Cách sử dụng của đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng mang đến cho ngành điện rất nhiều các chức năng cần thiết như đo dòng điện xoay chiều, dòng điện 1 chiều, đo thông mạch, tần số, điện trở.... Dưới đây là một số cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, bạn đọc tham khảo và ứng dụng khi cần.

Cài đặt đồng hồ vạn năng để đo dòng điện

Bởi vì dòng điện được đo bằng ampe, vì vậy nó được viết tắt là A. Chọn dòng điện 1 chiều hoặc dòng điện xoay chiều, bất kể mạch bạn đang kiểm tra thực hiện với mục đích gì. Thông thường, một chiếc đồng hồ vạn năng kim sẽ không có chức năng kiểm tra dòng điện.

Dòng điện được đo bằng ampe, vì vậy nó được viết tắt là A

Khi muốn thực hiện đo dòng điện, bạn hãy lựa chọn các cài đặt sau để đảm bảo cho kết quả chính xác, tránh nhầm thang đo:

  • A ~ , ACA và AAC dành cho dòng điện xoay chiều.
  • A-, A --- , DCA và ADC dành cho dòng điện trực tiếp.

Đo điện trở

Điện trở được ký hiệu giống như hình móng ngựa [Ω]. Đây là biểu tượng được sử dụng để nói về Ohm – đơn vị sử dụng để đo điện trở.

Ở một số model dụng cụ đo điện cũ, đôi khi nó còn được ký hiệu là R, biểu thị cho kháng thay thế.

Sử dụng DC+ hoặc DC-

Nếu đồng hồ vạn năng của bạn có cài đặt này, hãy giữ nó trên DC+ khi chọn kiểm tra dòng điện 1 chiều. Trong trường hợp không đọc được và nghi ngờ rằng các cực dương và cực âm gắn đầu sai, hãy chuyển sang DC- để sử lỗi này mà không cần phải điều chỉnh dây.

Cài đặt các cổng

Thông thường, trên đồng hồ vạn năng bạn sẽ thấy xuất hiện 3 cổng với 3 giắc cắm. Đôi khi, chúng sẽ được gắn nhãn với các biểu tượng, tuy nhiên, trong trường hợp không rõ ràng, có thể tham khảo các hướng dẫn sau:

  • Đầu dò màu đen luôn đi với cổng có ký hiệu COM [đầu kia của đầu dò đen luôn luôn kết nối với cực âm].
  • Khi đo điện áp hoặc điện trở, đầu dò màu đen đi vào cổng với nhãn dòng điện nhỏ nhất [thường là mA]
  • Thông thường, khi đo dòng điện, cổng cho các mạch dòng thấp có cầu chì được định mức tới 200mA trong khi cổng dòng cao được định mức là 10A.

Hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng tích hợp nhiều tính năng khác nhau trong đó có khả năng đo dòng điện. Tuy nhiên, để đảm bảo cho kết quả nhanh chóng và độ chính xác cao bạn cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo A~ để đo dòng điện xoay chiều và thang A- để đo dòng điện một chiều.
  • Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng 20A nếu đo dòng có cường độ lớn cỡ A và cổng mA nếu đo dòng có cường độ nhỏ cỡ mA .
  • Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu [+]
  • Bước 4: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA.
  • Bước 5: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
  • Bước 6: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương [+] và que đo màu đen về phía cực âm [-] theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm
  • Bước 7: Bật điện cho mạch thí nghiệm.
  • Bước 8: Đọc kết quả trên màn hình LCD.

Cách đo dòng điện băng đồng hồ vạn năng

Chú ý: Khi kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 25mA để được kết quả chính xác hơn.Tương tự, khi kết quả nhỏ hơn 2,5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 2,5mA.

Lưu ý các lỗi thường gặp khi sử dụng đồng hồ đo điện sẽ giúp người dùng tránh khỏi rắc rối khi sử dụng loại thiết bị này

Hướng dẫn đo điện áp với đồng hồ vạn năng

Đo điện áp có thể hiểu là việc thực hiện đo hiệu điện thế của nguồn điện qua mạch điện 1 hoặc 2 chiều. Chính bởi vậy, khi tiến hành đo cần sử dụng một loại thiết bị đo điện chuyên biệt và đồng hồ vạn năng chính là gợi ý tốt nhất nhằm cho kết quả chính xác.

  • Bước 1: Để đồng hồ ở thang V- để đo điện áp một chiều và V~ để đo điện áp xoay chiều.
  • Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
  • Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu [+].
  • Bước 4: Đặt chuyển mạch ở thang đo DC.V [AC.V] lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất.
  • Bước 5: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo [Đo song song]. Nếu đo DC.V thì đặt que đen vào điểm có điện thế thấp, que đo vào điểm có điện thế cao, nếu đo AC.V thì không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ.
  • Bước 6: Đọc kết quả trên màn hình.

Hình ảnh dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp

Có thể bạn quan tâm đến: cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện áp DC đảm bảo chính xác

Đồng hồ vạn năng điện tử đo điện trở

Cách đo điện trở đơn giản được chúng tôi hướng dẫn theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điện trở Ω.
  • Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
  • Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu [+]
  • Bước 4: Đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở [đo song song]. Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo.
  • Bước 5: Đo điện trở lại một lần nữa, kết quả lần này là chính xác.
  • Bước 6: Đọc kết quả trên màn hiển thị.

Đồng hồ vạn năng đo điện trở

Chú ý:

  • Không bao giờ được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện.Trước khi đo điện trở trong mạch hãy tắt nguồn trước.
  • Không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp và dòng điện - đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức.
  • Khi đo điện trở nhỏ [cỡ 10kΩ], tay không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo, vì nếu tiếp xúc như vậy điện trở của người sẽ mắc song song với điện trở cần đo làm giảm kết quả đo.

Để nắm kỹ càng hơn về cách đo điện trở, bạn đọc có thể theo dõi bài viết : Cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng số và vạn năng kim

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo thông mạch và tiếp giáp P-N

Kiểm tra thông mạch

  • Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điốt/thông mạch.
  • Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào V/Ω.
  • Bước 3: Chạm hai đầu que đo vào đoạn mạch cần kiểm tra, nếu đồng hồ có tiếng kêu “bip” tức đoạn mạch đó thông và ngược lại.

Đồng hồ vạn năng sử dụng đo thông mạch và tiếp giáp P-N

Kiểm tra tiếp giáp P-N

  • Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điốt/thông mạch .
  • Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
  • Bước 3: Khi diode được phân cực thuận thì sụt áp

Chủ Đề