Cách sử dụng giày trượt patin

Trượt patin là gì? Cần chuẩn bị gì khi trượt patin?

Trượt patin là một bộ môn thể thao mới được du nhập về Việt Nam trong những năm trở lại đây. Dù là một chiến binh mới nhưng sức hút của bộ môn này không hề thua kém những bộ môn thể thao khác. Người chơi sẽ mang giày trượt và di chuyển trên bề mặt sản trơn láng. 

Để tham gia vào trượt patin thì bạn cần chuẩn bị một đôi giày trượt được thiết kế đặc biệt với các chiếc bánh nhỏ dưới đế giày. Ngoài ra bạn cần chuẩn bị đồ bảo hộ như nón bảo hiểm, bảo hộ tay, chân,...để đảm bảo an toàn khi chơi. Bạn có thể chơi trượt patin bất cứ ở đâu chỉ cần có một mặt phẳng trơn láng, không quá gồ ghề, khúc khuỷu.

Hiện nay, bộ môn trượt patin ngày càng trở nên phổ biến và trở thành bộ môn thi đấu nghệ thuật mang tầm cỡ quốc tế.

Trước khi bắt đầu trải nghiệm bộ môn trượt patin, bạn cần phải làm quen với giày và tập giữ thăng bằng. Như đã nêu trên, giày patin là một loại giày có thiết kế đặc biệt, phần đế được lắp nhiều các bánh xe nhỏ chính vì vậy việc để đứng trên đôi giày có bánh trượt là điều không hề đơn giản.

Khi mới mang giày vào, có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu, hơi chật,... Tuy nhiên đây chỉ là những cảm giác nhất thời, dần dần bạn sẽ cảm thấy dễ chịu sau khi đã quen dần với nó.

Để giữ thăng bằng, bạn đặt hai mũi chân hướng mở theo hình chữ V, hai gót chân hơi chạm vào nhau [tương tự tư thế đứng chào cờ]. Sau đó bạn hơi cúi người xuống và hai tay đặt ở hai đầu gối, chân bạn sẽ hơi khụy xuống một chút.

Hãy cố gắng giữ tư thế này trong vòng từ 10 đến 15 phút để bạn tập giữ thăng bằng trên giày. Hãy thực hiện lập đi lập lại nhiều lần để bạn có thể tự tin hơn nhé! 

Để có thể đứng lên, ngồi xuống khi chân đang mang giày patin bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Đầu tiên, bạn hãy đưa hai tay xuống đất và đặt gần sát gối khi đang ở tư thế quỳ.
  • Tiếp theo, bạn đưa một chân lên theo hướng vuông góc với mặt đất, những bánh xe ở giày chạm với mặt đất [tương tự tư thế chuẩn bị chuẩn chạy].
  • Sau đó, bạn đưa chân còn lại lên tạo thành một hình chữ V cân bằng, lúc này tay bạn vẫn giữ nguyên vị trí hoặc có thể đẩy lên một chút.
  • Cuối cùng, bạn thu tay dần và đặt về vị trí hai gối để giữ thăng bằng, cơ thể thể hơi hướng về phía trước và từ từ đứng thẳng người lên.

Để có thể di chuyển nhẹ về phía trước thì bạn hãy tập làm quen bằng cách dậm chân tại chỗ. Đưa chân lên cách mặt sàn khoảng 10cm và thả xuống, đổi chân liên tục để tạo cảm giác quen cho chân.

Sau khi cơ thể đã có thể kiểm soát, bạn hãy thử di chuyển từ từ về phía trước từng bước nhỏ.

Bạn đặt hai chân song song với nhau để vào tư thế chuẩn bị trượt. Sau khi đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng bạn đưa hai chân thành hình chữ V. Tiếp đó, bạn đứng tại chỗ và nhấc luân phiên liên tục hai chân và bắt đầu trượt đi về phía trước. Thực hiện động tác lập đi lập lại để di chuyển, sử dụng cạnh phía trong để trượt đi.

Với cách trượt Forward swizzle, bạn đứng hai chân tạo thành hình chữ V. Tiếp đó bạn sử dụng cạnh ngoài ở giày để đẩy chân về phía trước. Tiếp tục dùng 2 cạnh giày trong để kéo chân vào trong. Lập đi lập lại 2 động tác này để giúp có thể bạn di chuyển về phía trước.

Scootering là cách chuyển hướng dùng 1 chân đưa về phía trước. Để chuyển hướng Scootering về bên phải, bạn dồn trọng tâm lên chân phải. Sau đó bạn khuỵu nhẹ chân trái xuống và hơi hướng ra ngoài. Cuối cùng bạn xoay toàn bộ người sang bên phải để di chuyển. Thực hiện tương tự với hướng còn lại.

Khi hai chân đang trượt song song, nếu muốn quay sang trái thì bạn sẽ đưa chân trái lên và ngược lại, nếu muốn quay sang phải thì đưa chân phải lên trước. 

Sau khi đã nhấc chân về hướng cần quay, bạn tiếp tục quay phần người phía trên sang hướng mong muốn. Cuối cùng, bạn đưa hai chân về thế song song để tiếp tục di chuyển.

Khi đang trượt ở tư thế hai chân song song, bạn bắt đầu chuyển trọng tâm dồn về chân trái và khuỵu chân trùng xuống. Sau đó, bạn đưa chân phải về phía trước và từ từ nhấc phần mũi chân lên cho phần thân chạm xuống mặt sàn. Cuối cùng bạn dùng hết lực vào phần gót chân phải để phanh giảm tốc độ.

Khi đó, giày nghiêng hướng lên trên 1 góc 45 độ, dùng bánh xe gần gót giày nhất tạo ma sát để phanh lại.

Cách thực hiện phanh chữ A vô cùng đơn giản, bạn đưa hai bàn chân theo hướng hình chữ V, sau đó trượt 2 chân về phía trước. Bạn khép từ từ hai đầu gối chạm lại với nhau và đồng thời hướng hai mũi chân chạm vào nhau theo tư thế hình chữ A để phanh giảm tốc độ.

Phanh chữ T là cách phanh được nhiều người lựa chọn nhất và cũng là kiểu dễ thực hiện nhất. Để thực hiện phanh chữ T, bạn đưa chân thuận ra phía sau. Tiếp đó bạn nhấc chân sau lên một góc 45 độ, toàn bộ lực cơ thể lúc này sẽ dồn về chân trước. Cuối cùng, bạn đưa chân thuận xuống và kéo lại gần chân trước một đường hình chữ T.

Khi mới bắt đầu tập chơi bất kỳ một môn thể thao nào cũng đều khó tránh khỏi những va chạm, té ngã không mong muốn. Bạn cần giữ bình tĩnh và học cho mình những cách xử lý nhanh để tránh tình trạng trở nên nặng hơn.

Đối với trượt patin, nếu không may bị ngã bạn có thể xử lý theo các bước sau:

Bước 1: Bạn hãy khuỵu 2 gối trùng xuống.

Bước 2: Đưa 2 tay để phía trước và mở rộng lòng bàn tay đồng thời hướng cằm lên trên để tránh chấn thương vùng mặt.

Bước 3: Từ từ nghiêng người về phía trước sao cho cơ thể càng gần mặt đất càng tốt.

Bước 4: Bạn hãy nhẹ nhàng đổ người xuống, chống đầu gối  và dùng 2 tay là điểm tựa.

Bước 5: Cuối cùng, bạn hãy từ từ trượt tay về phía trước, chú ý không được duỗi thẳng tay sẽ rất dễ bị gãy.

Thứ nhất, luôn luôn mang đồ bảo hộ để giữ an toàn tuyệt đối trong quá trình trượt patin, giảm nhẹ các chấn thương nếu không may xảy ra.

Thứ hai, chọn giày phù hợp với kích cỡ chân và nên hơi ôm một chút để khi di chuyển không bị rớt giày khiến chân gặp tổn thương.

Thứ ba, không nên vội vàng trượt ở tốc độ cao hoặc những nơi nguy hiểm như dốc khi chưa thành thạo các kỹ năng để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Thứ tư, thường xuyên kiểm tra các bánh xe dưới đế giày để tránh sự cố giày hư bất ngờ.

Mời bạn xem thêm một số loại mũ bảo hiểm giúp bảo vệ an toàn khi trượt patin:

Mũ 1/2 size L Delites ATN05 cam

Còn hàng109.000₫180.000₫[-39%]Xem chi tiết

Mũ 1/2 size L Delites ATN04 Đỏ mờ

Còn hàng109.000₫180.000₫[-39%]Xem chi tiết

Xem thêm:

Trên đây là bài viết chia sẻ đến bạn cách trượt patin cho người mới bắt đầu, chi tiết từ A - Z. Mong rằng những thông tin này sẽ mang lại hữu ích cho bạn nhé!

Xin chào các bạn! Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn những cách trượt patin cơ bản đơn giản, dễ thực hiện. Giúp bạn có thể tự học trượt patin cơ bản đạt hiệu quả.

Nào, xin mời các bạn chúng ta cùng tìm hiểu cách trượt patin và tập luyện với môn thể thao đầy thú vị này nhé.

Hướng dẫn cách trượt Patin cơ bản hiệu quả

Trượt Patin là môn thể thao nhiều người nghĩ nó là rất khó chơi, nhưng thực ra không phải vậy. Chỉ cần một chút quyết tâm, kiên trì thực hiện các cách trượt patin dưới đây là bạn sẽ đi được trong vòng 3 đến 5 hôm. Nếu bạn học nhanh thì 2 hôm là bạn có thể di chuyển bằng giày trượt patin nhẹ nhàng.

Rất nhiều người đã tập trượt patin thành công sau hướng dẫn này và mình tin bạn cũng vậy!

Cách trượt Patin đơn giản cho người mới

Có thể bạn quan tâm:

I. Những bước để học cách trượt patin cơ bản

– Học làm quen với giày và giữ thăng bằng

– Học cách đứng lên, ngồi xuống khi chân đang mang giày

– Học cách di chuyển nhẹ

– Học xử lý tình huống khi ngã

– Học trượt trên hàng bánh của giày

– Học cách thắng [phanh], cách dừng lại

Nào, chúng ta bắt đầu tập luyện và trải nghiệm nhé các bạn 😉

1. Học làm quen với giày và giữ thăng bằng

Đây là bước đầu tiên cũng là bước rất quan trọng, có thể gọi đây là bước đầu bỡ ngỡ. Nó định hình dáng của bạn về sau khi đi giày và trượt thành thạo. Dáng trượt xấu hay đẹp là đóng góp từ bước này mà ra nha các bạn ^^

Làm quen với giày trượt: Bạn đang đi giày bình thường tự nhiên đi vô giày trượt patin ban đầu sẽ có cảm giác khó chịu, thấy kích chân và không thoải mái. Nhưng không sao đâu, đi mấy lần quen rồi bạn thấy nó trở nên rất bình thường thôi. Quen rồi mà.

Trong bài viết “Để mua được giày trượt patin tốt phải đọc qua bài viết này” Xpatin đã chỉ rất rõ ở “mục 8” về cách chọn size giày phù hợp. Bạn còn băn khoăn thì đọc qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé.

Học cách giữ thăng bằng: Khi đứng trên giày trượt, bạn đứng hai mũi chân hình chữ V, gót giày chạm hoặc gần chạm nhau. Đồng thời khom người xuốn, hai tay đặt ở đầu gối, chân hơi trùng xuống một chút. Ở bước này bạn sẽ thấy đôi khi bánh tự lăn mà bạn không kiểm soát được, hãy bình tĩnh và cố giữ các động tác như đã nói ở trên.
Bạn đứng yên tại chỗ trong 1 khoảng thời gian khoảng 10-15 phút để học cách giữ thăng bằng. Nếu bạn chưa tự tin, bạn có thể thực hiện bước này nhiều lần.

2. Học cách đứng lên, ngồi xuống

Bước 1: Từ tư thế quỳ, đặt 2 bàn tay xuống đất gần sát với đầu gối

Bước 2: Sau khi thực hiện đúng bước 1, các bạn chống 1 chân lên [chân phải hay chân trái đều được] sao cho 4 bánh đều chạm đất và giày trượt vuông góc với mặt đất.

Bước 3: Đẩy chân còn lại lên tạo thành hình chữ V và tạo sự cân bằng ở hai chiếc giày trượt. Trong khi đó tay bạn vẫn giữ nguyên như bước 1,2 hoặc đẩy các ngón tay và nhấc cao hơn một chút.

Bước 4: Đặt 2 tay lên đầu gối và đứng lên từ từ, kết hợp với thân người hơi hướng về phía trước. Ở bước này các bạn không nên bỏ tay ra khỏi đầu gối và cố gắng giữ thằng bằng tạo thói quen ở bước này.

3. Học cách di chuyển nhẹ

Trước khi di chuyển về phía trước, bạn học giậm chân tại chỗ: giơ cao chân cách mặt đất khoảng 10cm sau đó nhẹ nhàng đặt xuống, rồi đổi chân. Thực hiện liên tục như vậy trong 1 khoảng thời gian nhất định. Khi đã có cảm giác quên, điều khiển được cơ thể, bạn sẽ học cách di chuyển nhẹ về phí trước.

Cách di chuyển nhẹ: Bạn tiến về phía trước với bước nhỏ [bước ngắn] làm sao bạn vẫn kiểm soát được cơ thể và chân mình. Trong khi đó chân vẫn chếch chữ V, người, tay, chân vẫn thực hiện như bước 1 “làm quen với giày và giữ thăng bằng”. Cách này thực hiện đều đặn, nhịp nhàng là ok.

4. Xử lý tình huống khi ngã

Khi tập trượt patin, khó tránh khỏi những lúc không kiểm soát được cơ thể “đôi chân không nghe cái đầu” khiến bạn té ngã. Bạn dừng lo, một số cách té ngã an toàn tôi sẽ gửi cho bạn luôn sau đây.

Ở cách té ngã an toàn trong trượt patin bao gồm 5 bước cơ bản cho người mới tập luyện. Đây là nội dụng rất quan trọng, bạn hãy cố gắng thực hiện thuần thục để đảm bảo an toàn, tránh những chấn thương trong quá trình học trượt bạn nhé.

Bước 2: 2 tay để phía trước, mở rộng lòng bàn tay, cằm hướng lên

Bước 3: Nghiêng người về phía trước, càng gần mặt đất càng tốt.

Bước 4: Đổ người nhẹ nhàng, chống đầu gối, dùng 2 tay là điểm tựa thứ 2

Bước 5: Trượt tay về phía trước [không duỗi thẳng tay]

5. Học các trượt [lướt] trên hàng bánh lăn

Để học được bước này, bạn bắt buộc phải làm thành thục phần hướng dẫn “cách di chuyển nhẹ” ở trên. Khi bạn đã quen với cách di chuyển bạn có thể điều khiển được cơ thể và đôi giày trượt mình đang mang. Lúc này, bạn có thể đẩy chân ra xa hơn và 1 chân giày chạy dưới đất trong khoảng thời gian lâu hơn. Sau đó đổi bên và như thế là bạn đã lướt trên đôi giày trượt nhẹ nhàng được rồi.

6. Học cách thắng [phanh], cách dừng lại khi đang trượt

Tôi sẽ hướng dẫn bạn 2 cách phanh cơ bản nhất: Đó là phanh gót [đối với giày trượt patin] có phần hãm ở gót giày phải và cách phanh [thắng] chữ A

Phanh gót:

  • Đang trượt ở tư thế 2 chân song song.
  • Dồn trọng tâm vào chân trái, giữ tư thế khuỵ chân trái.
  • Đưa chân phải về trước, nhón mũi lên cho phần thân tiếp xúc với mặt sàn.
  • Dồn lực vào gót chân phải để giảm tốc độ.

Phanh chữ A:

  • Đặt 2 chân hình chữ V
  • Trượt 2 chân về phía trước
  • Khép 2 đầu gối, 2 mũi chân chụm vào nhau tạo thành tư thế chữ A

Trượt Patin có khó không?

Nhiều người khi chưa đọc được bài viết về cách học trượt Patin này sẽ nghĩ môn thể thao này khó tập lắm đây. Nhưng với những chia sẻ về cách trượt Patin ở trên, mình tin các bạn sẽ thực hiện dễ dàng những động tác khi mới tập. Bạn sẽ thấy trượt Patin không khó khăn như bạn nghĩ nữa. Hãy nhớ kỹ từng hướng dẫn và tự tin lên nha!

Như vậy là chúng ta đã kết thúc nội dung những cách trượt patin cơ bản dễ dàng thực hiện nhất. Tuy nhiên, có một phần rất rất quan trọng nữa mà tôi sẽ đề cập dưới đây, tôi dành nó cho phần đề cập cuối để muốn nhắc bạn nhớ.

Đó là vấn đề AN TOÀN trong suốt quá trình sử dụng

Trong quá trình tham gia tập luyện patin cơ bản, bất kể đối tường là thanh thiếu niên, người già, trẻ em đều phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ bao gồm: Bảo vệ tay chân [6 miếng: 2 bàn tay, cùi trỏ, đầu gối chân] và mũ bảo hiểm. Không vội vàng khi mới tham gia tập luyện mà hãy thực hiện từ từ đầy đủ những bước cơ bản mà tôi đã hướng dẫn bạn ở trên cho tới khi thuần thục.

Nếu còn băn khoăn hay bạn nghĩ mình cần sự giúp đỡ của một đơn vị chuyên nghiệp để có thể tập luyện tốt môn này. Hãy sử dụng dịch vụ dạy trượt patin của GOX Academy tại Hà Nội, Hải Phòng hoặc TP.HCM. Sẽ giúp cho bạn tham gia môn thể thao này một cách bài bản nhất, chuyên nghiệp nhất và cũng AN TOÀN nhất.

Với những chia sẻ về cách trượt patin của tôi ở trên, chúc các bạn có thể tập luyện thành thạo với môn thể thao đầy thú vị này! Hẹn gặp lại các bạn trong những bài chia sẻ, hướng dẫn về cách trượt patin sau.

Video liên quan

Chủ Đề