theo là phải xem bản vẻ của mình đang cầm trên tay được vẻ theo kiểu nào, tiêu chuẩn nào [ý là ký hiệu các tiếp điểm, thường đóng, thường mở, cuộn dây.......] sau đó bắt đầy từ sơ đồ nguyên lý [loại sơ đồ 1 sợi có nối mấy cái cục vuông hay tròn gì đó], chú ý nguồn cấp cho nhị thứ, bắt đầu đọc từ nguồn [+] đi xem thử nó chạy qua cái gì: Ví dụ: Bạn đã nắm rỏ sơ đồ nhất thứ cấp điện cho động cơ không đồng bộ 3 pha [khởi động bằng KĐTừ đơn và BV bằng RL nhiệt]: CD [ATM] => cáp điện => tiếp điểm mạch động lực của KĐT=> cuộn dây RL nhiệt [có thể chỉ có 2 pha A và C] sau đó đến độc cơ nối Y; tiếp theo bạn đọc mạch nhị thứ nhé: [+] nguồn => đầu nút nhấn start, cuối nút nhấn start=> đầu nút stop; bên cạnh đó nối song song với nút start là tiếp điểm thường hở của contactor; cuối stop=> 1 đầu cuộn dây contactor cuối cuộn dây contactor nối đầu tiếp điểm thường đóng RL nhiệt, cuối role nhiệt đấu [-] nguồn. Kiểm tra lại và phân tích nguyên lý làm việc của mạch điện ứng với yêu cầu làm việc nhất thứ. [IMG]images/smilies/21[1].gif[/IMG]

    Tui chỉ biết nói chơi rưa thui nhé, AE cố gắng đọc chứ mạch nhị thứ là một cái đống lộn xộn, rối rắm và không dành cho những người thích chạy và nhác học như tui [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG][IMG]images/smilies/2.gif[/IMG][IMG]images/smilies/2.gif[/IMG]

  4. Gửi bởi quochung110kV

    các bác cho em hỏi bí quyết cách đọc sơ đồ mạch nhị thứ của các thiết bị điện 1cách nhanh nhất?mong các bạn ai biết chỉ giáo dùm.thank[IMG]images/smilies/yoyo92.gif[/IMG][IMG]images/smilies/th_yoyo1.gif[/IMG]

    Mạch nhất thứ là gì, và mạch nhị thứ nó như thế nào? Các bạn có thể giải thích từ đầu cho người nào không biết để hiểu được không?

  5. Mạch nhất thứ là mạch động lực. Mạch nhị thứ là mạch điều khiển. Thường được viết bằng cad, theo sơ đồ đơn dây. Bây giờ có nhiều phần mềm hổ trợ hay lắm. Muốn hiêu được một sơ đồ nhị thứ, truóc tiên bạn phải biết đó là sơ đồ của tủ ji, mục đích điều khiển cái ji, để được cái ji!!!

    Có một cách dể hiểu và tiếp cận nhanh đó là tham gia vào việc đấu nối. thuòng thì sẽ có 1 cao thủ theo bạn làm viec này. Nói thì vòng vo vậy, chứ đơn giản lắm.

  6. minh nghĩ phải học các kí hiệu trên sơ đồ đó

  7. Các bác có tài liệu nào hướng dẫn các kí hiệu trong sơ đồ nhị thứ không up lên cho ae đi

  8. Mình thấy đều có quy định cả mà. mỗi công ty đều phải thống nhất kí hiệu các thiết bị

  9. Chẳng có sách nào viết về đọc mạch nhị thứ đâu bạn, mỗi nhà cung cấp thiết bị 1 kiểu sơ đồ và 1 kiểu ký hiệu
    Như mình thì những lần đầu tiên thấy mạch thì mình hỏi tới cặn kẽ, các thiết bị hay dùng như :rơ-le trung gian, rơ-le thời gian, tiếp điểm hành trình, rơ-le chốt nắm được 1 2 lần sau, về sau thì tự ngộ & hỏi thêm thôi
    & mạch nhị thứ cực kỳ thú vị ấy, nó cho mình tư duy về cách thiết bị làm việc..

  10. Chắc họ giấu nghề rồi bác Quocrhanhbg ơi, Còn bạn Quochung110kv nếu bạn cần, bạn có thể gửi một sơ đồ nhị thứ lên rồi từ đó anh em mới hướng dẫn bạn cách đọc được chứ! Chúc bạn thành công.


 

Tại nhà máy điện, trạm điện và các thiết bị chính, thiết bị phụ trợ đều phải được đặt tên, đánh số. Các thiết bị chính phải đánh số theo quy định, các thiết bị phụ phải đánh số thứ tự theo thiết bị chính và thêm các ký tự tiếp theo để phân biệt.

1. Đánh số cho cấp điện áp:

– Điện áp 500 kV: Lấy chữ số 5

– Điện áp 220 kV: Lấy chữ số 2

– Điện áp 110 kV: Lấy chữ số 1

– Điện áp 66 kV: Lấy chữ số 7

– Điện áp 35 kV: Lấy chữ số 3

– Điện áp 22 kV: Lấy chữ số 4

– Điện áp 15 kV : Lấy chữ số 8 [riêng điện áp đầu cực máy phát điện, máy bù đồng bộ / 15 kV đều lấy số 9]

– Điện áp 10 kV: Lấy chữ số 9 [điện áp đầu cực máy phát điện, máy bù đồng bộ / 10 kV đều lấy số 9]

– Điện áp 6 kV: Lấy chữ số 6 [điện áp đầu cực máy phát điện, máy bù đồng bộ < 10 kV đều lấy số 6]

– Các cấp điện áp khác do cấp điều độ có quyền điều khiển tự quy định.

2. Đặt tên thanh cái:

– Ký tự thứ nhất lấy là chữ C.

– Ký tự thứ hai chỉ cấp điện áp.

– Ký tự thứ ba chỉ số thứ tự thanh cái, riêng số 9 ký hiệu thanh cái vòng.

Ví dụ: 

– C12: biểu thị thanh cái 2 điện áp 110 kV.

– C21: biểu thị thanh cái 1 điện áp 220 kV.

– C29: biểu thị thanh cái vòng điện áp 220 kV.

3. Tên của máy phát hoặc máy bù đồng bộ:

– Ký tự đầu được quy định như sau: 

    + Đối với nhiệt điện hơi nước: Ký hiệu là chữ S.

    + Đối với thủy điện: Ký hiệu là chữ H.

    + Đối với tuabin khí: ký hiệu là chữ GT.

    + Đối với đuôi hơi của tuabin khí: Ký hiệu là chữ ST.

    + Đối với điesel: Ký hiệu là chữ D.

    + Đối với máy bù quay: Ký hiệu là chữ B.

– Ký tự tiếp theo là số thứ tự của máy phát.

Ví dụ: 

– S1: biểu thị tổ máy phát nhiệt điện số một.

– GT2: biểu thị tổ máy tua -bin khí số hai.

4. Tên máy biến áp:

– Ký tự đầu được quy định như sau: 

   + Đối với máy biến áp 2 hoặc 3 dây quấn ký hiệu là chữ T.

   + Đối với máy biến áp tự ngẫu ký hiệu là AT.

   + Đối với máy biến áp tự dùng ký hiệu là TD.

   + Đối với máy biến áp kích từ máy phát ký hiệu là TE.

   + Đối với máy biến áp tạo trung tính ký hiệu là TT.

– Ký tự tiếp theo là số thứ tự của máy biến áp. Đối với máy biến áp tự dùng ký tự tiếp theo là cấp điện áp và số thứ tự.

Ví dụ: 

– T1: biểu thị máy biến áp số một.

– T2: biểu thị máy biến áp số hai.

– TD41: biểu thị máy biến áp tự dùng số một cấp điện áp 22 kV.

– AT1: biểu thị máy biến áp tự ngẫu số một.

5. Tên của máy cắt điện:

–  Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp, được quy định tại Điều 70 của Quy trình này. Riêng đối với máy cắt của tụ ký tự thứ nhất là chữ T, kháng điện ký tự thứ nhất là chữ K còn ký tự thứ hai đặc trưng cho cấp điện áp.

–  Ký tự thứ hai [ba đối với máy cắt kháng và tụ] đặc trưng cho vị trí của máy cắt, được quy định như sau:

   + Máy cắt máy biến áp: Lấy số 3. 

   + Máy cắt của đường dây: Lấy số 7 và số 8 [hoặc từ số 5 đến 8 nếu sơ đồ phức tạp].

   + Máy cắt của máy biến áp tự dùng: Lấy số 4.

   + Máy cắt đầu cực máy phát điện: Lấy số 0.

   + Máy cắt của máy bù quay: Lấy số 0.

   + Máy cắt của tụ bù ngang: Lấy số 0. 

   + Máy cắt của tụ bù dọc: Lấy số 0 [hoặc 9 nếu sơ đồ phức tạp]. 

   + Máy cắt của kháng điện: Lấy số 0 [hoặc 9 nếu sơ đồ phức tạp].

– Ký tự thứ thứ ba [bốn đối với máy cắt kháng và tụ] thể hiện số thứ tự: 1,2,3…

   + Đối với máy cắt của thanh cái đường vòng hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là: 00.

   + Đối với máy cắt liên lạc giữa hai thanh cái hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là số của hai thanh cái:

   + Đối với sơ đồ hai thanh cái [hoặc một thanh cái có phân đoạn] đánh số các máy cắt ở thanh cái chẵn thì đánh số thứ tự chẵn, các máy cắt ở thanh cái lẻ thì đánh số thứ tự lẻ.

   + Đối với sơ đồ đa giác đánh số các máy cắt theo máy cắt đường dây;

   + Đối với sơ đồ 3/2 [một rưỡi], sơ đồ 4/3: tuỳ theo sơ đồ có thể đánh số theo các cách sau:

  • Đánh số các máy cắt theo máy cắt đường dây.
  • Đánh số ký tự thứ hai máy cắt ở giữa [không nối với thanh cái] số 5 hoặc số 6. 
  • Đánh số ký tự thứ ba theo thứ tự ngăn lộ.

Ví dụ: 

– 371: biểu thị máy cắt đường dây 35 kV mạch số một.

– 131: biểu thị máy cắt của máy biến áp số 1 cấp điện áp 110 kV.

– 641: biểu thị máy cắt của máy biến áp tự dùng số 1 cấp điện áp 6 kV.

– 903: biểu thị máy cắt của máy phát điện số ba, điện áp- 10 kV. 

– K504: biểu thị máy cắt của kháng điện số 4 của thanh cái, điện áp 500 kV.

– 100: biểu thị máy cắt vòng điện áp 110 kV.

– 212: biểu thị máy cắt liên lạc thanh cái điện áp 220 kV.

6. Tên của kháng điện:

– Hai ký tự đầu là chữ KH, riêng kháng trung tính ký hiệu là KT.

– Ký tự thứ 3 đặc trưng cho cấp điện áp.

– Ký tự thứ 4 là số 0.

– Ký tự thứ 5 là số thứ tự của mạch mắc kháng điện.

Ví dụ: 

– KH504: biểu thị kháng điện 500 kV mắc ở mạch số bốn.

– KT303: biểu thị kháng trung tính 35 kV mắc ở trung tính máy biến áp số 3. 

7. Tên của tụ điện: 

– Ba ký tự đầu: Đối với tụ bù dọc lấy là các chữ TBD, đối với tụ bù ngang lấy là các chữ TBN.

– Ký tự thứ 4 đặc trưng cho cấp điện áp.

– Ký tự thứ 5 là số 0.

– Ký tự thứ 6 là số thứ tự của mạch mắc tụ điện đối với tụ bù dọc, đối với tụ bù ngang lấy theo số thứ tự của bộ tụ. 

Ví dụ: 

– TBD501: Biểu thị tụ bù dọc điện áp 500 kV mắc ở mạch số một.

– TBN302: biểu thị tụ bù ngang điện áp 35 kV mắc ở mạch số hai.

8. Tên của các máy biến điện áp:

– Ký tự đầu là TU.

-Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến điện áp đấu vào. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.

Ví dụ: 

– TU171: biểu thị máy biến điện áp ngoài đường dây 110 kV 171.

– TUC22: biểu thị máy biến điện áp của thanh cái số hai điện áp 220 kV.

– TU5T2: biểu thị máy biến điện áp của máy biến áp T2 phía 500 kV.

9. Tên của các máy biến dòng điện:

– Hai ký tự đầu là TI.

– Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến dòng điện đấu vào. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.

Ví dụ: 

– TI171: biểu thị máy biến dòng điện cấp điện áp 110 kV nối với máy cắt 171.

10. Tên điện trở trung tính:

Tên điện trở trung tính đấu vào điểm trung tính của máy biến áp hoặc kháng điện 

– Các ký tự đầu là chữ RT biểu thị điện trở trung tính.

– Ký tự tiếp theo đặc trưng cho cấp điện áp.

-. Ký tự tiếp theo là tên của thiết bị mà RT được đấu vào.

Ví dụ:

– RT1T1: biểu thị điện trở trung tính đấu vào trung tính cuộn 110 kV của máy biến áp T1.

11. Tên của chống sét:

– Hai ký tự đầu lấy chữ CS.

– Ký tự tiếp theo lấy tên của thiết bị được bảo vệ. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị. Đối với chống sét van nối vào trung tính máy biến áp cấp điện áp lấy số 0.

Ví dụ: 

– CS1T1: biểu thị chống sét của máy biến áp T1 phía điện áp 110 kV.

– CS0T1: biểu thị chống sét mắc vào trung tính máy biến áp T1. 

– CS271: biểu thị chống sét của đường dây 271.

12. Tên của dao cách ly: 

–  Các ký tự đầu là tên của máy cắt hoặc thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly [đối với dao cách ly của TU, các ký tự đầu tiên là tên của TU, tiếp theo là tên thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly], tiếp theo là dấu phân cách [-].

–  Ký tự tiếp theo được quy định như sau:

   + Dao cách ly thanh cái lấy số thứ tự của thanh cái nối với dao cách ly.

   + Dao cách ly đường dây [dao cách ly phía đường dây] lấy số 7.

   + Dao cách ly nối với máy biến áp lấy số 3.

   + Dao cách ly nối với thanh cái vòng lấy số 9.

   + Dao cách ly nối tắt một thiết bị lấy số 0 hoặc số 9.

   + Dao cách ly nối tới phân đoạn nào [phía phân đoạn nào] thì lấy số thứ tự của phân đoạn thanh cái [hoặc thanh cái] đó.

   + Tên dao cách ly nối với điện trở trung tính hoặc kháng trung tính lấy số 0.

Ví dụ: 

– 331-3: biểu thị dao cách ly của máy biến áp T1 điện áp 35 kV.

– K501-1: biểu thị dao cách ly kháng số 1 cấp điện áp 500 kV nối với thanh cái số 1.

 
– TUC22-2: biểu thị dao cách ly máy biến điện áp của thanh cái số hai điện áp 220 kV nối với thanh cái số 2.

– 171-7: biểu thị dao cách ly ngoài đường dây 110 kV của máy cắt 171.

– 272-9: biểu thị dao cách ly của máy cắt 272 nối với thanh cái đường vòng.

– 275-0: Biểu thị dao cách ly nối tắt máy cắt 275.

– KT301-0: biểu thị dao trung tính cuộn 35 kV của máy biến áp T1 nối với kháng trung tính KT301.

13. Tên cầu chì:

– Các ký tự đầu: Đối với cầu chì thường lấy chữ CC, đối với cầu chì tự rơi lấy chữ FCO.

– Ký tự tiếp theo là dấu phân cách [-] và tên của thiết bị được bảo vệ.

Ví dụ: 

– CC-TUC31: biểu thị cầu chì của máy biến điện áp thanh cái C31.

14. Tên dao tiếp địa: 

– Các ký tự đầu là tên dao cách ly hoặc thiết bị có liên quan trực tiếp. 

– Ký tự tiếp theo đặc trưng cho tiếp địa, được quy định như sau:

   + Tiếp địa của đường dây và tụ điện lấy số 6.

   + Tiếp địa của máy biến áp, kháng điện và TU lấy số 8.

   + Tiếp địa của máy cắt lấy số 5.

   + Tiếp địa của thanh cái lấy số 4.

   + Tiếp địa trung tính máy biến áp hoặc kháng điện lấy số 08.

Ví dụ: 

– 271-76: biểu thị dao tiếp địa ngoài đường dây 271.

– 331-38: biểu thị dao tiếp địa của máy biến áp T1 phía 35 kV.

– 171-15: biểu thị dao tiếp địa máy cắt 171 phía dao cách ly 171-1.

– 131-08: biểu thị dao tiếp địa trung tính cuộn dây 110 kV của máy biến áp số 1.

15. Các thiết bị đóng cắt ở các nhánh rẽ, các phân đoạn giữa:

– Đối với máy cắt phân đoạn đường dây đánh số như máy cắt đường dây, máy cắt rẽ nhánh xuống máy biến áp đánh số như máy cắt máy biến áp.

– Đối với dao cách ly phân đoạn đường dây hoặc dao cách ly nhánh rẽ các ký tự đầu đánh số như quy định Điều 81 [đánh số dao cách ly được thực hiện giả thiết như có máy cắt].

– Các ký tự cuối cùng là dấu phân cách [/] và vị trí cột phân đoạn hoặc rẽ nhánh.

Ví dụ: 

– 371/XX: biểu thị máy cắt 371 phân đoạn đường dây ở cột số XX điện áp 35 kV.

– 171-7/XX: biểu thị dao cách ly phân đoạn đường dây 110 kV ở số cột XX.

– 171-76/XX: biểu thị dao cách ly tiếp địa đường dây 110 kV ở số cột XX.

Xem thêm:
Sơ đồ hệ thống một thanh góp không phân đoạn
Sơ đồ hệ thống một thanh góp có phân đoạn
Sơ đồ hệ thống hai thanh góp

Có thể bạn thích: Mô hình trạm biến áp ngầm, trạm biến áp trong nhà, trạm biến áp ngoài trời.

ký hiệu thiết bị điệnquy tắc đánh số trong hệ thống điện

Video liên quan

Chủ Đề