Cách hạ sốt cho trẻ 7 tuổi

Sốt là một trong những triệu chứng khá phổ biến không chỉ ở trẻ nhỏ mà còn ở trẻ lớn, trẻ đi học, đặc biệt vào mùa nắng nóng, khi dịch bệnh. Khi bé có những cơn sốt dưới 38°C, mẹ đừng quá lo lắng mà vội dùng thuốc cho con. Thay vào đó, hãy bình tĩnh tìm ra phương pháp giải quyết tốt nhất để đảm bảo hạ sốt cũng như tránh làm cho tình trạng của trẻ bị nặng thêm.

Sốt là phản ứng của cơ thể khi hệ miễn dịch hoạt động để chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập như vi khuẩn, virus…Khi sốt, trẻ thường quấy khóc, ăn kém, mệt mỏi khiến ba mẹ lo lắng. Vậy cách hạ sốt cho trẻ là gì, mẹ đã biết chưa? Mẹ cùng đọc bài viết để biết thêm những cách sau đây sẽ giúp mẹ trong việc khắc phục tình trạng thân nhiệt tăng cao của con trong các độ tuổi khác nhau.

Cách hạ sốt cho trẻ các độ tuổi nhanh chóng và hiệu quả

Khi trẻ bị sốt, mẹ có thể áp dụng những cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe của con trước khi đưa bé đi bệnh viện. Bởi một số cơn sốt có thể hạ nhanh nếu mẹ biết chăm sóc hợp lý:

1. Uống nhiều nước, tăng cường bú mẹ là cách hạ sốt cho trẻ

Cho trẻ uống nhiều nước là cách hạ sốt cho trẻ tại nhà vừa đơn giản lại hiệu quả. Bởi lẽ, khi con yêu bị sốt cơ thể thường tiết ra nhiều mồ hôi dẫn đến tình trạng mất nước. Để điều này không xảy ra, mẹ nên bù nước cho con theo từng độ tuổi thích hợp.

Với trẻ dưới 6 tháng:

  • Trường hợp nếu trẻ dưới 1 tuổi bị sốt và vẫn còn bú mẹ, cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất là mẹ tăng số lần cho bú để bù lại lượng nước bị mất đi.
  • Theo đó, trẻ sơ sinh cần nhận thêm khoảng 30ml sữa ở mỗi lần bú mẹ.
  • Việc này không chỉ giúp bù lại nước lượng trẻ cần mà còn giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch để bé nhanh hồi phục hơn

Với trẻ trên 6 tháng:

  • Ở độ tuổi này, ngoài uống nước lọc thì nước hoa quả, sữa chua ướp lạnh, kem,… cũng là cách hạ sốt cho trẻ mẹ có thể áp dụng với một liều lượng vừa đủ.
  • Các loại nước hoa quả chứa nhiều vitamin C như nước cam, bưởi, quýt…cũng giúp con nâng cao sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh nữa đó.

Với trẻ tập đi, trẻ đi học, trẻ lớn:

  • Khi trẻ lớn hơn và nhận thức phát triển, mẹ có thể dỗ con bổ sung thêm điện giải cùng với nước uống cũng là một cách hạ sốt hiệu quả giúp bù nước, thanh lọc độc tố và mau giảm sốt. Các nước bù điện giải tốt là oresol, nước dừa…
Cho trẻ uống thêm nhiều nước là một trong những cách hạ sốt cho trẻ hiệu quả.

2. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Những cách hạ sốt cho trẻ phù hợp nhiều độ tuổi là gì? Khi sốt, bé thường cảm thấy ớn lạnh. Nhiều ba mẹ thường lầm tưởng đắp thêm chăn mền là giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm vì sẽ làm thân nhiệt con tăng cao, khó kiểm soát.

Theo Stanford Children’s Health, để giúp trẻ hạ cơn sốt, ba mẹ cần mặc đồ rộng rãi, thoáng mát cho con để con tỏa bớt nhiệt trong cơ thể. Nếu trẻ hợp tác, ba mẹ có thể dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ, mục đích để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

3. Cách hạ sốt cho trẻ bằng khăn ấm

Lau người bằng nước ấm là một cách hạ sốt cho trẻ đơn giản và hiệu quả mà mẹ có thể thực hiện tại nhà. Mẹ thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một chậu nước ấm nước ấm có nhiệt độ thấp hơn 3°C so với thân nhiệt của trẻ và 1 hoặc 2 chiếc khăn mềm, sạch, thấm hút tốt
  • Bước 2: Nhúng khăn vào chậu nước ấm, vắt khô, lau toàn thân cho bé. Đồng thời, mẹ sử dụng thêm khăn để đắp ở các vị trí có mạch máu lớn như 2 bên nách, 2 bên bẹn để giúp bé hạ sốt nhanh hơn.

Lưu ý:

  • Mẹ lau cho bé khoảng 1-2 phút, sau đó giặt lại khăn và tiếp tục lau. Khi thân nhiệt của bé trở về mức bình thường [37 độ C] thì mẹ dừng lại.
  • Khi lau cho bé, mẹ nên để bé nằm trong phòng kín gió, thận trọng khi sử dụng quạt để tránh trường hợp bé bị cảm lạnh nhé.

4. Dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ khi trẻ sốt cao

Uống thuốc hạ sốt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ được coi là cách hạ sốt bảo đảm hiệu quả cho trẻ. Thế nhưng phương pháp này mẹ chỉ nên áp dụng trong trường hợp trẻ sốt trên 38.5 độ hoặc khi trẻ sốt kèm theo triệu chứng lừ đừ, bé kém hoạt động. Theo Mayo Clinic, mẹ có thể dùng các loại hạ sốt không kê đơn có các hoạt chất như paracetamol, acetaminophen, ibuprofen.

Tuy nhiên, mẹ hãy cẩn thận để tránh dùng quá nhiều. Dùng thuốc hạ sốt liều cao hoặc sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan hoặc thận, và quá liều cấp tính có thể gây tử vong. Nếu trẻ vẫn không hạ nhiệt độ sau 60 phút dùng một liều thuốc, đừng cho uống thêm thuốc; thay vào đó mẹ hãy gọi cho bác sĩ để được tham vấn cụ thể và chính xác.

Đặc biệt lưu ý, không cho trẻ em uống aspirin vì nó có thể gây ra một chứng rối loạn hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong được gọi là hội chứng Reye.

Lưu ý:

Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt, tốt nhất mẹ nên đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc. Không nên tự điều trị tại nhà.

>> Mẹ nên đọc thêm: Trẻ bị viêm họng uống thuốc gì? Lưu ý khi sử dụng thuốc

Dùng thuốc hạ sốt là một cách hạ sốt cho trẻ nhanh chóng, nhưng mẹ sẽ cần có sự hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc của con để bảo đảm an toàn cho trẻ.

5. Hạ sốt bằng cách duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Nếu mẹ không biết làm thế nào để hạ sốt cho trẻ qua chế độ dinh dưỡng thì đây là sẽ câu trả lời. Nếu trẻ ở độ tuổi ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo loãng hoặc các món canh,… để cung cấp thêm nước cho cơ thể. Nếu thấy trẻ đi tiểu màu vàng nhạt, đi tiểu 4 giờ/lần có nghĩa là trẻ đã được bù đủ lượng nước cần thiết.

Ngoài ra, với trẻ lớn hơn, mẹ nên khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây, rau xanh để bổ sung vitamin. Khi bị sốt, trẻ không ăn được lượng nhiều thì mẹ có thể cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh cho trẻ bị mất năng lượng và rơi vào trạng thái mệt mỏi, lờ đờ.

Bên cạnh đó, mẹ không nên cho con dùng những thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đang không ở trạng thái tốt nhất của con.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Bé bị sốt nên được ăn gì, uống gì?

7. Đảm bảo nơi ở cho con mát mẻ và thoải mái cũng là cách hạ sốt cho trẻ hiệu quả

Làm thế nào để hạ cơn sốt cho bé? Mẹ thường xuyên theo dõi nhiệt độ phòng khi con bị bệnh. Giữ nhiệt độ trong phòng khoảng từ 21,1 đến 23,3 °C, để phòng không quá nóng cũng không quá lạnh.

Mẹ có thể cho con nằm quạt hoặc điều hòa với nhiệt độ phù hợp. Tuy nhiên, mẹ không nên để con nhận trực tiếp luồng khí lạnh phát ra từ máy lạnh hay quạt.

Khi trẻ sốt, mẹ có thể cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng khí, tránh mặc quần áo quà dày, bí bách.

8. Mẹo hạ sốt cho bé bằng cách xông hơi

Nếu trẻ sốt kèm theo cơn rét run, kinh nghiệm hạ sốt cho bé được nhiều người chia sẻ là cho bé xông hơi. Đây là một trong những cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà khá đơn giản. Bạn chỉ việc đổ nước nóng vào bồn tắm hoặc chậu lớn, sau đó cho một vài giọt dầu khuynh diệp vào.

Nếu trẻ nhỏ quá mẹ có thể ẵm con trên tay, riêng bé lớn hơn thì có thể cho bé ngồi dưới sàn. Trong khi xông, bạn nên đảm bảo bé trùm kín, hơi nước không quá nóng để tránh bị bỏng. Việc hít thở hơi nước nóng sẽ giúp loại bỏ bớt chất nhầy tích tụ trong đường hô hấp, do đó trẻ bị sốt do cảm, cúm sẽ thấy dễ chịu hơn.

Một số lưu ý trước khi tiến hành cách hạ sốt cho trẻ tại nhà

Sốt khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, không giữ được sự năng động trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, cách hạ sốt cho trẻ tại nhà chỉ nên áp dụng cho trường hợp bé sốt nhẹ trung bình. Khi thực hiện những cách hạ sốt nhanh, mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không lau mát cơ thể trẻ bằng rượu, cồn hay chanh, không được ủ kín trẻ, cũng như sử dụng các bài thuốc dân gian lưu truyền khác.
  • Theo dõi thân nhiệt trẻ thường xuyên, nếu thấy trẻ sốt cao và có triệu chứng ho, ù tai, buồn nôn hay nặng hơn là co giật thì mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất.
  • Mẹ không chủ quan khi trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt. Nếu thấy con bị sốt trên 38 độ C [đo ở trực tràng] thì nhanh chóng cho trẻ đi bệnh viện mẹ nhé.
  • Không dùng aspirin khi con sốt vì có thể khiến não của trẻ bị tổn thương.
  • Với các em bé mắc bệnh tim hay đái tháo đường, mẹ cũng không nên tự quyết định chữa trị bệnh cho con tại nhà
  • Nếu sốt có kèm co giật, mẹ không nên dùng vật cứng để cạy miệng bé hay cố dùng sức ghì bé lại. Hãy cho con nằm nghiêng và theo dõi con chặt chẽ, để ý xem thời gian mỗi cơn co giật kéo dài bao lâu để cung cấp thông tin cho bác sĩ khi cần thiết.

>> Mẹ có thể quan tâm: Khi trẻ bị sốt nên làm gì? Những nguyên tắc ba mẹ không nên bỏ qua!

Nhiều cha mẹ lầm tưởng việc sử dụng đồng loạt các loại thuốc hạ sốt khác nhau cho trẻ sơ sinh, hay các phương pháp giảm sốt cho bé cùng một lúc như: vừa uống thuốc, dán miếng hạ sốt, vừa lau người là cách hạ sốt tại nhà cho bé đúng đắn. Tuy nhiên, thực tế, với cách làm hạ sốt cho trẻ như trên hoàn toàn là một sai lầm. Bởi lẽ khi thân nhiệt bé đột ngột giảm, có thể gây nguy hiểm cho bé.

Hy vọng rằng với những cách hạ sốt cho trẻ tại nhà trên đây đã giúp mẹ trả lời câu hỏi làm thế nào để hạ sốt cho trẻ khi con sốt nhẹ không rõ nguyên nhân. Từ đó, mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc con tốt hơn. Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách chăm sóc trẻ phù hợp với độ tuổi của con nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Chủ Đề