Cách làm mô hình hình học không gian bằng giấy

Origami hình học không gian Góc nhìn khác của nghệ thuật gấp giấy

16:47 | 17/12/2019

[Xây dựng] - Từ ngày 16 20/12/2019, Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam sẽ tổ chưc trưng bày các tác phẩm Origami hình học không gian của GS. Mitani Jun, trường Đại học Tsukuba và workshop vào ngày 21/12/2019 tại 27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Không gian trưng bày các tác phẩm Origami.

Trong tiếng Nhật, chữ Origami được tạo nên từ hai chữ: Oru là gấp hay xếp, Kami là giấy. Tên Origami được dùng từ năm 1880, trước đó, người Nhật dùng chữ Orikata. Cũng có ý kiến cho rằng, nghệ thuật xếp giấy đã có từ khoảng thế kỷ thứ I hay thứ II ở Trung Hoa, sau đó mới lan sang Nhật vào thế kỷ thứ VI và trở thành một hình thức nghệ thuật, một phần văn hoá truyền thống của xứ sở mặt trời mọc. Nhưng từ lâu, những người yêu thích Origami đã coi Nhật Bản là quê hương của loại hình nghệ thuật độc đáo này và đến nay, Origami đã trở thành môn nghệ thuật mang tính toàn cầu. Từ Origami đã được quốc tế hóa để gọi tên nghệ thuật gấp giấy.

GS. Mitani đã nghiên cứu về việc sử dụng phần mềm máy tính để tạo ra các tác phẩm Origami. Origami hình cầu và Origami 3D là loại hình gấp giấy Origami hoàn toàn mới với không gian ba chiều và các mặt cong. Người gấp sẽ thiết kế sẵn hình dáng hoàn chỉnh và quy trình gấp bằng phần mềm máy tính thay cho cách gấp thủ công truyền thống.

Loại hình Origami này đòi hỏi một phương pháp gấp đặc thù là gấp cong. Đây là một phương pháp khó nhưng một khi đã thành công sẽ cho ra đời những hình khối ba chiều kỳ ảo chỉ từ một tờ giấy.

Chúng tôi hy vọng rằng qua trưng bày và workshop lần này, những người yêu thích Origami sẽ có thêm một góc nhìn khác về nghệ thuật gấp giấy Origami nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đất nước Nhật Bản, GS Mitani bày tỏ.

GS Mitani Jun, trường Đại học Tsukuba chia sẻ về phương pháp mới để tạo ra những tác phẩm Origami.

Được biết, GS Mitani cùng các cộng sự đã ứng dụng phương pháp mới của mình để tạo ra những tác phẩm Origami quy mô lớn tại những không gian công cộng, ứng dụng trong các sản phẩm thời trang, các sản phẩm lưu niệm...

Ông cũng sáng tạo Origami trên những chất liệu mới và là tác giả hai cuốn sách Nghệ thuật Origami 3D và Thiết kế Origami uốn lượn. Ông đã được Đại sứ quán Nhật Bản chọn là Đại sứ văn hóa để giới thiệu phương pháp Origami của mình tới các quốc gia khác. Việt Nam là điểm đến thứ 7 trong hành trình của ông.

Tuệ Minh

Theo

Video liên quan

Chủ Đề