Cách học 15 tiếng 1 ngày

Để tránh làm "cú đêm"

Nguyễn Phương Linh, học sinh [HS] lớp 10C2, thủ khoa đầu vào Trường THPT Gia Định, TP.HCM, với 3 môn lần lượt là toán 10 điểm , ngữ văn 9 điểm và tiếng Anh 9,5 điểm, cho biết để tránh làm "cú đêm" thì trong quá trình ôn thi cố gắng tập trung, hiểu bài trên lớp. Với môn học có lượng bài tập nhiều sẽ giải đề ngay tại lớp học tránh “ôm” về nhà hoặc để tồn đọng lâu ngày.

“Ở môn toán phải học thuộc công thức, giải đa dạng bài tập, đề thi. Môn văn mình học thuộc thơ, còn cách phân tích thì tham khảo cách viết từ các bài văn mẫu, như thế làm cho dòng văn của mình khi diễn đạt sẽ trôi chảy hơn, cũng như cố gắng đọc báo, xem thời sự để áp dụng vào các dạng bài nghị luận xã hội”, Phương Linh bộc bạch.

Nguyễn Phương Linh cố gắng hiểu bài và làm bài tập ngay trên lớp để tránh trở thành "cú đêm"

Ảnh: Tấn Đạt

Nguyễn Phương Linh cho biết những ngày không đi học thêm vào buổi chiều sẽ dành 30 đến 40 phút chạy bộ tại công viên gần nhà. “Mỗi khi em chạy bộ là liên tưởng đến các công thức, cách giải bài tập rất dễ dàng. Sau khi ăn cơm xong, 20 giờ em ôn bài đến 22 giờ là đi ngủ. Em luôn luôn thức dậy lúc 5 giờ để tập thể dục sau đó mới học bài, như thế cực kỳ hiệu quả”, Phương Linh nói.

Lê Minh Giao, thủ khoa đầu vào Học viện Cán Bộ TP.HCM năm 2019 [8,5 điểm môn văn, 9 điểm môn sử, 8.5 điểm môn sử] chia sẻ để có đủ kiến thức “chiến đấu” cho kỳ thi quan trọng, đòi hỏi phải cố gắng làm nhiều bài tập, ôn lý thuyết, hỏi thầy cô, bạn bè khi gặp vấn đề không hiểu. Và tất nhiên việc học ban đêm là điều không thể tránh khỏi, vì kiến thức là vô tận, với thời gian ít ỏi trên lớp thì không thể đáp ứng để đảm bảo cho kết quả cao.

“Học bài khuya sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, mình chia đôi thời gian trong ngày ra từng khung giờ, buổi sáng học bài, buổi chiều làm bài tập, giải đề, buổi tối thì ôn lại những kiến thức, trước khi ngủ thì suy ngẫm những gì mình đã học trong ngày”, Minh Giao nói.

Theo Lê Minh Giao khung giờ để học bài lý tưởng là buổi sáng từ 5 giờ đến 9 giờ, còn buổi tối từ 22 giờ đến 23 giờ chỉ nên hình dung lại bài đã học trong ngày.

Dễ thuộc nhưng mau quên

Là một người đã từng trải việc ôn thi, cô Lê Thị Thúy, giáo viên bộ môncông nghệ, Trường THPT Lê Quý Đôn, nhìn nhận một khi đã quen với việc thức khuya thì học bài rất nhanh nhưng sau một đêm ngủ dậy thì mình sẽ tạm thời quên phần kiến thức đã học vào đêm đó. Tuy nhiên, nếu sáng dậy cố gắng ôn lại một chút thì sẽ tốt và đỡ lo lắng hơn.

“Hồi đó, 22 giờ tối là mình đi ngủ, dậy lúc 4 giờ 30 rồi vận động nhẹ tầm 15 đến 20 phút, sau đó ngồi vào bàn học bài thì cực kỳ hiệu quả, kiến thức đã học sẽ dễ nhớ hơn”, cô Thúy chia sẻ.

Ngủ sớm, dậy sớm học hiệu quả hơn

Là một nhà giáo dục và là một giáo viên về kỹ năng, anh Phạm Thanh Tuấn, chuyên viên tham vấn tâm lý Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, chia sẻ: “Thời gian nghỉ ngơi cho một ngày học tập và làm việc để có thể tái tạo năng lượng cho ngày làm việc tiếp theo, nếu chúng ta cố gắng học quá khuya thì không thể nào có đủ năng lượng và tỉnh táo để học tập vào ngày hôm sau. Việc này cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập của chúng ta”.

Anh Thanh Tuấncòn cho biết: “Thời gian học tập có thể bố trí linh hoạt tùy thuộc vào từng đối tượng, nhưng tốt nhất chúng ta có thể ôn bài và học bài vào khoảng thời gian từ 20 giờ đến 22 giờ. Vì cơ bản thời gian này có thể khái lược lại kiến thức trên lớp, giải bài tập về nhà và soạn bài cho ngày hôm sau, thời gian này phù hợp với đối tượng là các em học sinh...”.

Trong khi đó, bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, công tác tại chuyên khoa II Bệnh viện Tâm thần TP.HCM,chia sẻ: "Học bài từ khung giờ 22 giờ đêm đến 2, 3 giờ sáng rồi mới đi ngủ thì chỉ 'công cốc', vì lúc đó não sẽ bị bão hòa, việc tiếp thu hay ghi nhận rất kém do nó đã làm việc xuyên suốt từ sáng đến tối.Vì vậy, các em nên đi ngủ vào lúc 21, 22 giờ, đến 4, 5 giờ sáng thức dậy học sẽ hiệu quả hơn".

25 Tháng 07, 2018

Năm học cuối cấp là năm học cam go nhất. Trong 1 năm các em vừa phải tiếp thu các kiến thức mới, vừa phải luyện thi đại học. Lượng kiến thức là vô cùng lớn. Vì thế các em cần phải chăm chỉ học tập. Nhưng chăm chỉ không có nghĩa là dành cả ngày chỉ để học. Hãy lựa chọn những khung giờ vàng sau để giúp não bộ tiếp thu kiến thức tốt nhất.

Bộ não của chúng ta chỉ tiếp thu kiến thức tốt trong khoảng thời gian nhất định

4h30- 6h: Khung giờ vàng để tiếp thu lý thuyết tốt nhất

Môn học nào cũng có lý thuyết mà học sinh cần phải học thuộc lòng. Để ghi nhớ được các trang lý thuyết dài lê thê thì các em nên học vào khoảng 4h30- 6h.

Đây là khoảng thời gian mà bộ não ghi nhận thông tin nhanh nhất. Các em nên cố gắng dậy sớm. Thời gian đầu ngày vừa yên tĩnh vừa trong lành, đầu óc được đã được thư giãn sau giấc ngủ đêm. Việc học thuộc lòng sẽ trở nên thuận lợi hơn.

Đừng nuông chiều bản thân mà ngủ nướng thêm một chút. Các em hãy đi ngủ vào khoảng 9-10 giờ tối hôm trước, việc dậy sớm sẽ không còn khó khăn nữa. Sau khi vệ sinh cá nhân xong, các em nên tập một vài động tác nhẹ nhàng để cơ thể tỉnh táo và ngồi vào bàn học.

Thời gian đầu chưa quen, các em không nên dậy quá sớm sẽ dẫn đến mệt mỏi. Mỗi ngày dậy sớm thêm 30 phút, sau 1 tuần các em sẽ không còn thấy khó khăn nữa.

Học các môn về ngôn ngữ, xã hội, văn học vào 7h15- 10h

Thời gian học tốt môn xã hội tốt nhất là vào khoảng 7h15- 10h

Trong khung giờ vàng 7h15-10h, học sinh nên ưu tiên học các môn liên quan đến xã hội, ngôn ngữ, văn học. Các môn học này ít đòi hỏi sự tư duy hơn và chỉ cần ghi nhớ một lượng kiến thức  nhất định.

Tuy nhiên các em không cần phải học liên tục. Chúng ta nên có thêm những khoảng thời gian ngắn nghỉ giữa giờ. Điều này sẽ giúp đầu óc được thư giãn, tiếp thu kiến thức tốt hơn.

Xem thêm: 9 CÁCH CHỐNG BUỒN NGỦ TRONG GIỜ HỌC GIÚP EM HỌC ĐÂU NHỚ ĐẤY

Khung giờ vàng học các môn tự nhiên

Muốn học các môn tự nhiên tốt, học sinh nên dành khoảng thời gian vào buổi chiều từ 14h- 16h30. Đây là quãng thời gian rất thích hợp cho các bài tập đòi hỏi tư duy, tính toán nhiều.

Trong thời gian học các em có thể chọn nghe những bản nhạc không lời để tập trung và nâng cao khả năng tiếp thu hơn.

Xem thêm: Bí quyết học môn Vật lý hiệu quả từ các thủ khoa 

19h45-22h30: Học các môn thiên về tính toán, tránh các môn học thuộc lòng

Giữa các khung giờ học chúng ta nên xen kẽ những khoảng thời gian nghỉ ngơi

Sau một ngày dài, não bộ và cơ thể của các em sẽ không còn được sung sức như sáng và chiều. Lúc này mọi dạng bài liên quan đến học thuộc lòng, cần ghi nhớ nhiều nên tránh. Cũng không nên học các kiến thức khó, quá phắc tạp vì sẽ khiến các em nhanh chán, mệt mỏi.

Các em chỉ cần tập trung vào các môn học cần đến sự tính toán, không đòi hỏi tư duy cao, các thông tin dễ tiếp thu. Nên tận dụng khung giờ vàng này để luyện nhiều dạng đề  thuộc các môn tự nhiên. Với học sinh lớp 12 các em có thể luyện làm đề thi thử Toán, Lý, Hóa.

Tham khảo: Bộ đề thi thử THPT Quốc gia mới nhất

Lưu ý, dù là khung giờ vàng để học tập các em vẫn nên xen kẽ các khoảng thời gian nghỉ ngơi. Cứ 25-35 phút nên rời khỏi bàn học, đi dạo, ra ban công hóng gió… Tuy nhiên học sinh nên tuyệt đối tránh vào mạng xã hội. Vào mạng xã hội sẽ khiếu chúng ta bị phân tâm và khó tập trung vào thời gian học tiếp theo. Hơn nữa đôi mắt cũng cần được nghỉ ngơi, thay đổi cự li nhìn.

Bộ sách giúp teen 2K1 học hiệu quả trong cả ngày

Bên cạnh việc chọn khung giờ vàng để học tập hiệu quả, học sinh cũng cần lựa chọn tài liệu tham khảo phù hợp. Hãy tìm cho mình bộ tài liệu đánh đúng trọng tâm, rút ngắn thời gian học. Nếu các em nghĩ tham khảo càng nhiều tài liệu thì càng tốt thì sẽ dễ bị “ngụp lặn” trong khối kiến thức lớn. Hiệu quả của việc tiếp thu kiến thức sẽ bị ảnh hưởng.

CCBook xin giới thiệu bộ sách Đột phá 8+ kì thi THPT Quốc gia. Bộ sách tổng hợp lý thuyết trọng tâm của cả 3 năm học và các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Đặc biệt sách còn tích hợp video giảng bài, nhóm giải đáp học tập 24/7 từ giáo viên.

Buổi sáng các em có thể học lý thuyết, buổi chiều làm bài tập và buổi tốt luyện đề. Để biết thêm thông tin về bộ sách các em có thể vào ĐÂY.

Trên đây là những lưu ý chọn khung giờ vàng, tài liệu hay để học trong ngày mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngay bây giờ các em nên lập cho mình một thời gian biểu, kế hoạch học tập từng môn  và chia nhỏ thời gian học hợp lý. Hy vọng với những gợi ý mà bài viết đưa ra, các em sẽ áp dụng tốt vào hoàn cảnh thực tế của mình, đạt nhiều tiến bộ trong học tập.

Video liên quan

Chủ Đề