Cách đút usb vào máy tính

Yuu Sakamaki 26/05/2021 168 bình luận

Bước 1: Cắm USB vào máy tính.

USB sẽ kết nối với máy tính thông qua cổng kết nối ở laptop. Hầu hết các cổng kết nối USB đều cắm theo một chiều, khi cắm bạn phải thật cẩn thận, nhẹ nhàng, nếu cắm không được thì bạn hãy kiểm tra xem đã đúng chiều chưa nhé!

Cắm USB vào máy tính đúng chiều, nhẹ nhàng

Để kiểm tra xem USB đã kết nối thành công hay chưa, bạn hãy vào This PC. Nếu USB kết nối thành công thì sẽ hiển thị tại mục Devices and drives [Ổ đĩa và thiết bị].

USB đã kết nối thành công với laptop

Bước 2: Mở ổ đĩa USB > Chọn tập tin cần chuyển.

Để mở được ổ đĩa USB bạn có thể nháy đúp chuột trái vào tên USB hoặc nhấn chuột phải sau đó chọn Open.

Nhấn chuột phải sau đó chọn Open để mở USB đã kết nối

Bước 3: Sau khi mở USB bạn hãy chọn tập tin [File] mình cần chuyển.

- Chuyển một tập tin: Nhấn chọn tập tin đó là được.

Chọn một tập tin

- Chuyển nhiều tập tin: Giữ phím Ctrl + chọn các tập tin cần chuyển.

Chọn nhiều tập tin

- Chuyển tất cả tập tin có trong ổ đĩa USB: Nhấn Ctrl + A.

Chọn tất cả tập tin

Bước 4: Chuyển tập tin đã chọn sang máy tính.

Sau khi chọn được tập tin cần chuyển, bạn hãy chọn cửa sổ Home [Trang chủ], chọn Move to > Chọn Choose location [vị trí].

Chọn Choose location để dễ dàng tìm đến những vị trí cụ thể

Khi đó màn hình sẽ hiển thị lên cửa sổ mới, bạn hãy nhấp vào thư mục hoặc ổ đĩa mà mình muốn chuyển tập tin đến > Chọn Move [Di chuyển].

Chọn thư mục hoặc ổ đĩa phù hợp cho dữ liệu của mình

Bước 5: Kiểm tra và rút USB ra khỏi máy tính.

Sau khi hoàn tất việc chuyển tập tin bạn hãy vào vị trí mà mình đã chọn kiểm tra xem các tập tin đã được chuyển đến đúng vị trí bạn mong muốn chưa.

Bắt buộc phải ngắt kết nối của USB trước khi rút USB ra khỏi máy

Khi kiểm tra xong, để lấy được USB ra bạn chọn Manage [Quản lý], chọn Eject > Rút USB ra khỏi máy tính.

Bước 1: Cắm USB vào cổng kết nối của MacBook.

Cổng kết nối USB của Mac nằm ở bên hông máy hoặc phía sau màn hình. Hầu hết các cổng kết nối USB đều cắm theo một chiều, khi cắm bạn phải thật cẩn thận, nhẹ nhàng, nếu cắm không được thì bạn hãy kiểm tra xem đã đúng chiều chưa nhé!

Hãy sử dụng bộ chuyển đổi nếu MacBook không có cổng kết nối cho USB

Nếu MacBook không có cổng kết nối hình chữ nhật dành cho USB thì bạn hãy dùng bộ chuyển đổi USB 3.0 to USB-C [hoặc Thunderbolt 3] để cắm USB.

Bước 2: Mở Finder.

Mở Finder

Bước 3: Mở ổ đĩa USB > Chọn tập tin cần chuyển.

Mở ổ đĩa USB [Hình minh họa với USB có tên là KINGSTON]

Đối với việc chọn tập tin:

- Chuyển một tập tin: Nhấn chọn tập tin đó là được.

- Chuyển nhiều tập tin: Giữ phím Command + chọn các tập tin cần chuyển.

- Chuyển tất cả tập tin có trong ổ đĩa USB: Nhấn Command + A.

Bước 4: Nhấn chuột phải > Chọn Copy để sao chép tập tin cần chuyển.

Chọn Copy để di sao chép tập tin

Bước 5: Mở ổ đĩa hoặc thư mục đích > Nhấn Option + Command + V.

Thao tác này sẽ giúp bạn chuyển tập tin đến ổ đĩa hoặc thư mục bạn mong muốn đồng thời xóa hết chúng ở USB.

Nhấn Option + Command + V để chuyển tập tin

Bước 6: Lấy USB ra.

Bạn trở lại cửa sổ Finder, tìm tên của USB > Nhấn vào Nút Eject nằm bên phải tên USB. Sau khi tên ổ đĩa không còn xuất hiện trên màn hình thì bạn hãy rút USB ra khỏi máy tính.

Nhấn vào biểu tượng Eject

Bước 1: Cắm USB vào máy tính.

Cắm USB vào máy tính

Bước 2: Mở ổ đĩa hoặc thư mục có tập tin bạn cần chuyển > Chọn tập tin cần chuyển.

Chọn tập tin cần chuyển

Bước 3: Chọn cửa sổ Home [Trang chủ], chọn Move to > Chọn Choose location [vị trí].

Chuyển tập tin đến USB

Bước 4: Kiểm tra và rút USB.

Sau khi kiểm tra và xác định được những tệp tin bạn cần đã được chuyển đến USB bạn hãy chọn Manage [Quản lý], chọn Eject > Rút USB ra khỏi máy tính.

Sau khi kiểm tra thấy các tập tin mình cần đã xuất hiện tại USB thì ngắt kết nối và rút USB ra khỏi laptop

Bước 1: Cắm USB vào máy.

Nếu MacBook không có cổng kết nối hình chữ nhật dành cho USB thì bạn hãy dùng bộ chuyển đổi USB 3.0 to USB-C [hoặc Thunderbolt 3] để cắm USB.

Sử dụng bộ chuyển đổi dành cho MacBook nếu không có cổng kết nối USB

Bước 2: Mở Finder, sau đó mở thư mục hoặc ổ đĩa có tập tin cần chuyển > Chọn tập tin bạn muốn chuyển.

Chọn tập tin cần chuyển

Bước 3: Mở USB > Nhấn Command + V để chuyển tập tin đã chọn sang USB.

Mở USB đã kết nối với MacBook

Bước 4: Kiểm tra xem tập tin đã được chuyển đến chưa > Nhấn vào biểu tượng Eject ở phía bên phải tên của USB để ngắt kết nối và rút USB.

Sau khi kiểm tra xong thì chọn Eject và rút USB khỏi MacBook

Một số dòng laptop giúp bạn thuận tiện trong việc kết nối USB:

Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chuyển dữ liệu từ USB sang máy tính và ngược lại. Cảm ơn bạn đã theo dõi! Hẹn gặp lại ở những chủ đề tiếp theo!

Hi! Bạn chép ảnh từ máy ảnh vào máy tính bằng cách nào? Kết nối trực tiếp với máy ảnh với máy tính, dùng đầu đọc thẻ, Wi-Fi hay Bluetooth? Trong 4 cách trên, mình thích dùng cáp USB và đầu đọc thẻ nhất.

Lưu ý chép ảnh từ máy ảnh vào máy tính

Mình đề xuất dùng Windows 10 để chép ảnh, từ đầu đọc thẻ và cáp USB được thuận lợi hơn. Bởi vì Windows 10 hỗ trợ Driver rất tốt. Chỉ cần gắn máy ảnh với máy tính qua cáp USB là được. Không phải cài thêm Driver như Windows XP/7. Trường hợp sử dụng đầu đọc thẻ, Windows 10 giúp hạn chế lỗi, khi lỡ rút nhầm hoặc mất kết nối. Điều này giúp dữ liệu và thẻ nhớ an toàn hơn. Như vậy là xong bước đầu tiên.

Chép ảnh từ máy ảnh vào máy tính bằng cáp USB

Gần như tất cả máy ảnh, đều kèm theo cáp USB. Giúp kết nối máy ảnh với máy tính, một cách ổn định nhất. Bởi vì những chiếc cáp USB này có giá rất cao, từ 300 tới 700 ngàn. Nếu lỡ đánh mất, bạn có thể mua từ các hãng làm phụ kiện. Giá thành rẻ hơn, chất lượng cũng khá tốt.

Đầu nhỏ trên cáp USB sẽ gắn vào máy ảnh và đầu lớn sẽ gắn vào máy tính. Khởi động máy ảnh và chờ khoảng 10 giây. Để máy tính nạp thêm Driver, giúp nhận ra máy ảnh. Lưu ý, tắt Wi-Fi trên máy ảnh, bởi vì cổng USB bị vô hiệu hóa khi sử dụng Wi-Fi.

Tiếp tục mở quản lý thư mục File Explorer. Tìm biểu tượng máy ảnh có tên giống với máy đang kết nối. Vì đôi khi chúng ta kết nối nhiều hơn 1 máy ảnh. Nhấp chuột phải vào biểu tượng chọn Open. Tiếp tục mở và duyệt ảnh như bình thường.

Sau đó chọn những ảnh cần chép. Chọn tất cả bằng cách nhấn Ctrl+A, chọn nhiều ảnh bằng cách giữ Ctrl+ nhấn chuột và chọn Copy.

Sau đó chọn vị trí lưu ảnh và chuột phải Paste vào là xong. Thời gian chép ảnh phụ thuộc vào số lượng ảnh và tốc độ truyền của các điểm kết nối. Vậy cách này có ưu điểm và nhược điểm gì?

Điểm tốt và hạn chế khi dùng cáp USB để chép ảnh

Điểm tốt

  • Tiết kiệm chi phí, vì cáp USB thường đi theo máy ảnh và mua cũng rất rẻ
  • Kết nối ổn định, chưa bao giờ gặp trường hợp mất kết nối khi đang chép ảnh
  • Khắc phục hiện tượng máy tính không nhận ra thẻ nhớ, khi sử dụng đầu đọc thẻ
  • Hạn chế lỗi định dạng thẻ nhớ

Hạn chế

  • Tốc độ chậm, bởi vì đa số máy ảnh sử dụng USB 2.0
  • Chép số lượng lớn, tiêu hao rất nhiều pin

Như vậy chúng ta biết cách chép ảnh bằng cáp USB và những điểm tốt, chưa tốt. Đây là cách mình hay dùng nhất. Bởi vì có rất nhiều điểm tốt mặc dù hơi chậm…🤣

Chép ảnh bằng đầu đọc thẻ vào máy tính

Hiện nay đầu đọc thẻ đa dạng và có giá thành rẻ. Bạn có thể mua đầu đọc USB 3.0 loại tốt với giá từ 250-300k. Đặc biệt hữu ích khi chép ảnh dung lượng cao và video. Vậy dùng như thế nào?

Thật đơn giản! Tắt máy ảnh, rút thẻ nhớ và gắn sang đầu đọc thẻ. Sau đó gắn đầu đọc vào máy tính. Máy tính sẽ hiểu thẻ nhớ như một chiếc USB 😘 .

Mở File Explorer, tìm đến biểu tượng đầu đọc thẻ và chọn Open. Tiếp tục duyệt ảnh và Copy những ảnh bạn thích.

Cuối cùng dán vào nơi lưu ảnh trên máy tính là xong! Tốc độ chép thường rất nhanh, khi sử dụng thẻ nhớ Class 10 trở lên và đầu đọc thẻ USB 3.0. Vậy cách này có hạn chế gì không?

Điểm tốt và hạn chế khi dùng đầu đọc thẻ

Điểm tốt

  • Tốc độ chép thường cao hơn kết nối máy ảnh với máy tính
  • Hỗ trợ nhiều loại thẻ nhớ
  • Cắm là chạy, không kén hệ điều hành
  • Dễ dàng nấp cấp khi cần tốc độ cao hơn

Điểm hạn chế

  • Đôi khi không nhận thẻ nhớ. Trong khi thẻ nhớ vẫn dùng bình thường, cắm trên máy ảnh vẫn nhận.
  • Đôi khi làm thẻ nhớ lỗi định dạng, gắn lại máy ảnh bắt Format. Nguyên nhân do rút không đúng cách, đầu đọc thẻ không tốt.

Ok! Như vậy bạn đã biết hai cách chép ảnh từ máy ảnh vào máy tính. Đây là cách mình hay dùng cho kết quả tốt nhất. Còn Wi-Fi thì dùng tạm, khi chụp ở khoảng cách xa, cần phải có hình ngay trên máy tính. Không phù hợp với số lượng ảnh lớn và video. Kết nối Bluetooth thì quá chậm, chép không biết khi nào mới xong một ảnh gốc 😔 . Vậy nên dùng cách nào trong hai cách trên?

Nên dùng đầu đọc thẻ hay cắm thẳng máy ảnh vào máy tính

Bạn có sợ hư máy ảnh không? Có nhiều lời đồn, cắm máy ảnh vào máy tính sẽ làm main, hư khe thẻ nhớ! Mình đã từng lo sợ như vậy. Để làm rõ vấn đề trên, Tr đã gắn rất nhiều máy ảnh với máy tính. Để chụp ảnh, xem ảnh và tải ảnh trong nhiều năm. Dùng cáp USB xịn, cáp cùi, nhưng chưa có máy ảnh nào hư main.

Nhiều máy còn gắn liên tục, ngày này qua ngày khác. Từ kinh nghiệm này mình thấy rằng, cách nào đem lại sự tiện và thoải mái thì dùng cách đó. Kết nối trực tiếp không làm hư máy ảnh của bạn. Bởi vì trên máy tính có rất nhiều thiết bị ngoại vi, như máy in, USB, Wi-Fi, Wacom. Chúng ăn nằm với nhau hàng năm trời mà có khi nào hư đâu 😝. Mình hy vọng bạn sẽ thoải mái, chép hình vui vẻ hơn. Thay vì đắn đó nên dùng cách nào….Cảm ơn bạn đã dành thời gian tham khảo bài viết này của mình.

Đọc thêm

Video liên quan

Chủ Đề