Cách sử dụng modem wifi tp link

Hầu hết, bộ mở rộng sóng wifi TP-Link có kiểu thiết kế gọn gàng, một số loại sản phẩm có bộ phận ăng-ten được tích hợp ngay bên trong thân máy nên hầu như không tạo cảm giác cồng kềnh hay chiếm nhiều không gian lắp đặt.

Bạn chỉ cần lấy thiết bị bộ mở rộng sóng wifi TP-Link ra khỏi hộp, kiểm tra các phụ kiện khác đi kèm và nên đọc hướng dẫn sử dụng trước khi dùng sản phẩm.

Sau đó, bạn kiểm tra các thông tin địa chỉ IP thường được in trên tem sản phẩm để thuận tiện cho việc thiết lập cấu hình của bộ mở rộng sóng wifi TP-Link mà Điện máy XANH sẽ hướng dẫn cho bạn ở các phần bên dưới.

Bộ Mở Rộng Sóng Wifi Chuẩn N TP-Link TL-WA850RE Trắng

Chọn vị trí lắp đặt bộ mở rộng sóng wifi [wifi range extender] phù hợp sẽ giảm thiểu tình trạng sóng wifi bị nhiễu hoặc đường truyền tín hiệu bị chập chờn, không ổn định. Vì thế, việc chọn vị trí lắp đặt bộ mở rộng sóng wifi TP-link cần đảm bảo các yếu tố như sau:

- Nên đặt bộ mở rộng sóng wifi ở vị trí trung tâm của ngôi nhà, để giúp wifi có thể được phủ sóng rộng hơn.

- Nên đặt bộ mở rộng sóng wifi ở vị trí cao, đồng thời càng tránh được nhiều vật cản trong ngôi nhà thì càng tốt.

- Điều chỉnh ăng-ten của bộ mở rộng sóng wifi luôn hướng lên trên hoặc hướng theo chiều ngang [đối với trường hợp gắn trên tường], vì đường truyền của sóng wifi theo chiều từ trên xuống và từ trong ra ngoài.

- Nếu bộ mở rộng sóng wifi có nhiều ăng-ten, bạn có thể điều chỉnh ăng-ten hướng lên và nằm ngang để tạo độ phủ sóng wifi tốt. Nói một cách khác, việc chỉnh ăng-ten hướng lên sẽ giúp sóng wifi phủ xa và tốt hơn, còn chỉnh ăng-ten nằm ngang sẽ hỗ trợ thiết bị của bạn đang sử dụng bắt sóng wifi được tối ưu.

Bộ Mở Rộng Sóng Wifi Chuẩn AC750 TP-Link RE205 Trắng

-Tránh đặt bộ mở rộng sóng wifi gần các vật dụng bằng kim loại, vì sẽ làm nhiễu tín hiệu wifi.

-Không nên đặt bộ phát sóng wifi gần với lò vi sóng, vì tần số của thiết bị này gần giống với tần số của lò vi sóng phát ra, nên có thể làm giảm tín hiệu đường truyền mạng.

-Giảm thiểu số lượng bức tường trong ngôi nhà hoặc chất liệu bức tường giữa các phòng càng mỏng thì càng tốt, điều này sẽ hạn chế tối đa việc cản trở sóng wifi từ thiết bị wifi range extender.

Việc thiết lập bộ mở rộng sóng wifi TP-Link sẽ thực hiện đơn giản hơn khi bạn sử dụng ứng dụng TP-Link Tether. Cách làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian thiết lập, đồng thời có thể sử dụng thêm các chức năng khác để kiểm soát và điều khiển thiết bị thông qua ứng dụng này.

Ngoài ra, để thiết lập bộ phủ rộng sóng TP-Link, thì bạn cần kiểm tra chức năng WPS trên router chủ và bộ phủ rộng sóng TP-Link, rồi thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nhấn nút WPS trên router khoảng 2 giây để kích hoạt.

Bước 2: Nhấn nút WPS [có biểu tượng hình ổ khóa] trên bộ phủ rộng sóng TP-Link khoảng 2 giây thì đèn RE sẽ nhấp nháy.

Lúc này, 2 thiết bị sẽ được kết nối với nhau. Bạn thấy đèn trên bộ phủ rộng sóng TP-Link hiển thị đủ vạch có nghĩa là sẵn sàng cho việc bạn thiết lập cấu hình bộ phủ rộng sóng TP-Link.

Bước 3: Trên điện thoại, bạn vào Cài đặt > chọn Wifi > chọn Tên thiết bị bộ phủ rộng sóng TP-Link hiển thị. Bạn đăng nhập mật khẩu wifi giống với mật khẩu wifi trên router chủ.

Bước 4: Sau khi kết nối wifi qua bộ mở rộng wifi TP-Link. Bạn tải ứng dụng TP-Link Tether về điện thoại [đối với điện thoại Android thì tải tại đây, còn iPhone thì tại link này].

Bước 5: Mở ứng dụng TP-Link Tether, chọn Các thiết bị của tôi > chọn thiết bị hiển thị trong mục Thiết bị nội bộ.

Bước 6: Bạn thay đổi mật khẩu cho bộ mở rộng wifi TP-Link, nhấn vào nút Tạo là xong. Giờ đây, bạn có thể kết nối wifi thông qua bộ mở rộng sóng TP-Link với mật khẩu mới mà bạn thiết lập.

Nếu không thực hiện việc thiết lập qua ứng dụng TP-Link Tether, bạn có thể thực hiện thủ công qua trình duyệt web trên điện thoại bằng cách sau:

Bước 1: Cắm bộ mở rộng sóng TP-Link vào ổ điện, rồi thực hiện kết nối wifi trên thiết bị đó thông qua điện thoại.

Bước 2: Mở trình duyệt web trên điện thoại, nhập www.tplinkrepeater.net vào thanh địa chỉ. Hoặc bạn nhập địa chỉ IP thường được in trên bộ mở rộng sóng TP-Link. Sau đó, nhấn nút Enter trên bàn phím điện thoại.

Tiếp theo, bạn tạo mật khẩu wifi cho bộ mở rộng sóng TP-Link, rồi nhấn nút Bắt đầu.

Bước 4: Chọn Mạng wifi tổng và nhập Mật khẩu của wifi đó, nhấn nút Xác nhận.

Bước 5: Đặt tên cho bộ mở rộng sóng TP-Link, rồi nhấn nút Tiếp > chọn Lưu > chọn Hoàn thành.

Cách thiết lập bộ mở rộng sóng TP-Link bằng trình duyệt web trên máy tính được thực hiện tương tự giống như khi bạn sử dụng điện thoại vậy. Quy trình gồm các bước sau:

Bước 1: Gắn bộ mở rộng sóng TP-Link vào ổ điện. Sau đó, kết nối wifi của bộ mở sóng này trên điện thoại.

Bước 2: Mở trình duyệt web trên máy tính, nhập www.tplinkrepeater.net vào thanh địa chỉ, rồi nhập admin vào cả 2 mục Tên đăng nhậpMật khẩu, nhấn nút Đăng nhập [Login].

Bước 3: Đặt Tên tài khoản và Mật khẩu cho bộ mở rộng sóng wifi TP-Link, nhấn nút Xác nhận [Confirm].

Bước 4: Chọn Tên mạng wifi tổng mà bạn đang sử dụng, rồi nhập mật khẩu của mạng wifi đó và nhấn nút Tiếp theo [Next].

Bước 5: Đặt Tên cho bộ mở rộng sóng wifi TP-Link [nếu muốn] > chọn nút Tiếp theo [Next] > chọn Lưu [Save] > chọn Hoàn thành [Finish].  

Tham khảo các mẫu bộ phát rộng sóng wifi đang được kinh doanh tại Điện máy XANH:

USB Wifi 150Mbps Tenda W311MI Đen

Còn hàng130.000₫3/54 đánh giáXem chi tiết

Xem thêm:

Như vậy, Điện máy XANH đã hướng dẫn xong cho bạn cách sử dụng bộ mở rộng sóng wifi TP-link đơn giản mà bạn có thể thực hiện trên bất kì thiết bị nào như điện thoại hoặc máy tính rồi nhé. Chúc bạn thành công.

TP-Link là bộ phát wifi có kích thước nhỏ gọn và rất dễ dùng. Mặc dù đây không phải là thiết bị mới nhưng vẫn còn nhiều người gặp trục trặc trong quá trình lắp đặt. Đặc biệt, thiết bị này còn có thể được lắp đặt rất dễ dàng ngay trên điện thoại nữa. Bài viết dưới đây, Giatin.com.vn xin hướng dẫn các bạn cách thiết lập TP-Link để phát Wifi dễ dàng. Hãy cùng theo dõi nhé!

Hướng dẫn cách cài đặt TP-Link đơn giản, hiệu quả nhất

Bước 1: Đầu tiên, các bạn cần chuẩn bị một đoạn dây mạng có bấm sẵn 2 đầu, thường thì khi mua TP-Link đã có sẵn trong đó rồi.

Bước 2: Tiếp theo, các bạn cắm một đầu dây vào cổng LAN [màu vàng] của TP-Link, đầu dây còn lại cắm vào máy tính sau đó mở trình duyệt lên truy cập với địa chỉ 192.168.0.1 -> Nhấn Enter để truy cập, nếu báo lỗi kết nối thì bạn cứ F5 để vào lại nhé.

Nếu như địa chỉ trên không vào được thì bạn có thể thử với địa chỉ 192.168.1.1 hoặc là lật úp cái TP-Link đó lên để xem thông tin đăng nhập được ghi trên sản phẩm -> Đến khi xuất hiện cửa sổ đăng nhập như thế này:

Note: Các bạn để ý nhé, nếu như kết nối TP-Link với máy tính thành công thì biểu tượng mạng sẽ thông hoặc là có dấu chấm than vàng. Còn dấu X đỏ là chưa được đâu nhé!

Tại đây, các bạn có thể đăng nhập với User với Pass là “admin“.  Thường thường là thế, còn tùy thuộc vào phiên bản của bạn. Hoặc bạn có thể lấy thông tin đăng nhập ở mặt phía sau của TP-Link.

Bước 3: Tại giao diện chính của TP-Link, các bạn truy cập vào phần Wireless chọn Wireless Settings. Gõ tên bộ phát vào phần Wireless Network Name, sau đó nhấn Save để lưu lại.

Bước 4: Tiếp theo, các bạn chuyển xuống phần Wireless Security để đặt mật khẩu cho Wifi. Ở phần này có các kiểu bảo mật như: WEP. WPA/WA2 – Enterpriser, WPA/WPA2 – Personal [Recommended]…

Kế tiếp, các bạn tích vào kiểu bảo mật bạn muốn rồi nhập mật khẩu vào phần Password [Lưu ý mật khẩu phải từ 8 ký tự trở lên nhé]

>>> Tìm hiểu ngay: Cách đổi mật khẩu Wifi Modem TP-Link các nhà mạng VNPT, FPT, VIETTEL

Bây giờ sẽ có 2 trường hợp cho bạn:

Trường hợp 1. Cấu hình để sử dụng cổng WAN [Cổng màu xanh dương]

Có nghĩa là sau khi cấu hình xong các bạn sẽ kết nối dây mạng từ Modem đến cổng WAN của TP-Link. Với kiểu cấu hình này thì bộ phát TP-Link của bạn sẽ có một lớp địa chỉ mạng hoàn toàn riêng biệt với lớp địa chỉ IP của Modem.

Bước 5: Kéo xuống phần DHCP [hay còn gọi là Dynamic Host Configuration Protocol – giúp cung cấp IP tự động] -> Bật tính năng DHCP bằng cách tích vào dòng Enable sau đó nhấn Save để lưu lại.

Bước 6: Tiếp theo, các bạn vào phần Network -> chọn vào LAN để đổi IP của TP-Link.

Bước này cực kỳ quan trọng đấy nhé. Nếu như mặc định của nó là 192.168.0.1 mình sẽ đổi thành 192.168.1.1 hoặc có thể bạn đặt số khác cũng được nhưng phải nhớ để sau này mình còn truy cập vào để quản lý, ví dụ như muốn đổi password cho wifi chẳng hạn.

Bước 7: Cuối cùng, bạn bấm vào System Tool -> vào Reboot sau đó nhấn vào Reboot để hoàn tất quá trình cài đặt.

Quá trình Restart đang diễn ra.

Bạn đợi một lúc cho nó chạy xong rồi sử dụng dây mạng kết nối từ cổng LAN của moden đến cổng WAN [màu xanh] của TP-Link là có thể kết nối vào mạng Wifi bạn vừa tạo được rồi đó.

Trường hợp 2. Cấu hình để sử dụng cổng LAN [Cổng màu vàng]

Tức là sau khi cấu hình xong bạn sẽ kết nối dây mạng từ modem đến cổng LAN [cổng màu vàng của TP-Link]. Kiểu cấu hình này thích hợp khi bạn cần kết nối mạng LAN, tất cả các máy tính đều có thể chia sẻ dữ liệu cho nhau và có thể sử dụng chung máy in…

Bước 5: Chọn đến phần DHCP -> chọn DHCP Settings -> trong phần DHCP Server bạn hãy tích vào dòng Disable -> nhấn Save để lưu lại.

Bước 6: Tiếp tục, các bạn chuyển qua phần Network -> chọn LAN -> bây giờ bạn hãy đổi địa chỉ IP sao cho nó cùng lớp mạng với modem mà bạn đang sử dụng.

Ví dụ modem của bạn có địa chỉ IP là 192.168.0.1 thì bạn phải đặt địa chỉ IP của bộ phát là 192.168.0.xxx và phải tắt DHCP đi thì mới được nhé.

>>> Tham khảo ngay: Cách lắp đặt Wifi cho nhà nhiều tầng đơn giản, hiệu quả nhất

Bước 7: Cuối cùng, bạn bấm vào System Tool -> vào Reboot sau đó nhấn vào Reboot để hoàn tất quá trình cài đặt.

Reset lại TP-Link

Sau một thời gian dài sử dụng bộ phát Wifi thì khó tránh khỏi lỗi. Có thể là khiến mạng của bạn bị lag hoặc mất hẳn tín hiệu Wifi và bạn đã tiến hành khởi động lại nhưng không được. Lúc này thì bắt buộc bạn phải Reset lại bộ phát để thiết lập lại cho TP-Link.

Cách thực hiện: Các bạn hãy tìm đến nút Reset hãy giữ nút này tầm 30s để tất cả các đèn đều phát sáng thì hãy cắm cáp kết nối với máy tính và cài đặt lại từ đầu như hướng dẫn bên trên nhé.

>>> Đừng bỏ lỡ: Cách FIX lỗi Modem Wifi TP-Link không vào được mạng

Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!

GIA TÍN Computer – chuyên cung cấp và lắp đặt thiết bị mạng giá rẻ tại Đà Nẵng!

Video liên quan

Chủ Đề