Cách sử dụng điều hòa hợp lý

Điều hòa sẽ giúp bạn xóa tan cảm giác khó chịu ngày nắng nóng, nhưng không phải ai cũng biết sử dụng hợp lý.

Sử dụng điều hòa đúng cách sẽ giúp bạn có sức khỏe cũng như là cách dùng điều hòa tiết kiệm nhất. Lắp điều hòa đúng chỗ, làm lạnh phòng trước 15 phút, điều chỉnh nhiệt độ và tốc độ quạt phù hợp thân nhiệt, vệ sinh máy định kỳ… là những việc làm cần thiết để có giấc ngủ ngon.

>>> Biết để không tốn điện điều hòa vô ích

Điều hòa đã trở thành thiết bị không thể thiếu của nhiều gia đình hiện nay, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, điều hòa có thể khiến người dùng bị nhiễm lạnh về đêm, nằm không yên, ngủ không ngon nếu sử dụng sai cách. Dưới đây là một số cách thức giúp người dùng sử dụng điều hòa có giấc ngủ ngon:

Lắp điều hòa đúng chỗ

Trong phòng, người dùng nên lắp dàn lạnh trên cao để hơi lạnh tỏa đều khắp phòng. Dàn nóng bên ngoài nên để ở nơi thông thoáng, ánh nắng không chiếu đến. Hướng đặt dàn nóng tốt nhất là hướng Bắc hoặc Nam. Nếu lắp ở hướng Đông hoặc Tây thì nên có mái che nắng.

Dàn nóng và dàn lạnh đặt càng gần nhau càng tốt, nên đóng kín phòng, không nên bật/tắt điều hòa nhiều lần… để tránh hao phí năng lượng. Kết hợp với chọn mua điều hòa sử dụng động cơ All DC Inverter, bạn có thể ngủ ngon mà không lo hóa đơn tiền điện tăng vùn vụt.

Làm lạnh phòng trước khi ngủ

Theo chuyên gia kỹ thuật của Hitachi – ông Nguyễn Mạnh Cường, người dùng cócảm giác thoải mái và dễ ngủ hơn khi không khí mát lạnh tỏa khắp phòng. Mỗi điều hoà có một khả năng làm lạnh tương ứng với công suất máy và diện tích phòng.


Làm lạnh phòng trước khi ngủ giúp người dùng có cảm giác thoải mái và dễ ngủ hơn.

Chẳng hạn như điều hòa có công suất 9.000 BTU phù hợp với phòng 15m2; 12.000 BTU cho phòng 20 m2. Tuy nhiên, thời gian khởi động và tốc độ làm mát của mỗi máy lại khác nhau. Nếu không sở hữu một chiếc điều hòa có khả năng làm lạnh nhanh, người dùng nên bật điều hòa 10 – 15 phút trước khi ngủ.

Điều chỉnh nhiệt độ và tốc độ quạt phù hợp thân nhiệt

Thói quen bật điều hòa mát rượi trước khi đi ngủ, đến khi cơ thể kêu rét mới trở dậy chỉnh nhiệt độ – là lý do khiến nhiều người bị nhiễm lạnh về đêm. Thân nhiệt cơ thể thay đổi theo từng giai đoạn của giấc ngủ. Vì vậy, nhiệt độ điều hòa nên thấp với tốc độ làm lạnh nhanh khi khởi động để tạo cảm giác thoải mái tức thì, tăng dần 1-2 độ C trong lúc ngủ và mát lạnh trở lại khi vừa thức giấc.

Ngoài ra, chuyên gia Nguyễn Mạnh Cường khuyên nên lắp đặt loại điều hòa chuyên dụng cho phòng ngủ, như dòng máy có khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ và tốc độ quạt phù hợp với thân nhiệt người và từng giai đoạn giấc ngủ. Tính năng này không chỉ hạn chế nguy cơ nhiễm lạnh về đêm, mà còn tránh được bất tiện phải thức giấc nhiều lần để điều chỉnh điều hòa. Đồng thời, máy phải duy trì hoạt động êm [19dB] giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Bên cạnh đó, người dùng cũng nên chọn mua điều hòa có khả năng lọc khí hiệu quả. Hiện nay, có một số dòng điều hòa thông minh được tích hợp hệ thống lọc khí 3 lớp [lưới lọc Nano Titanium bằng thép không gỉ, màng lọc Nano Titanium Wasabi, công nghệ UV Fresh] có tác dụng diệt khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và khử mùi triệt để.

Sử dụng linh hoạt các chế độ điều hòa

Theo một chuyên gia nước ngoài cho biết, khi sử dụng điều hòa, chỉ cần dùng điều khiển chuyển chế độ từ làm mát “Cool” sang chế độ làm khô hay hút ẩm “Dry” thì không khí trong phòng sẽ mát mẻ mà lại không tốn điện. Vị nữ chuyên gia này cũng cho biết, bản thân cô đã áp dụng cách này một thời gian và thực sự thấy hiệu quả. Căn phòng bật điều hòa ở chế độ Dry trong nhà cô luôn mát mà công suất tiêu thụ điện giảm xuống tới 10 lần.


Không nên quá máy móc trong việc lựa chọn các chế độ mà hãy căn cứ vào tình hình thời tiết thực tế quanh bạn.

Về vấn đề này, chuyên gia Vũ Văn Đức cũng cho biết ở chế độ Cool, điều hòa lấy nhiệt nóng từ trong phòng để đẩy ra cục nóng bên ngoài, giúp làm giảm nhiệt độ, làm mát không khí trong phòng nên điện năng tiệu thụ cần khá nhiều. Còn ở chế độ Dry, điều hòa sẽ hút hơi ẩm ra khỏi phòng, trả lại không khí trong lành và khô ráo hơn nên tiêu thụ điện năng ít hơn chế độ làm mát. Nếu nhiệt độ ngoài trời không quá nắng nóng [dưới 35 độ C] thì việc sử dụng chế độ Dry sẽ rất hiệu quả, tuy nhiên nếu nhiệt độ ngoài trời cao, độ ẩm thấp thì việc sử dụng chế độ Dry hoàn toàn không có ý nghĩa.

Do đó, thời điểm hợp lý nhất để sử dụng chế độ Dry là vào buổi đêm khi thời tiết bên ngoài đã bắt đầu mát mẻ và độ ẩm cao hơn so với ban ngày, chuyên gia Vũ Văn Đức chia sẻ.

Chênh lệch nhiệt độ không quá 10 độ C

Thông thường, độ chênh nhiệt độ trong nhà và ngoài trời khoảng 8 đến 10 độ C là phù hợp với cơ thể con người. Trong mùa nóng, nhiệt độ điều hòa khoảng 26 độ C là tối ưu nhất, đảm bảo cho người sử dụng tránh được các bệnh như: đau đầu, viêm họng, ngạt mũi.

Không bước vào phòng máy lạnh ngay khi mới ở ngoài trời nắng về hoặc bước từ khu vực có điều hòa vội vã bước ra ngoài trời nắng nóng. Thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ ảnh hưởng rất xấu tới cơ thể của bạn.

Đừng ở mãi trong phòng kín kéo dài

Nguyên nhân là do hàm lượng ôxy trong không khí trong phòng không ngừng giảm xuống, khiến ta cảm thấy khó thở. Nguyên nhân thứ hai là các ion âm trong không khí cũng giảm xuống và không khí trong phòng điều hòa thường rất khô.


Thỉnh thoảng hãy mở cửa phòng để trao đổi không khí với bên ngoài.

Độ khô ẩm trong không khí đối với cơ thể người có khu vực thích ứng nhất định. Độ ẩm tương đối là khoảng 70%, nếu quá khô hay quá ẩm đều có thể dẫn tới khó chịu, thậm chí còn gây ra bệnh tật.

Lời khuyên là không nên đóng kín hoàn toàn cửa phòng khi sử dụng điều hòa nhiệt độ bởi không khí trong phòng cần được điều hòa trao đổi để tránh ô nhiễm. Tốt nhất khoảng 30 phút – 1 tiếng nên hé mở cửa phòng để bên trong có thể trao đổi không khí với bên ngoài. Thêm đó, cũng nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm máy lạnh có chức năng lọc khí để lọc bớt bụi bẩn và vi khuẩn.

Vệ sinh điều hòa định kỳ


Điều hòa có lưới lọc bằng thép không gỉ vừa có tác dụng kháng khuẩn, vừa vệ sinh dễ dàng.

Sau thời gian sử dụng, điều hòa là nơi trú ngụ của vi khuẩn, nấm mốc… Vệ sinh điều hòa định kì 6 tháng 1 lần giúp bảo vệ sức khỏe người dùng, tăng tuổi thọ máy và tiết kiệm điện đáng kể. Các bộ phận cần chú ý cọ rửa là mặt nạ, lưới lọc, dàn nóng và dàn lạnh. Khi vệ sinh, nhất thiết phải tắt điện để đảm bảo an toàn, tuyệt đối không được làm ướt bo mạch điện tử [nằm ở trên máy nén].

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Cách sử dụng điều hòa an toàn và tiết kiệm điện cho cả gia đình

Cách sử dụng điều hòa an toàn và tiết kiệm là thông tin được nhiều gia đình quan tâm trong quá trình sử dụng sản phẩm. Nếu bạn cũng đang sở hữu sản phẩm này, đừng bỏ qua những thông tin dưới đây giúp đảm bảo sức khỏe cho thành viên trong gia đình cũng như tiết kiệm điện bạn nhé!

1. Cách sử dụng sản phẩmđiều hòa an toàn cho gia đình

-Điều hòa có nhiều công dụng, nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ trở thành gây hại. Vì khi nguồn lạnh nhân tạo kéo dài, làm chênh lệch nhiệt độ, dẫn đến hiện tượng "sốc nhiệt" sẽ vô cùng nguy hiểm.

- Dưới đây là một số lưu lý khi sử dụng điều hòa cho gia đình có người già, bà bầu và trẻ nhỏ, mời bạn theo dõi.

1.1. Điều chỉnh điều hòa ở nhiệt độ thích hợp

-Cách sử dụng điều hòaan toàn với người già:

+ Thân nhiệt của người già không ổn định, sức đề kháng yếu, họ rất dễ mắc bệnh huyết áp, thấp khớp khi ngồi lâu dưới điều hòa.

+ Sử dụng điều hòa lâu sẽ làm cho độ ẩm trong phòng thấp. Chênh lệch độ ẩm đột ngột làm cho hệ hô hấp, bề mặt da không thích ứng được nên dễ bị tổn thương.

+ Nên đặt nhiệt độ điều hòa vừa phải [không quá lạnh, cũng không quá nóng], nhiệt độ 26 - 27 độ C là hợp lý nhất đối với người cao tuổi.

+ Khi ngồi lâu dưới điều hòa nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt, uống nhiều nước, ăn trái cây để bổ sung các vitamin cho cơ thể.

- Cách sử dụng điều hòađối với trẻ em:

+ Trẻ em có sức đề kháng yếu, bố mẹ chỉ nên để nhiệt độ mát vừa phải, giúp bé không bị nóng chứ không nên lạm dụng điều hòa để nhiệt độ xuống quá thấp sẽ làm bé bị lạnh và dễ mắc bệnh.

+ Trẻ dưới 3 tuổi chỉ nên để nhiệt độ điều hòa 27 - 28 độ C. Còn đối với trẻ sơ sinh bạn phải cần chú ý hơn, chỉ nên để 28 - 29 độ C, cho bé mặc quần áo dài tay và đắp chăn cẩn thận để bé không bị nhiễm lạnh.

+ Một vấn đề đáng lưu ý mà gia đình không được bỏ qua là phải chú ý vị trí bé nằm, không được cho bé nằm quá gần luồng gió thổi ra từ điều hòa. Điều hòa tốt nhất nên đặt càng cao trong phòng càng tốt. Bố mẹ cũng nên để chế độ quạt đảo chiều trên điều hòa để tránh hướng gió hướngthẳng vào bé.

- Cách sử dụng điều hòa an toàn với bà bầu:

+ Các bác sĩ khuyên nên chỉnh nhiệt độ điều hòa 26 - 28 độ C, đây là nhiệt độ lý tưởng cho người mang thai.

+ Bà bầunên tránh ngồi thẳng hướng điều hòa thổi vào. Vì vào thời điểm có thai, lỗ chân lông bị hở, nhạy cảm hơn người bình thường, nên dễ bị cảm gió.

+ Thời gian này, bà bầu nên giữ ấm cho thai nhai trong bụng bằng cách xông tinh dầu. Khi ngủ dưới điều hòa cần mặc quần áo kín cổ, mang vớ chân, dùng chăn đắp từ phần ngực trở xuống để không bị nhiễm lạnh.

1.2. Cách sử dụng điều hòa an toàn: Giới hạn thời gian bật điều hòa không quá 3 tiếng

- Cả người già, trẻ em và phụ nữ mang thai đều không nên ngồi trong phòng điều hòa kín quá lâu.

- Sau 3 giờ ở trong phòng bật điều hòa, nên tắt điều hòa khoảng 10 phút sau mở cửa sổ ra, để đẩy những khí tồn đọng bên trong điều hòa ra. Giúp cho môi trường điều hòa luôn được trong lành để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

1.3. Vệ sinh điều hòa sau thời gian dài sử dụng

- Sau thời gian sử dụng khoảng 6 tháng, gia đình nên gọi thợ đến vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa. Để đảm bảo điều hòa luôn được hoạt động tốt, tiết kiệm điện hơn cũng như tránh mầm bệnh gây hại cho sức khỏe.

1.4. Chọn điều hòa có tính năng kháng khuẩn, vận hành êm

- Người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai cần không gian yên tĩnh, thoáng mát để nghĩ ngơi. Vì vậy, cần chọn dòng điều hòa có tính năng kháng khuẩn, vận hành êm ái là tiêu chí được đặt lên hàng đầu khi chọn mua cho những đối tượng này. Ngoài ra bạn cần cân nhắc chọn dòng điều hòa một chiều hay điều hòa hai chiều tùy thuộc vào nhu cầu của gia đình

Xem thêm:3 Cách khử mùi điều hòa mới, điều hòa đang sử dụng hiệu quả

2. Cách sử dụng điều hòa tiết kiệm điện cho gia đình

Ngoài cách sử dụng sản phẩmđiều hòa an toàn cho sức khỏe trên đây, bạn có thể tham khảo thêm cách để sử dụng điều hòa tiết kiệm điện sau đây.

2.1. Chọn điều hòa có công suất phù hợp

- Bạn cần tính toán công suất điều hòa phù hợp với diện tích căn phòng để chọn điều hòa có đủ khả năng làm lạnh và tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng. Công suất quá lớn sẽ gây lãng phí và công suất quá nhỏ sẽ không đảm bảo khả năng làm lạnh. Điều hòa có công suất phù hợp cũng giúp máy hoạt động ổn định và bền bỉ với thời gian hơn.

- Để cách sử dụng điều hòa tiết kiệm điện, bạn có thể tham khảo các thông số lắp đặt theo diện tích như sau:

STT Diện tích Hộ gia đình, phòng cá nhân Phòng tập thể
1 Nhỏ hơn 15 m2 Điều hòa 9.000 BTU Điều hòa 12.000 BTU
2 Từ 15m2 đến 20m2 Điều hòa 12.000 BTU Điều hòa 18.000 BTU
3 Từ 20m2 đến 30m2 Điều hòa 18.000 BTU Điều hòa 24.000 BTU
4 Từ 30m2 đến 40m2 Điều hòa 24.000 BTU Điều hòa 28.000 BTU
5 Từ 40m2 đến 45m2 Điều hòa 28.000 BTU Điều hòa 30.000 BTU
6 Từ 45m2 đến 50m2 Điều hòa 30.000 BTU Điều hòa 36.000 BTU
7 Từ 50m2 đến 55m2 Điều hòa 36.000 BTU Điều hòa 42.000 BTU
8 Từ 55m2 đến 60m2 Điều hòa 42.000 BTU Điều hòa 48.000 BTU
9 Từ 60m2 đến 70m2 Điều hòa 48.000 BTU Điều hòa 60.000 BTU

2.2. Chọn vị trí đặt điều hòa

Cách sử dụng điều hòa tiết kiệm điện không thể không kể đến việc chọn vị trí lắp điều hòa.

- Nếu có thể, bạn hãy lắp dàn lạnh của điều hòa ở vị trí giữa phòng để đảm bảo luồng khí lạnh được phân bổ đều khắp phòng. Bạn hạn chế lắp đặt ở các vị trí dễ gây thất thoát khí lạnh như cửa ra vào, cửa sổ hoặc góc phòng.

- Dàn nóng nên được che đậy, đặt ở nơi có bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Khoảng cách giữa dàn nóng và dàn lạnh tối thiểu là 3 mét và tối đa là 15 mét để luồng khí gas được luân chuyển thuận lợi.

2.3. Đảm bảo khu vực mở điều hòa được đóng kín

- Khi sử dụng điều hòa, bạn hãy đóng kín các cửa sổ, cửa ra vào để không bị thất thoát hơi lạnh, nếu không máy sẽ phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo duy trì nhiệt độ đã cài đặt. Nếu cửa sổ của bạn nằm ở hướng ánh nắng mặt trời chiếu vào, hãy trang bị thêm rèm cửa để hạn chế nhiệt độ trong phòng tăng.

2.4. Tắt điều hòa trước khi ra ngoài 30 phút

- Để cách sử dụng điều hòa tiết kiệm điện, bạn nên tắt điều hòa 30 phút trước khi ra ngoài.30 phút là khoảng thời gian đủ để bạn vẫn cảm thấy thoải mái và nhiệt độ trong phòng chưa thay đổi quá nhiều. Vì thế, nếu không có nhu cầu sử dụng, chuẩn bị ra ngoài, hãy tắt điều hòa trước khi đi khoảng 30 phút để tận dụng tối đa khí lạnh còn lại trong phòng.

2.5. Sử dụng chế độ sleep hoặc hẹn giờ tắt máy qua đêm

- Đa phần các điều hòa thế hệ mới đều được trang bị chế độ ngủ giúp tự động điều chỉnh nhiệt độ phù hợp trong đêm khi nhiệt độ ngoài trời hạ xuống, đảm bảo người sử dụng có giấc ngủ thoải mái, dễ chịu.

- Nếu điều hòa của bạn không có tính năng này, hãy tính toán và hẹn giờ tắt máy vào ban đêm để đem lại sự thoải mái trong giấc ngủ và cũng giúp tiết kiệm điện hiệu quả.

2.6. Chọn điều hòa inverter nếu thường xuyên sử dụng điều hòa

- Điều hòa Inverter sử dụng công nghệ biến tần giúp máy hoạt động ổn định và tiết kiệm điện hiệu quả hơn. Với điều hòa Inverter, khi công suất làm lạnh vừa đủ, máy nén sẽ hoạt động chậm lại, vừa hạn chế lãng phí điện năng vừa giúp nhiệt độ được duy trì ổn định hơn.

- Nếu bạn có nhu cầu sử dụng điều hòa nhiều và có điều kiện, hãy chọn mua điều hòa Inverter để tiết kiệm chi phí vận hành về sau.

Với cách sử dụng điều hòa an toàn và tiết kiện điện trên đây, chúc bạn có những trải nghiệm ưng ý và hài lòng bên gia đình.

Siêu thị điện máy HC

Video liên quan

Chủ Đề