Cách tập đi sau khi bị gãy xương gót

Gãy xương gót [gót chân] thường do lực tác động rất mạnh. Chẩn đoán bằng tia X và, nếu cần, CT. Nên hội chẩn chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để điều trị, có thể bó bột hoặc phẫu thuật.

Gãy xương gót là một thương tổn nặng nhưng hiếm gặp, chỉ chiếm 1 đến 2% các loại gãy xương. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, chúng có thể dẫn đến những di chứng. Có tới 10% loại gãy này bị bỏ sót ở khoa cấp cứu.

Thông thường, loại gãy này do chấn thương năng lượng cao dồn trục dọc vào bàn chân [ví dụ ngã từ trên cao tiếp đất bằng gót] Cũng bởi do nguyên nhân chấn thương năng lượng cao, chúng thường đi kèm với những tổn thương nghiêm trọng khác; 10% bệnh nhân gãy xương gót có kèm theo chấn thương gãy nén cột sống thắt lưng.

Gãy mỏi cũng có thể xảy ra ở xương gót, chủ yếu ở các vận động viên điền kinh, như vận động viên chạy đường dài.

Gãy xương gót có loại liên quan đến mặt khớp.

Triệu chứng và Dấu hiệu thực thể

Thông thương, khu vực xung quanh xương gót và bàn chân sau rất đau và sưng nề.

Có hội chứng khoang Hội chứng chèn ép khoang Hội chứng khoang là hiện tượng tăng áp lưc mô mềm trong khoang kín, dẫn đến thiếu máu mô. Triệu chứng sớm nhất là đau quá mức thương tổn. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, khẳng định bằng đo áp lực... đọc thêm cấp tính xảy ra ở khoảng 10% bệnh nhân.

Chẩn đoán

  • Chụp Xquang

  • Có khi cắt lớp vi tính

Nếu nghi ngờ gãy xương gót, chụp XQ tư thế trục và nghiên cần chỉ định

CT được thực hiện nếu