Cách khắc phục các lỗi trong nấu ăn năm 2024

Nồi cơm điện là thiết bị điện tử gia dụng mà mọi người dân Việt Nam đều không còn quá lạ lẫm bởi những tiện dụng mà nó mang lại. Nồi cơm điện giúp ích rất nhiều cho những người nội trợ trong quá trình nấu nướng nhưng không mang lại không ít rắc rối khi khi có sự cố xảy ra. Chính vì vậy, trong bài viết này Siêu thị Điện Máy – Nội Thất Chợ Lớn sẽ hướng dẫn đến cho các bạn những cách tự khắc phục những lỗi thường gặp trên nồi cơm điện ngay tại nhà.

1. Nồi cơm điện không vào điện, cắm điện vẫn báo nguồn nhưng nồi cơm điện không nóng

.jpg]

Nồi cơm điện không vào điện, cắm điện vẫn báo nguồn nhưng nồi cơm điện không nóng

- Nguyên nhân: Dây cắm bị hỏng, điểm tiếp xúc giữa dây và nồi cơm điện kém, hoặc cầu chì bị hỏng. Tiếp điểm NC và NO bị hỏng - Cách xử lý: Bạn nên cắm lại chắc chắn phần tiếp nối giữa dây cắm và nồi ở gần phía dưới đáy nồi. Thử thay đầu dây nối khác nếu như dây cắm bị hỏng.

2. Nồi tự động nảy đèn khi cơm chưa được nấu chín

.png] Nồi tự động nảy đèn khi cơm chưa được nấu chín

- Nguyên nhân: Đáy nồi cơm điện bị cong khiến nhiệt tiếp xúc không đủ dẫn đến đèn tự động nhảy, đóng nắp nồi không chặt. Rơ le nhiệt của nồi cơm điện bị ngắt quá sớm, mâm nhiệt bị bẩn do trong quá trình sử dụng có thức ăn rơi vãi và không được làm vệ sinh dẫn đến cơm bị sống. - Cách xử lý: Vệ sinh thật sạch mầm nhiệt, kiểm tra rơ le nhiệt, nếu rơ le nhiệt cũ quá thì bạn nên thay rơ le mới. Với trường hợp đáy nồi bị cong, bạn nên thay lòng nồi khác.

3. Nấu cơm có cháy dưới đáy và bị khè dưới đáy nồi

- Nguyên nhân: Rơ le nhiệt bị ngắt muộn, cài chế độ nấu quá lâu khiến gạo thu quá nhiều nhiệt dẫn đến cơm bị cháy. Lớp chống dính của nồi bị mất

.jpg]

- Cách xử lý: Kiểm tra lại rơ le nhiệt, nếu cũ quá thì bạn nên thay rơ le mới. Trong quá trình vệ sinh, hạn chế để các vật sắc nhọn chà xát.

4. Đèn báo nồi cơm điện không sáng

Đèn LED bị chập điện, dẫn đến bị hỏng. Dây dẫn điện bị quá tải, hỏng cầu chì

- Cách xử lý: Thay thế đèn LED của nồi cơm điện. Nếu bị đứt cầu chì, bạn lần từ nguồn vào có 1 con cầu chì thường được giấu trong 1 ống gen, sau đó bạn chỉ cần bắt cô định vào nồi.

Trên đây là một số lỗi cơ bản thường gặp trong quá trình sử dụng nồi cơm điện. Hi vọng bài tổng hợp trên từ Siêu thị Điện Máy Chợ Lớn sẽ giúp bạn tránh được những vẫn đề sự cố khi sử dụng.

Ngày xưa, khi mà việc nấu nướng thức ăn được thực hiện bằng cách dùng củi khô đốt để lấy lửa, ngọn lửa ấy khiến cho đáy nồi bị đen và khó làm sạch. Ngày nay, vấn đề đó đã được khắc phục bằng cách sử dụng bếp ga. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng bếp ga mà đáy nồi vẫn bị đen. Vậy nguyên nhân từ đâu và giải quyết vấn đề này như thế nào? Hãy cùng Hamashi tìm hiểu thông qua bài viết này để tìm cách khắc phục hiệu quả nhé.

1. Hãy kiểm tra bình gas

Nếu bếp gas đang dùng mà tự nhiên bếp gas bị lửa đỏ, bạn hãy tắt bếp, khóa ga lại, sau đó lắc nhẹ bình gas, nếu thấy đúng là bình nhẹ, gas sắp hết thì bếp bị đỏ lửa là hiện tượng bình thường, chỉ cần thay bình gas mới là sẽ hết.

2. Nghẹt khe thoát lửa [đầu đốt bếp ga]

Bạn tháo đầu đốt ra, dùng kim nhọn và bàn chải để làm sạch khe thoát lửa. Vệ sinh đầu đốt xong, chờ các bộ phận khô hẳn và lắp đầu đốt vào đúng vị trí. Đánh lửa liên tục để xem đã khắc phục được tình trạng đỏ lửa chưa. Nhiều khi sử dụng dầu mỡ, bụi bẩn bám vào làm nghẹt khe thoát lửa [lỗ phun gas] của đầu đốt nên cũng là nguyên nhân làm nồi bị đen.

3. Nồi bị dơ

Thức ăn thừa dính trên xoong nồi, khi sử dụng trên bếp sẽ tiếp tục bị đốt cháy, làm xuất hiện lớp cặn đen gây khó vệ sinh, Do vậy trước khi nấu bạn nhớ kiểm tra nồi, và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng

4. Lá gió bị lệch

Bạn hãy xoay gió lá từ từ cho đến khi lửa chuyển về màu xanh như mong muốn thì dừng lại. Nguyên nhân do ngọn lửa cháy bị thiếu không khí cũng sẽ làm lửa bị đỏ và làm đen nồi. Bạn chỉnh lại cần chỉnh gió của bếp gas để khắc phục tình trạng này

5. Có dị vật trong ống điếu dẫn gas

Nếu đã thử hết các cách nhưng bếp gas vẫn bị đỏ lửa, có khả năng ống điếu dẫn gas có dị vật. Trường hợp này bạn nên gọi thợ sửa chữa hay bảo hành đến kiểm tra, không nên tự ý sửa chữa vì khá phức tạp và ảnh hưởng đến an toàn sử dụng gas.

Cách làm sạch khi nồi bị đen vì đun bếp gas

  • Sử dụng baking soda

Cho baking soda đều lên toàn bộ lòng nồi. Cho nước vào trong nồi ngập đáy nồi. Đặt nồi lên trên bếp và đun sôi trong vòng vài phút.Tắt bếp và đổ hết nước ra khỏi nồi. Các mảng bám cháy đen bắt đầu mềm và bong dần. Xả ngay nồi dưới vòi nước lạnh để nhanh nguội. Cuối cùng rửa sạch và lau sạch với một miếng bọt biển. Chiếc nồi sẽ sạch vết cháy.

  • Sử dụng vỏ táo

Nếu nhà có sẵn táo, chị em có thể dùng ít vỏ táo cho vào nồi, đun sôi liu riu trong 40 – 50 phút rồi rửa lại là được.

  • Sử dụng chanh

Chanh đem cắt thành các lát mỏng rồi xếp lên đáy nồi, đổ nước xâm xấp rồi đun sôi. Khi nước sôi, bạn hạ nhỏ lửa, dùng thìa cạo vào các miếng cháy cho đến khi các vết đen bong ra, sau đó rửa sạch lại.

Cũng có thể tắt bếp, để nồi qua đêm mới rửa, khả năng tẩy vết cháy, chất bẩn sẽ cao hơn.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân bếp ga bị lửa đỏ cũng như cách khắc phục nếu nhà bạn đang sử dụng bếp gas mà bị đen nồi. Hãy luôn kiểm tra các thiết bị bếp trước khi nấu để quá trình nấu nướng được hoàn hảo nhất cũng như đảm bảo an toàn cho gia đình mình. Chúc bạn thực hiện thành công!

Chủ Đề