Cách mua điểm thi đại học năm 2022

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. [Ảnh: Bộ GD-ĐT]

Trong mùa tuyển sinh năm 2022, tất cả các thí sinh sẽ phải đăng ký xét tuyển theo tất cả các phương thức lên cổng thông tin chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo bằng hình thức trực tuyến. Bộ sẽ chạy phần mềm chung để mỗi thí sinh trúng tuyển nguyện vọng cao nhất, nhằm hạn chế tình trạng thí sinh ảo.

Theo khẳng định của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn tại Hội Hội nghị trực tuyến tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non và tuyển sinh đại học năm 2022 vừa được tổ chức chiều 16/3, định hướng trong các điều chỉnh trong quy chế tuyển sinh đại học năm 2022 là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để khắc phục các hạn chế của mùa tuyển sinh năm 2021, giúp giảm bớt các thủ tục, tạo thuận lợi cho thí sinh và công tác tuyển sinh của các trường. 

Vẫn nhiều hạn chế

Báo cáo tại hội nghị, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thuỷ cho hay trong mùa tuyển sinh năm 2021 đã đạt những kết quả tích cực khi từng bước bổ sung hoàn thiện quy chế, quy trình tuyển sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường, cho thí sinh, đảm bảo quyền lợi của các bên; áp dụng công nghệ thông tin triệt để trong tất cả các khâu tuyển sinh; giảm tối đa số thí sinh ảo…

Tuy nhiên vẫn có nhiều khó khăn như thời gian tuyển sinh kéo dài do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Việc các trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức, tổ hợp xét tuyển cho một ngành, nhưng phân bổ chỉ tiêu không hợp lý, hoặc tuyển sinh không đúng với chỉ tiêu đã công bố cho từng phương thức xét tuyển, dẫn đến thiếu đảm bảo công bằng đối với thí sinh, gây hệ quả không tốt trong dư luận xã hội.

Ví dụ cụ thể như điểm trúng tuyển quá cao bất thường, thí sinh 30 điểm cũng không đỗ vào ngành học đã lựa chọn... Các trường áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau, nhưng không có biện pháp bảo đảm công bằng giữa các thí sinh, tiến hành gọi thí sinh nhập học sớm, mà không cập nhật dữ liệu lên hệ thống chung, dẫn tới số lượng thí sinh ảo lớn, đồng thời chưa tạo điều kiện cho thí sinh lựa chọn được ngành học theo đúng nguyện vọng ưu tiên nhất, có năng lực nhất.

Thí sinh dự tốt nghiệp trung học phổ thông. [Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+]

Bên cạnh đó, có trường khai báo chỉ tiêu tuyển sinh chưa thống nhất giữa các hệ thống; nhập điểm sàn, các điều kiện sơ tuyển lên hệ thống không đúng với đề án tuyển sinh đã công bố; chưa kiểm soát được điều kiện sơ tuyển, do vậy thí sinh không đủ điều kiện vẫn trúng tuyển, và phải xử lý vấn đề sau khi thí sinh tiến hành nhập học. Bên cạnh đó, một số trường không dự báo được thí sinh trúng tuyển nhập học, đã tuyển sinh vượt chỉ tiêu; chưa có dự báo và có giải pháp để xử lý tình trạng thí sinh có điểm xét tuyển cao nhưng vẫn không trúng tuyển…

Ứng dụng công nghệ triệt để hơn

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chỉ đạo những điểm có thể khắc phục ngay cần triển khai sớm trong năm 2022. Những điểm chưa làm được ngay cần có lộ trình để điều chỉnh phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh và các trường.

Theo Vụ trưởng Nguyễn Thu Thuỷ, trong năm 2022, một số thay đổi kỹ thuật sẽ được áp dụng để khắc phục những tồn tại trong mùa tuyển sinh năm 2021.

Cụ thể, về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng, thử nghiệm, hoàn thiện “hệ thống xử lý nguyện vọng và lọc ảo”. Cụ thể, Bộ sẽ hoàn thiện phần mềm đăng ký xét tuyển trực tuyến đối với các phương thức xét tuyển của các cơ sở đào tạo. Tất cả các thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển theo các phương thức theo hình thức trực tuyến trên phần mềm này và sẽ được cấp một mã định danh theo số căn cước công dân của các em.

Thí sinh khi đăng ký xét tuyển sẽ phải tải dữ liệu hồ sơ minh chứng về đối tượng ưu tiên lên hệ thống. Đối với một số trường xét tuyển theo phương thức riêng, thí sinh chú ý phải thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ xét tuyển cho cơ sở đào tạo nếu cơ sở đào tạo có yêu cầu [thực hiện theo quy trình của trường] đồng thời thí sinh phải đăng ký nguyện vọng trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.

[Thời gian dự kiến thi đánh giá năng lực của khối trường công an]

Hết thời hạn đăng ký, các trường trích xuất dữ liệu thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường mình để xét tuyển, sau đó cập nhật lại lên hệ thống dữ liệu thí sinh trúng tuyển. Phần mềm của Bộ sẽ lọc ảo chung toàn hệ thống trong đợt 1.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, điều này sẽ giúp thí sinh lựa chọn được nguyện vọng trúng tuyển tốt nhất và các trường hạn chế tỷ lệ thí sinh ảo. Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh việc phần mềm chỉ hỗ trợ lọc ảo và không làm thay nhiệm vụ xét tuyển của các trường. Các trường đại học chủ động thực hiện công tác xét tuyển, hoặc phối hợp thành nhóm trường trong công tác chạy phần mềm xét tuyển.

Để các trường thuận lợi hơn trong xét tuyển bằng học bạ, trong mùa tuyển sinh năm 2022, Bộ yêu cầu các trường trung học phổ thông cập nhật kết quả học tập [lớp 10, lớp 11, lớp 12] lên cơ sở dữ liệu ngành đồng thời kiểm tra rà soát dữ liệu này sau khi được đồng bộ sang hệ thống quản lý thi và xét tuyển.

Với phương thức xét tuyển đơn giản dựa trên điểm học bạ thì có thể sử dụng trực tiếp hệ thống đăng ký xét tuyển của Bộ. Cụ thể, sau thời gian thí sinh đăng ký nguyện vọng, các trường sẽ tải nguyện vọng và điểm học bạ của thí sinh về để xét tuyển, sau đó tải danh sách trúng tuyển lên hệ thống của Bộ để lọc ảo cùng với các phương thức khác.

Với phương thức xét tuyển khác học bạ hoặc dựa trên học bạ nhưng phức tạp hơn, cần một hệ thống riêng thì trường phải thông báo rõ cho thí sinh để đăng ký, nộp hồ sơ xét tuyển cho trường đồng thời đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các trường có thể chạy phần mềm xét tuyển trước, nhưng sẽ tải danh sách trúng tuyển lên hệ thống của Bộ để lọc ảo cùng với các phương thức khác./.

Phạm Mai [Vietnam+]

Tại chương trình tư vấn tuyển sinh tối 10/3, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học [Bộ Giáo dục và Đào tạo], cho hay quy chế tuyển sinh năm 2022 về cơ bản giữ ổn định như những năm trước nhưng dự kiến có một số điều chỉnh về mặt kỹ thuật.

Theo đó, việc đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ chủ yếu được thực hiện trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo thay vì chủ yếu sử dụng phương thức điền trực tiếp trên phiếu như những năm trước.

Bà Thủy thông tin thêm dự kiến năm nay thí sinh không phải đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng cùng lúc với đăng ký thi tốt nghiệp THPT như mọi năm.

Quảng cáo

"Những em có nguyện vọng xét tuyển đại học bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT chỉ cần đăng ký sau khi thi xong, đã có đủ tham số, từ dự báo kết quả đến việc tìm hiểu kỹ các ngành, trường để sắp xếp thứ tự nguyện vọng", bà Thủy nói.

Như vậy, nếu thay đổi này xảy ra, thí sinh có nhiều thuận lợi hơn. Các em không cần đăng ký nguyện vọng trước sau đó phải điều chỉnh thứ tự nhiều lần cho phù hợp với kết quả thi, cũng không phải đến điểm đăng ký thi để bổ sung và nộp thêm phí. Việc các em tự đăng ký trực tuyến cũng giúp hạn chế sai sót thường xảy ra do quá trình nhập dữ liệu nhiều lần.

Quảng cáo

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tham vấn các địa phương, Bộ Y tế về dự báo diễn biến dịch bệnh để quyết định ngày thi chính thức. Khi có lịch thi, Bộ cũng sẽ sớm công bố kế hoạch tuyển sinh. Trong đó, khoảng thời gian đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ được bố trí hợp lý, đủ để thí sinh cân nhắc tất cả lựa chọn, chẳng hạn khoảng 3-4 tuần sau khi kỳ thi diễn ra.

Như vậy, nếu thay đổi này xảy ra, thí sinh sẽ không phải quá lo lắng lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng ngay khi đăng ký thi tốt nghiệp.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa

Các trường đại học, cao đẳng đã bắt đầu công bố chỉ tiêu, phương án tuyển sinh bậc đại học năm 2022. Năm nay, nhiều trường đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, giảm phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, lượng lớn chỉ tiêu của hầu hết các trường vẫn dựa vào kết quả kỳ thi mang tính quốc gia này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến kỳ thi diễn ra trong tháng 7.

Tường Vân _ Thùy Linh   -   Thứ hai, 21/03/2022 15:43 [GMT+7]

Mùa tuyển sinh năm 2022, Bộ GDĐT sẽ đưa ra phương án cụ thể cho các thí sinh F0, F1. Ảnh: Huyên Nguyễn.

Thí sinh F0 có được đặc cách tốt nghiệp THPT?

Mùa tuyển sinh năm 2021, những thí sinh được xác định là F0 không thể dự thi sẽ được đặc cách xét tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, thí sinh không tham gia kỳ thi sẽ không có điểm thi để làm căn cứ xét tuyển đại học. Trường hợp này, các em sẽ phải xét tuyển đại học bằng phương thức khác như: xét học bạ, dùng chứng chỉ quốc tế, kỳ thi đánh giá năng lực. 

Đây là điều khiến các bậc phụ huynh, học sinh không khỏi băn khoăn, lo lắng bởi thực tế cho thấy, một số thí sinh năm ngoái không thể vào được trường mơ ước do không có điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học và đành ngậm ngùi ôn thi để năm nay thi lại. 

Em Nguyễn Minh Anh - học sinh lớp 12 tại quận Hà Đông [Hà Nội] chia sẻ, đến thời điểm hiện tại, sau nhiều lần là F1 thì em vẫn bình an. Tuy nhiên, em luôn nơm nớp nỗi lo mình sẽ trở thành F0 ngay thời điểm diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT. 

“Nguyện vọng của em là dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT xét tuyển vào Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Điều em lo nhất là đến lúc thi không may thành F0, không thể dự thi và em sẽ không có điểm thi để xét tuyển vào đại học. Trong khi chứng chỉ tiếng Anh hiện tại em không có” – Ngọc Anh bày tỏ lo lắng.

Nhiều ý kiến phụ huynh cho rằng, Bộ GDĐT nên tổ chức nhiều đợt thi với khoảng cách ngắn để những học sinh F0 đợt 1 chưa dự thi được sẽ thi các đợt tiếp theo để lấy điểm xét tuyển đại học thay vì đặc cách tốt nghiệp.

"Nếu Bộ GDĐT vẫn giữ nguyên quy chế như năm 2021, sẽ có nhiều thí sinh có thể trượt đại học mục tiêu vì bỗng dưng bị F0 vào đúng ngày thi.

Việc ưu tiên xét tuyển tốt nghiệp không phù hợp cũng như không đảm bảo công bằng, khách quan cho học sinh. Quan trọng nhất, các em không có điểm xét tuyển vào đại học, mất cơ hội trúng tuyển vào ngôi trường mơ ước” - chị Lê Minh Ngọc - phụ huynh tại quận Thanh Xuân, Hà Nội nêu ý kiến.

Dưới góc độ nhà quản lí giáo dục, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội ủng hộ việc xét đặc cách tốt nghiệp cho thí sinh F0 thay vì thi thêm một đợt.

"Rất nhiều người hỏi tôi, số lượng học sinh F0 đông như thế thì liệu có đặc cách không? Tôi nghĩ, đã là quy định có trong quy chế, đông hay ít cũng phải thực hiện. Tất nhiên phải có thủ tục, chẳng hạn nhà trường, bệnh viện có hồ sơ xác nhận..." - ông Khang nêu quan điểm.

Ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS -THPT M.V Lômônôxốp  [quận Nam Từ Liêm, Hà Nội] đề xuất nên giữ nguyên phương án như năm ngoái, tổ chức thi đợt 2 vì học sinh cần điểm thi để xét tuyển vào một số trường đại học, cao đẳng. 

"Hy vọng đến thời điểm học sinh thi tốt nghiệp THPT, chính sách phòng, chống dịch bệnh thay đổi, Bộ Y tế cho phép có những phòng thi riêng dành cho các thí sinh F0. Còn bây giờ, phương án tổ chức 2 đợt thi tốt nghiệp THPT như năm ngoái là khả quan nhất" - ông Tùng chia sẻ. 

Sẽ có phương án phù hợp

Trước những lo lắng của phụ huynh và học sinh liên quan đến việc nếu không tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, thí sinh sẽ không có điểm thi để làm căn cứ xét tuyển đại học, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, tuỳ tình hình Bộ sẽ có phương án giải quyết thấu đáo cho học sinh. 

Theo ông Sơn, Bộ GDĐT rất chủ động để xây dựng phương án tuyển sinh năm 2022. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc điều trị F0 diễn ra không dài. Do đó, đến thời điểm hiện tại, Bộ GDĐT cũng đang xem xét, trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức thêm một đợt thi phụ cho thí sinh là F0. 

“Trên kinh nghiệm của nước ngoài và thực tế cho thấy, du lịch cũng mở cửa và chắc chắn chúng ta cũng thích ứng an toàn với dịch bệnh. Bộ chắc chắn sẽ có những phương án giải quyết thấu đáo cho học sinh. Tôi tin rằng, cách giải quyết của năm nay sẽ chủ động và tốt hơn so với năm ngoái”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cam kết.

Video liên quan

Chủ Đề