Cách làm sạch mũ bảo hiểm trang

Đã bao giờ bạn thực sự cảm thấy khó chịu bởi những chiếc mũ bảo hiểm quá lâu không được vệ sinh, giặt giũ? Thật kinh hoàng nếu bạn không biết cách giặt mũ bảo hiểm và để mùi mũ bảo hiểm khó chịu ấy làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của mình! Hãy đồng hành cùng chúng tôi trong bài viết này để biết các cách giặt nón bảo hiểm nhanh nhất, an toàn nhất.

Cách giặt nón bảo hiểm an toàn

Tại sao lại có cụm từ cách giặt mũ bảo hiểm an toàn? 
Bởi chúng tôi nhận ra rằng không phải ai cũng biết cách giặt mũ và cách giặt mũ không chính xác có thể ảnh hưởng đến chất lượng mũ, gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu xảy ra tai nạn! Như vậy giặt mũ bảo hiểm tưởng chừng dễ mà không dễ chút nào nhé!

1-    Cách giặt nón bảo hiểm khô

Thường mũ bảo hiểm được thiết kế rất cầu kỳ và chắc chắn. Vì vậy mà cách giặt nón bảo hiểm rất khó. Bạn không thể luồn vào từng ngõ ngách của mũ để giặt; cũng không thể ngâm cả mũ vào thau nước để kỳ cọ.
Để giải quyết điều này, chúng tôi khuyên bạn nên chọn cách giặt khô mũ bảo hiểm. Đây là cách giặt không sử dụng nước mà thay vào đó sử dụng dung dịch chuyên dụng làm sạch. Bạn sẽ dùng một tấm rẻ đủ lớn nhúng vào dung môi sau đó lau rửa mũ.

Thường những dung dịch này sẽ có tính sát khuẩn cao, có mùi thơm dễ chịu, giúp bạn có chiếc mũ bảo hiểm đẹp sáng và sạch.

>> Nếu bạn không thể mua các dung dịch để giặt mũ bảo hiểm? Đừng lo, hãy tiếp tục xem các cách dưới đây. 

2-    Cách giặt nón bảo hiểm sơn dùng xà phòng

Một cách giặt nón bảo hiểm sơn khác đó là dùng xà phòng. Ưu điểm của cách giặt này là mũ bảo hiểm của bạn sạch sẽ ngay lập tức.
Việc giặt mũ bảo hiểm lại như việc giặt quần áo. Chúng diễn ra hết sức nhanh gọn và an toàn. Tuy nhiên không thể chắc chắn rằng cách giặt này phù hợp với mọi loại mũ bảo hiểm nhé! Bạn nên tìm hiểu thêm thông tin về cách giặt này có phù hợp với loại mũ bảo hiểm bạn đang sử dụng không nhé!

3-    Cách giặt mũ bảo hiểm nón sơn với nước chanh

Thực tế nước chanh là một loại dung môi có khả năng làm sạch và sát khuẩn quần áo vải vóc và cả mũ bảo hiểm. Cách giặt mũ bảo hiểm nón sơn với nước chanh chắc chắn an toàn hơn giặt với xà phòng.

Vì tính axit trong chanh không mạnh sẽ giảm đi nếu chúng được pha với nước. Bạn sẽ không lo làm mất màu mũ bảo hiểm nhé! Mùi chanh dễ chịu cũng sẽ giúp bạn thoải mái hơn.

Các cách giặt mũ bảo hiểm mà chúng tôi chia sẻ ở trên đều rất an toàn và tiết kiệm. Bạn không phải e ngại chất lượng mũ thay đổi khi giặt nhé! Một chú ý nữa là bạn nên sấy khô mũ sau khi giặt và trước khi sử dụng để hoàn toàn loại bỏ vi trùng và mùi khó chịu.

Khi bạn cảm thấy khó khăn hoặc không có thời gian để giặt mũ bảo hiểm, hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn giải đáp thắc mắc và có những chiếc mũ mới tinh, thơm tho trong thời gian ngắn nhé! Chúng tôi là những người có kinh nghiệm giặt mũ bảo hiểm sẽ đảm bảo sự an toàn sạch sẽ tối đa cho chiếc mũ của bạn!

Hiện nay, khi chúng ta cứ bước lên xe máy là lại có chiếc mũ bảo hiểm làm bạn. Thế nhưng phần lớn mọi người đều chưa biết cách vệ sinh mũ. Rất nhiều bị bệnh liên quan đến da đầu do đội mũ bảo hiểm. Việc đội nó hằng ngày làm tăng tiết bã nhờn, tăng tình trạng đổ mồ hôi và đây chính là điều kiện cho gàu và nấm phát triển, tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây ngứa da đầu thường xuyên.

Nếu bạn đang dùng một chiếc mũ bảo hiểm có lớp lót bên trong tháo lắp tùy ý, cách lau rửa sẽ đơn giản hơn. Chỉ cần tháo bỏ lớp lót và đệm má, giặt bằng tay hoặc cho vào máy giặt. Lưu ý là phải giặt hoặc chọn chế độ quay thật nhẹ nhàng để chúng không bị rách. Sau đó mới đến khâu xử lý phần vỏ bên ngoài mũ bảo hiểm.

Để tránh bệnh liên quan đến da đầu do đội mũ bảo hiểm 

thì việc giặt sạch mũ vẫn là phương án tối ưu nhất. [Ảnh minh họa]

Làm ẩm khăn bằng nước trước khi nhỏ một vài giọt chất tẩy rửa lên. Lau vỏ mũ nhẹ nhàng để chất tẩy rửa loại bỏ toàn bộ phần bụi bẩn. Tiếp đó, lau lại vỏ mũ một lần nữa bằng nước cho đến khi sạch hết chất tẩy rửa. Chỉ cần làm như vậy, bạn đã có ngay một chiếc mũ bảo hiểm sáng bóng bên ngoài và thơm tho bên trong.

Đối với những loại mũ bảo hiểm không thể tháo rời lớp lót, các khâu xử lý có phần phức tạp hơn một chút. Đầu tiên kéo tấm lót ra phía ngoài, giặt một cách khéo léo với xà bông hoặc dùng khăn ướt có thấm nước xà bông và chà mạnh, giặt khăn lại nhiều lần và chà cho đến khi lớp lót sạch.

Mỗi tuần bạn chỉ cần lau ngoài mũ, tháo miếng lót giặt sạch và phơi khô sẽ tiết kiệm thời gian giặt mũ hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn phải vệ sinh trong và ngoài mũ định kỳ [tháng/lần] do bụi bẩn vẫn lọt vào trong hoặc bám vào viền mũ.

Trên thị trường hiện có bán một số chai xịt làm sạch mũ bảo hiểm tức thời, tuy nhiên, bản thân chất nhờn tiết ra từ da đầu cộng thêm mồ hồi không thể làm sạch bằng các loại bình xịt tẩy rửa bán sẵn ngoài thị trường như mọi người thường nghĩ. Giặt sạch mũ bảo hiểm liên tục vẫn là phương án tối ưu.

Một số lưu ý khi dùng mũ bảo hiểm:

- Sau khi đi mưa về, bạn nên lau khô mũ bằng khăn bông khô và dùng máy sấy tóc để sấy khô toàn bộ dây và lớp trong của mũ.

- Không nên đội mũ bảo hiểm ngay khi tóc còn ướt vì sẽ rất dễ gây nấm da đầu.

- Những ngày nắng, bạn nên phơi mũ ra ngoài để ánh nắng giúp làm khô mũ bảo hiểm, giúp loại bỏ mùi hôi và ẩm trong mũ.

Dưới đây là các bước giúp bạn giặt mũ bảo hiểm với lớp lót dính liền một cách hiệu quả nhất:

Chủ Đề