Cách làm sạch tiền polymer

XEM THÊM: Đi toi 30 triệu đồng vì nhờ con gái sấy tiền cho khô

Theo lời kể của anh Hậu [Khoái Châu, Hưng yên], do nhà làm công việc kinh doanh, buôn bán nên thường xuyên giữ tiền mặt. Cách đây vài hôm, mẹ anh Hậu đi lấy tiền hàng về gặp trời mưa to nên bị ướt, sau khi về nhà mẹ anh đã sai cô em gái mang túi tiền đi sấy cho khô.

Cô em gái ngây thơ, hồn nhiên lấy máy sấy tóc, bật nấc nóng nhất sấy tiền trong khi vẫn để nguyên tiền trong túi nilon. Đến khi anh Hậu mở túi tiền ra xem thì kinh hãi khi phát hiện có rất nhiều tờ tiền đã bị biến dạng, hầu hết chúng đều bị cong queo, mất mép và không thể miết phẳng trở lại.

Về trường hợp của anh Hậu, cần tìm hiểu quy định thu đổi Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông củaNgân hàng Nhà nước:

Theo thông báo từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đơn vị này sẽ thực hiện việc thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân và niêm yết công khai mẫu tiêu biểu và quy định thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông; Tuyển chọn, phân loại, giám định tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

Thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông: Theo Thông tư số 25/2013/TT-NHNN ngày 02/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông như sau:

-Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông là các loại tiền giấy [tiền cotton và tiền polymer], tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành, đang lưu hành nhưng bị rách nát, hư hỏng hay biến dạng theo quy định về tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được quy định như sau:

Nam Định: Ghi nhận 73 ca mắc COVID-19, phong tỏa hơn 15 nghìn dân tại 1 huyện

Người phụ nữ '2 lần mang thai không phải do quan hệ vợ chồng' và sự thật về nhóm tự xưng 'Trừ quỷ Bảo Lộc'

Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông [nhóm nguyên nhân khách quan]: Tiền giấy bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số; nhàu, nát, nhoè, bẩn, cũ; rách rời hay liền mảnh được can dán lại nhưng còn nguyên tờ tiền; Tiền kim loại bị mòn, han gỉ, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, hoa văn, chữ, số và lớp mạ trên đồng tiền.

Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản [nhóm nguyên nhân chủ quan]: Tiền giấy bị thủng lỗ, rách mất một phần; tiền được can dán; cháy hoặc biến dạng do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao; giấy in, màu sắc, đặc điểm kỹ thuật bảo an của đồng tiền bị biến đổi do tác động của hóa chất [như chất tẩy rửa, axít, chất ăn mòn]; viết, vẽ, tẩy xóa; đồng tiền bị mục hoặc biến dạng bởi các lý do khác nhưng không do hành vi hủy hoại; Tiền kim loại bị cong, vênh, thay đổi định dạng, hình ảnh thiết kế do tác động của ngoại lực hoặc nhiệt độ cao; bị ăn mòn do tiếp xúc với hoá chất.

Tiền bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc của nhà sản xuất như giấy in bị gấp nếp làm mất hình ảnh hoặc mất màu in, lấm bẩn mực in và các lỗi khác trong khâu in, đúc.

[Ngân hàng Nhà nước công bố mẫu tiêu biểu tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông làm cơ sở cho việc thu, đổi, tuyển chọn, phân loại tiền.

Đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông:

Giá vàng hôm nay 17/11: Giảm mạnh trước sức ép của USD

Quảng Ninh thêm 41 ca mắc Covid-19 mới, tiềm ẩn nguy cơ cao

Ảnh minh họa

-Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông do nhóm nguyên nhân khách quan và bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc của nhà sản xuất, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi có trách nhiệm thực hiện việc thu, đổi ngay cho khách hàng có nhu cầu, không hạn chế số lượng, không yêu cầu thủ tục giấy tờ.

-Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông do nhóm nguyên nhân chủ quan, khách hàng nộp hiện vật cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi. Các đơn vị nhận và xét đổi theo các điều kiện sau:Tiền rách nát, hư hỏng không phải do hành vi hủy hoại; Trường hợp tờ tiền bị cháy, thủng, rách mất một phần thì diện tích còn lại phải bằng hoặc lớn hơn 60% so với diện tích tờ tiền cùng loại; nếu được can dán thì phải có diện tích tối thiểu bằng 90% so với diện tích tờ tiền cùng loại và đảm bảo nguyên gốc, nguyên bố cục một tờ tiền [mặt trước, mặt sau; trên, dưới; bên phải, bên trái], đồng thời nhận biết được các yếu tố bảo an;

-Đối với tiền polymer bị cháy hoặc biến dạng co nhỏ lại do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao, thì diện tích còn lại tối thiểu phải bằng 30% so với diện tích tờ tiền cùng loại và còn giữ nguyên bố cục một tờ tiền, đồng thời nhận biết được ít nhất hai trong các yếu tố bảo an như: yếu tố hình ẩn trong cửa sổ nhỏ, mực không màu phát quang, phát quang hàng số sêri, dây bảo hiểm, yếu tố IRIODIN, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Căn cứ các điều kiện xét đổi,Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi thực hiện đổi cho khách hàng và không thu phí đổi tiền.

Hà Nội: Mâu thuẫn tại quán ăn, người đàn ông bị nhân viên bảo vệ chém gục

Bắt tạm giam một bác sĩ trục lợi từ việc tiêm vaccine ngừa COVID-19

Khảo sát của báo Tuổi trẻ thời điểm đầu năm 2016, một số nơi ở TP.HCM xuất hiện dịch vụ đổi tiền cháy, rách. Mức phí tùy theo tình trạng tờ tiền, tuy nhiên nếu rách một góc nhỏ cũng mất phí khoảng 10%, chẳng hạn đổi 50.000 đồng còn nhận được 45.000 đồng. Trường hợp tờ tiền rách, cháy với diện tích lớn hơn thì mức phí rất cao.

Trao đổi vớiTuổi Trẻ, đại diện Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho biết hiện nay nhằm khuyến khích người dân đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, làm sạch đẹp đồng tiền nên các ngân hàng đổi các loại tiền không đủ tiêu chuẩn không thu phí.

Đối với tờ tiền bị cháy, thủng, rách một phần thì phần diện tích còn lại bằng hoặc lớn hơn 60% so với diện tích tờ tiền cùng loại là đủ điều kiện được đổi.

Đối với tờ tiền polymer bị cháy hoặc biến dạng co nhỏ do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao thì điều kiện được đổi là diện tích còn lại tối thiểu phải bằng 30% so với tờ tiền cùng loại và còn giữ nguyên bố cục tờ tiền, đồng thời nhận biết được ít nhất hai trong các yếu tố bảo an như: yếu tố hình ẩn trong cửa sổ nhỏ, phát quang hàng số xêri, dây bảo hiểm...

Trong trường hợp tờ tiền rách nát, hư hỏng không đủ điều kiện được đổi, ngân hàng sẽ trả lại cho khách hàng và thông báo lý do. Người dân có thể đến bất kỳ ngân hàng nào để yêu cầu đổi, không nên đổi tiền qua trung gian và chịu mất phí.

Tin tức trên báo Người lao động cho hay, tháng 6/2015, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 4458/NHNN-PHKQ yêu cầu các tỉnh, thành phố đáp ứng nhu cầu tiền mệnh giá nhỏ.

Theo đó, để đảm bảo lưu thông tiền mặt thông suốt, không xảy ra tình trạng thiếu tiền mệnh giá nhỏ hoặc tồn đọng nhiều lượng tiền không đủ tiêu chuẩn [tiền rách, hư hỏng - PV] lưu thông tại các địa phương, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện một số nội dung liên quan.

Đẩy mạnh công tácthu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định tại Thông tư số 25/2012/TT-NHNN, đặc biệt là thu đổi các loại tiền mệnh giá nhỏ rách nát, hư hỏng để làm sạch đẹp đồng tiền trong lưu thông. Hướng dẫn, đôn đốc và thường xuyên kiểm tra công tác tuyển chọn, phân loại tiền nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm, phê bình, xử lý nghiêm những vi phạm quy định của cán bộ ngân quỹ trong công tác tuyển chọn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

Đồng thời, chỉ đạo các TCTD phải tạo điều kiện tốt nhất, đảm bảo thuận lợi giao dịch đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho người dân. Không được từ chối hoặc thu phí đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông với bất cứ số lượng bao nhiêu. Ngân hàng Nhà nước cũng không thu phí giao dịch đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của TCTD, Kho bạc Nhà nước.

Video liên quan

Chủ Đề