Cách tập cho bé 1 tuổi đánh răng

Chiếc răng đầu tiên của con nhú lên đánh dấu một mốc phát triển mới của bé nhà mình rồi! Đây cũng là lúc mẹ bỉm học thêm một “kỹ năng” mới – vệ sinh răng cho bé. Tại sao cần vệ sinh răng miệng cho bé và thực hiện như thế nào để con thoải mái nhất? Góc của mẹ sẽ hướng dẫn mẹ cách vệ sinh răng cho bé 1 tuổi khoa học nhất ngay dưới đây!

Bàn chải đánh răng silicon dành cho vệ sinh răng cho bé 1 tuổi

1. Lợi ích khi vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên

Thực tế, bé cần được vệ sinh miệng kể cả trước khi mọc răng. Thời điểm bé bắt đầu mọc được 2 – 4 chiếc răng cửa và bắt đầu ăn dặm là lúc mẹ cần chú ý vệ sinh răng cho bé nhất. Tần suất phù hợp là ít nhất 2 lần/ngày, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. 

  • Khi bé chưa mọc răng: Việc vệ sinh răng cho bé 1 tuổi sẽ tác động nhẹ nhàng vào nướu và giữ sạch khoang miệng, kích thích mọc răng sữa sau này, răng bé chắc khỏe hơn.
  • Khi bé đã mọc răng: Làm sạch răng thường xuyên giúp loại bỏ những mảng bám và vi khuẩn có hại trên răng lợi bé do ăn cháo, bột hay bú sữa. Ngoài ra, vệ sinh răng sạch sẽ còn tạo thói quen lành mạnh, giúp bé có hàm răng khỏe và đẹp.
Để con yêu thích việc đánh răng, mẹ thực hiện cùng con và pha trò vui nhộn với bé nhé

2. Cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi theo từng giai đoạn

2.1. Giai đoạn bé chưa mọc răng

Để vệ sinh răng cho bé 1 tuổi chưa mọc răng, mẹ cần:

1 – Chuẩn bị: 1 – 2 miếng gạc, nước muối sinh lý hoặc nước ấm và khăn vải khô đa năng.

2 – Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh cho bé:  

  • Bước 1: Mẹ dùng một miếng gạc hoặc khăn vải đa năng nhúng vào nước ấm sạch, hoặc nước muối sinh lý, lau nhẹ nhàng nướu của bé 1 lần/ngày.
  • Bước 2: Sau khi vệ sinh bằng nước muối xong, mẹ vệ sinh lại bằng nước sạch từ 2-3 lần. Bước này hạn chế được việc bé nuốt phải nước muối, gây khó chịu, không hợp tác vào lần sau. 
  • Bước 3: Cuối cùng, mẹ dùng khăn lau mặt và lau quanh miệng cho bé.



[Nguồn: Howcast]

Làm sạch lần lượt hàm trên và hàm dưới của bé thật nhẹ nhàng để tránh xước nướu

Lưu ý cho mẹ: Mẹ vệ sinh lợi, kết hợp rơ lưỡi và làm sạch cả khoang miệng của bé để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn nhé.

2.2. Giai đoạn bé bắt đầu mọc răng

1 – Chuẩn bị: Bàn chải đánh răng mềm [loại gắn vào đầu ngón tay]; nước muối sinh lý hoặc nước ấm; 1 khăn vải đa năng và 1 bát đựng.

Bàn chải đánh răng silicon gắn vào ngón tay dùng cho em bé

2 – Hướng dẫn mẹ vệ sinh răng miệng cho bé:

  • Bước 1: Gắn bàn chải mềm [loại gắn vào đầu ngón tay] vào tay mẹ, đổ nước muối sinh lý ra bát nhỏ. 
  • Bước 2: Nhúng bàn chải vào nước ấm hoặc nước muối sinh lý rồi chải sạch nhẹ nhàng các mặt của răng và toàn bộ nướu. Đặt lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu, chếch khoảng 45 độ so với răng, xoay bàn chải và chải lần lượt 2 – 3 răng một lúc. Chà đều 3 mặt của răng bao gồm mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai và chà lưỡi cho bé nữa nhé!
  • Bước 3: Vệ sinh lại miệng cho bé lần nữa bằng khăn vải đa năng tẩm nước muối. Cuối cùng, mẹ dùng khăn mềm lau mặt và xung quanh miệng bé. 



[Nguồn: LNKTV Health]

Mẹo nhỏ: Giai đoạn đầu vệ sinh răng cho bé 1 tuổi, bé thường hợp tác khi mẹ dùng kem đánh răng và hay nuốt kem đánh răng. Mẹ cân nhắc chọn những sản phẩm kem đánh răng có vị hoa quả, có thể nuốt để bé hợp tác hơn, không gây nguy hiểm nếu con lỡ nuốt phải. 

3. Lưu ý quan trọng trong việc vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi

1 – Tạo thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày, sau khi ăn và đặc biệt là trước khi ngủ

Ngay từ ban đầu, mẹ hình thành thói quen vệ sinh răng miệng cho bé sẽ giúp bé ghi nhớ, thực hiện một cách thoải mái theo, tương tự như cách bé tự mặc đồ, tự đi vệ sinh sau này. Theo thời gian, con sẽ dần có ý thức hơn, luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng mà không cần mẹ nhắc nhở. 

Hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh răng cho bé 1 tuổi

2 – Cho bé uống một chút nước sau khi bú hoặc ăn 

Uống nước sau khi ti hoặc ăn dặm sẽ làm sạch một phần cặn sữa, bột ăn dặm còn sót lại trong khoang miệng bé, từ đó làm giảm khả năng vi khuẩn phát triển, bào mòn răng bé. Tuy nhiên, cách này không thay thế được việc làm sạch răng miệng bằng gạc và bàn chải đâu ạ. Mẹ vẫn nên vệ sinh sạch răng miệng cho con như hướng dẫn trên nhé. 

Cho bé súc miệng và vệ sinh răng thường xuyên để bảo vệ con khỏi vi khuẩn

3 – Mẹ chọn bình sữa và núm ti chất lượng cho con bú bình khi bé bắt đầu mọc răng

Khi những chiếc răng xinh bắt đầu nhú, bé rất thích cắn và day núm ti, mẹ ưu tiên chọn núm ti silicone cao cấp, độ bền cao, bé thoải mái nhai cắn mà không hề nhanh rách như núm ti cao su, lại còn không có mùi hôi khó chịu đâu mẹ ạ. Núm ti silicon là lựa chọn tối ưu, giúp mẹ thoải mái vệ sinh, tiệt trùng, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại cho răng miệng của con mà không lo núm ti bị biến dạng, đổi màu. 

Núm ti của Mamamy với thiết kế ống thoát khí siêu dài chống sặc, chống bọt khí

4 – Đưa bé đến nha sĩ để khám sức khỏe răng miệng 2 lần/năm

Để bác sĩ nha khoa khám định kỳ và đánh giá tình trạng răng miệng của bé, kịp thời phát hiện những chỗ sâu hoặc viêm lợi, viêm nướu, tránh tình trạng con bị đau, khó chịu dẫn đến biếng ăn, chậm lớn. 

Tham khảo tư vấn của bác sĩ thường xuyên để bé luôn có hàm răng khỏe mạnh mẹ nhé

5 – Chú ý đến thời hạn sử dụng của bàn chải đánh răng

Mẹ thay bàn chải cho bé 3 tháng/lần hoặc ngay khi thấy lông bàn chải bắt đầu xơ cứng, xiêu vẹo. Dùng bàn chải lâu khiến mức độ làm sạch răng giảm đi, gây chảy máu nướu, chân răng bé. Khi chọn bàn chải mới vệ sinh răng cho bé 1 tuổi, mẹ ưu tiên những sản phẩm có lông mềm, độ dài lông 2 – 3 mm, thiết kế tay cầm có lỗ giúp con dễ cầm nắm khi tập đánh răng và làm sạch răng miệng hiệu quả.

Bàn chải có lỗ cầm tay giúp bé có thể tự đánh răng

6 – Cho bé ăn bằng bát, thìa ăn riêng và không mớm cơm bằng cách ngậm thìa của bé

Vi khuẩn sâu răng rất dễ lây từ mẹ hoặc những người thân sang con thông qua việc ngậm thìa của bé, mớm bé ăn. Mẹ chú ý không mớm cho con ăn mà để bé ăn bằng bát, thìa ăn riêng nhé! 

7 – Hạn chế đường trong chế độ ăn uống

Đối với bé sơ sinh, mẹ nên cân đối chế độ ăn uống, không để bé ăn nhiều đường bởi cháo và bột ăn dặm đã cung cấp cho bé đủ lượng đường cần thiết. Vi khuẩn trong miệng cực kỳ ưa thích phân tử đường trong bánh, kẹo, chúng sẽ nhân lên nhanh và phá hủy lớp men mỏng manh trên răng bé, tạo ra các lỗ sâu. Nếu để mất răng sữa sớm, các răng vĩnh viễn của bé sẽ mọc chậm và khó thẳng hàng hơn. 

Đồ chứa nhiều đường [chocolate, bánh ngọt…] tàn phá răng sữa của bé rất nhanh

4. 3 “KHÔNG” giúp răng bé phát triển khỏe mạnh

1 – KHÔNG cho bé nằm uống sữa: Vì khi răng đang mọc, bé sẽ có thói quen ngậm chặt núm bình, ngậm sữa lâu. Thói quen này làm hỏng men răng, cho vi khuẩn thời gian để nhân lên và gây sâu răng về lâu dài.

2 KHÔNG cho bé mút đầu ngón tay hoặc ngậm ti giả: Răng bé sẽ mọc lệch, mọc không đều, làm khớp cắn lệch, khiến con nhai một bên và mặt mất cân đối nếu con thường xuyên cắn tay và ngậm ti giả nhiều.

3 – KHÔNG cho bé nhai, ngậm món ăn quá cứng, nhiều góc cạnh: Kẹo cứng, bánh quy cứng… rất dễ làm răng mọc chậm, lệch răng vừa nhú, đồng thời các góc bánh, góc kẹo cứng khi cọ vào lợi còn gây trầy xước, đau rát, khiến bé yêu khó chịu. 

Trong thời gian răng mới mọc, hạn chế cho con ăn đồ cứng, phải gặm nhiều mẹ nhé

Vậy là mẹ đã biết cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi theo hướng dẫn từ Góc của mẹ rồi. Giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên giúp đảm bảo sức khỏe và đảm bảo con luôn ăn uống ngon miệng, mẹ cũng cực yên tâm không lo con bị sâu răng, viêm lợi. Nếu mẹ còn băn khoăn chưa biết cách vệ sinh răng cho bé 1 tuổi, hãy để lại bình luận để được giải đáp nhanh nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề