Cách khoảng bao lâu phải tiêm phòng cho chó

Bệnh dại là bệnh lây nhiễm nguy hiểm từ động vật sang người. Bệnh có thể gây tỷ lệ tử vong cao và hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tiêm vắc- xin phòng dại là một trong những biện pháp an toàn nhất để phòng chống dại.

Bệnh dại là bệnh truyền từ động vật sang con người, gây ra bởi virus dại [Rabies virus]. Có hai biểu hiện lâm sàng của bệnh dại là điên cuồng và tê liệt. Trong đó, bệnh dại điên cuồng là hình thức phổ biến nhất của con người.

Virus dại xâm nhập hệ thần kinh của động vật có vú. Bệnh dại được truyền qua các đường:

  • Động vật bị dại qua đường nước bọt truyền virus dại khi nó cắn hoặc cào ai đó.
  • Khi động vật bị dại liếm vào vết thương trên da của ai đó.

96% các trường hợp gây bệnh dại ở người tại Đông Nam Á là do chó cắn. Trong nhiều trường hợp, bệnh dại ở người có thể do mèo, chó rừng, cáo, chó sói và các động vật ăn thịt khác cắn.

Người nhà của bệnh nhân dại cũng nên cẩn trọng trong quá trình chăm sóc người bệnh vì có thể sẽ bị lây nhiễm qua đường nước bọt.

Virus dại xâm nhập vào cơ thể con người thông qua vết cắn của súc vật

Nếu bị động vật dại cắn mà trước đó động vật đó đã được tiêm phòng đúng cách và hiệu quả của vắc-xin được xác nhận thì bạn không cần phải tiêm vắc- xin. Tuy nhiên, để an toàn tốt nhất bạn nên tiêm dự phòng sau phơi nhiễm [PEP].

Chúng ta có thể hoàn toàn phòng tránh và kiểm soát được bệnh dại nếu:

  • Tiêm phòng cho thú cưng như: chó hoặc mèo, theo khuyến cáo của bác sĩ thú y và nhân viên y tế.
  • Giữ giấy chứng nhận tiêm phòng cho chó, mèo an toàn và xuất trình chứng nhận này trong tiêm chủng hàng năm.
  • Không bán hoặc tiêu thụ sữa, thịt từ động vật mắc bệnh dại hoặc nghi ngờ trâu bò bị dại.

Phòng tránh bệnh dại bằng cách tiêm phòng cho thú cưng hàng năm

Vắc- xin phòng dại chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định, chứ không có loại vắc- xin nào trên thế giới có khả năng miễn dịch suốt đời.

Tuy vậy, vắc- xin phòng dại rất an toàn vì nó đã được trải qua một loạt các kiểm tra kiểm soát chất lượng như hiệu quả, an toàn và vô trùng.

Có hai loại vắc- xin bệnh dại có sẵn ở Hoa Kỳ. Cả hai loại vắc-xin đều chứa virus dại bất hoạt là:

  • Vắc- xin dại tế bào lưỡng bội người] được sản xuất trong nuôi cấy tế bào lưỡng bội ở người.
  • Vắc-xin bệnh dại [tế bào phôi gà tinh khiết] [RabAvert] được sản xuất trong nuôi cấy tế bào phôi gà. Cả hai loại đều được coi là an toàn và hiệu quả như nhau.

Cũng như các loại vắc-xin khác, vắc-xin phòng dại có thể xảy ra một số phản ứng như đau, đỏ tại vị trí tiêm. Một số trường hợp bị nổi mề đay, đau khớp và sốt khi dùng liều tăng cường.

Sau tiêm phòng vắc -xin dại, người bệnh có thể xuất hiện dấu hiệu nổi mề đay

Trong quá trình điều trị dự phòng bệnh dại không nên bị gián đoạn hoặc ngừng vì bất cứ phản ứng nào. Thông thường, các phản ứng như vậy đều không ảnh hưởng đến sức khỏe và biến mất trong vài ngày. Bạn cũng có thể sử dụng các thuốc chống viêm, hạ sốt như: ibuprofen, acetaminophen để giảm đau. Phụ nữ mang thai cũng nên tiêm vắc-xin bệnh dại nếu có chỉ định.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp cho quý khách hàng chương trình tiêm chủng trọn gói từ trẻ em đến người lớn với đầy đủ quyền lợi và dịch vụ kèm theo.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Triệu chứng bệnh dại ở người và cách phòng tránh

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

XEM THÊM:

Hỏi

Chào bác sĩ, em bị chó cắn thì nên đi chích ngừa dại trong khoảng thời gian bao lâu là tối thiểu nhất ạ?

Khách hàng ẩn danh

Chó nhà em nay được 12 kg, mà em bị nó cắn nên không biết có cần tiêm dại không ạ. Cảm ơn bác sĩ.

Mai Quốc Bảo [ 2003 ]

Bác sĩ cho em hỏi, em mới bị chó cắn, bị xước 1 ít da, em đã rửa nước xà phòng ngay, và ra hiệu thuốc mua nước sát khuẩn, và con chó nó cắn em là chó đẻ, mới bị bán con nhỏ ạ. Mong bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn.

Nguyễn Văn Kiên [1997]

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn vì bạn đã đặt câu hỏi. Với câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau: Nếu bị chó cắn cần phải xử trí vết thương ngay, sau đó đi tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt. Vết thương có thể rửa xối dưới vòi nước sạch 15 phút, rửa với chất sát khuẩn thông thường như xà phòng, sữa tắm..., sau đó sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc cồn I-ốt, Betadin.

Nếu tiêm phòng trong vòng 6 giờ được gọi là tiêm phòng sớm, tiêm sau 6 giờ là tiêm phòng muộn. Tùy theo vết thương có hay không chảy máu, tổn thương của vết thương, vị trí vết thương gần hay xa thần kinh trung ương, tình trạng của súc vật cắn mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phác đồ tiêm vắc-xin phòng dại, vắc-xin phòng uốn ván, huyết thanh kháng dại phù hợp nhất.

Không có khoảng thời gian bao lâu là tối thiểu nhưng tiêm càng muộn thì càng có khả năng không bảo vệ được cơ thể nếu chẳng may chó bị dại vì virus dại đã xâm nhập vào thần kinh trung ương.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc xin – Khoa Ngoại trú Nhi

Cùng Virbac tìm hiểu các thông tin hữu ích mà không phải chủ nuôi nào cũng biết về việc tiêm phòng vắc xin cho thú cưng nhé!

I. TẠI SAO PHẢI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ MÈO?

Giống như ở người, tiêm phòng cho thú cưng cũng có một mục tiêu kép:

  • Bảo vệ thú cưng của bạn phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm [ví dụ bệnh Parvo trên chó]. Tiêm phòng sẽ giúp thú cưng giữ được thể trạng tốt và khỏe mạnh!
  • Bảo vệ con người khỏi sự lây nhiễm của các bệnh truyền lây giữa động vật và người [ví dụ bệnh Dại trên chó mèo]. Tiêm phòng vắc xin ngăn ngừa bệnh lây lan từ động vật này sang động vật khác!

Do đó, tiêm vắc xin là một trong những bước chăm sóc y tế quan trọng. Số lượng thú cưng tiêm vắc xin giảm sẽ tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát trở lại. Điều đó có nghĩa số lượng thú cưng được tiêm phòng càng nhiều thì tần suất mắc bệnh trong quần thể càng giảm. 

II. TIÊM PHÒNG CÓ THỂ PHÒNG CHỐNG LẠI CÁC TÁC NHÂN NÀO?

Một loại vắc xin có thể bảo vệ thú cưng chống lại một hoặc nhiều bệnh. Vắc xin có thể phòng được các bệnh do vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng.

Việc chủng ngừa các bệnh này có thể là bắt buộc hoặc không bắt buộc. Bác sĩ thú y sẽ đưa ra gợi ý loại vắc xin thích hợp cho thú cưng của bạn dựa trên môi trường sống, vị trí địa lý, dịch tể của khu vực bạn sống.

III. BAO LÂU THÚ CƯNG PHẢI TIÊM PHÒNG MỘT LẦN?

Để tạo ra khả năng miễn dịch hiệu quả, cần phải tiêm vài mũi trong năm đầu tiên, số mũi và khoảng cách tiêm sẽ phụ thuộc vào khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin.

Các năm sau đó, việc tiêm nhắc thường xuyên là điều cần thiết để bảo vệ và duy trì hiệu quả bảo hộ trong suốt cuộc đời của thú cưng của bạn.

Tuân theo quy trình tiêm phòng do bác sĩ thú y khuyến cáo là việc cần làm nếu bạn muốn vật nuôi của mình được bảo vệ một cách tối ưu. Nếu việc tiêm nhắc không được thực hiện tốt, Bác sĩ thú y có thể yêu cầu tiêm chủng lại từ đầu!

IV. NHỮNG THÚ CƯNG NÀO CẦN ĐƯỢC TIÊM PHÒNG?

Tất cả chó và mèo đều nên được tiêm phòng đúng cách. Tiêm phòng rất hữu ích cho tất cả thú cưng; ngay cả những chó mèo sống trong thành phố, chỉ sống trong nhà hoặc những chó mèo đã già.

Bác sĩ thú y sẽ thảo luận với bạn về các loại vắc xin bạn cần tiêm cho thú cưng của mình theo khu vực địa lý, môi trường sống và độ tuổi của chúng.

V. TIÊM PHÒNG CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?

Trong 10 năm qua, một số bệnh hiểm nghèo đã trở nên hiếm gặp nhờ vào việc tiêm phòng. Đó có phải là một lý do để ngừng tiêm chủng? 

Không, ngược lại! Tiếp tục tiêm chủng là điều rất cần thiết vì nếu không có điều này, các bệnh nguy hiểm sẽ có nguy cơ xuất hiện trở lại. Chúng ta không được quên rằng đối với các bệnh ở chó và mèo thì các loài vật nuôi và động vật hoang dã thường là nguồn chứa virus tiềm ẩn có thể lây truyền và bùng phát bất cứ lúc nào.

Tiếp tục tiêm phòng đúng cách và phù hợp với từng cá thể để có thể duy trì tỷ lệ tiêm phòng đủ lớn để hạn chế nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại.

Bác sĩ thú y sẽ có thể cho bạn lời khuyên về các loại vắc xin nào hữu ích cho chó hoặc mèo của bạn.

VI. MỘT BUỔI TIÊM PHÒNG DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

Việc tiêm phòng được thực hiện bởi bác sĩ thú y sau khi trải qua các bước kiểm tra thăm khám.

Khi bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện để có thể phát hiện ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào của thú cưng.

Đối với chó con hoặc mèo con, đây là cơ hội để kiểm tra phát hiện các bất thường về tăng trưởng, chế độ dinh dưỡng, kiểm soát ký sinh trùng, chăm sóc vệ sinh.

Đối với thú cưng đã già, buổi tư vấn có thể là cơ hội để thực hiện đánh giá chuyên sâu bao gồm cả xét nghiệm máu. Do đó, đây là thời điểm trao đổi đặc biệt giữa bác sĩ thú y và chủ nuôi về tình trạng sức khỏe của thú cưng.

Các thông tin dặn dò sau tiêm phòng cũng rất quan trọng, bạn hãy chú ý lắng nghe và thực hiện đầy đủ để đảm bảo thú cưng tạo miễn dịch tốt nhất nhé!

Bình chọn cho nội dung này: 5 4 3 2 1

 Trang website này sử dụng cookie cần thiết cho hoạt động đúng và để tạo điều kiện cho việc điều hướng của bạn. Bạn sẽ tìm thấy thêm thông tin về cookie, cách chúng tôi sử dụng chúng và cách bạn có thể kiểm soát việc sử dụng chúng bằng cách nhấp vào liên kết sau: Cookies. Bằng cách tiếp tục truy cập vào trang website này, bạn đồng ý rằng chúng tôi sử dụng cookie, như được chỉ định trong chính sách của chúng tôi.

Accept

Video liên quan

Chủ Đề