Cách thao túng tâm lý người khác

Bạn có tin rằng con người ta có thể kiểm soát được tình yêu không?


Bạn có tin rằng nếu một người không có cảm tình với bạn ngay từ đầu, bạn sẽ không bao giờ có cơ hội với họ?


Bạn có tin rằng bạn có khả năng làm một người trở nên yêu bạn một cách điên cuồng và mãnh liệt không?



Nếu câu trả lời của bạn là không, thì có vẻ như bạn là một người tin vào cái gọi là duyên phận và số mệnh con người. Không sao cả, có rất nhiều có suy nghĩ người giống bạn! Đa phần mọi người đều tin rằng tình yêu là một thứ gì đó không thể thay đổi và không thể thao túng theo ý muốn của bản thân được.



Những cuộc nghiên cứu quy mô qua nhiều năm nay đã chứng minh một điều rằng tình cảm là thứ chúng ta có thể chủ động điều khiển được. Và chúng ta thực hiện việc ấy bằng sức mạnh lí trí của mình. Vấn đề đặt ra là phải vận dụng bộ não sao cho hợp lí mà thôi.



Như bạn biết, tình yêu vốn không khác gì những xúc cảm tâm lí cơ bản mà bạn có thể sẽ trải qua hàng ngày, ví dụ như: Sợ hãi, Căng thẳng, Ghen tị, Tủi thân, Lo âu...



Những cảm xúc trên, con người đều có thể điều khiển được, và bởi vì tình yêu cũng thuộc phạm trù "xúc cảm tâm lý", nên chúng ta hoàn toàn có thể thao túng nó. Điều khiển tình yêu như một loại cảm xúc cũng đơn giản như việc kiểm soát nỗi sợ hãi, sự hào hứng hay sự căng thẳng...v.v Vấn đề ở chỗ là những niềm tin đã được ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta. Qua nhiều năm dài, chúng ta đã tin tưởng vô điều kiện rằng tình yêu là một thứ gì đó xảy ra "tự nhiên". Và tất cả phụ thuộc vào "duyên phận"



Thực tế lại vô cùng khác xa đấy nhé. Với việc áp dụng những kiến thức hợp lí, bạn có thể dùng những liệu pháp tâm lí học tình yêu để làm cho đối phương yêu bạn hơn và không bao giờ muốn rời xa bạn đấy nhé. Tất nhiên, chẳng có gì là dễ dàng, và tỉ lệ thành công cũng không phải tuyệt đối 100%, nhưng nó chắc chắn sẽ tăng cơ hội của bạn lên đáng kể đấy. Nếu bạn có khả năng tăng cơ hội khiến một người yêu bạn lên gấp 3 lần bình thường, ngại gì mà không thử nào?






1/ Cách người ta yêu và những dấu hiệu tâm lý ẩn sau họ


Trước khi nghĩ đến việc chạy ra phố và làm một ai đó yêu bạn dữ dội, bạn phải nhìn nhận vấn đề theo cái nhìn tâm lý học trước đã, và tất nhiên, việc này chẳng liên quan gì đến chuyện chế tạo ra một loại "tình dược" hay "bùa yêu" nào đấy mà bạn vẫn hay thấy trên phim ảnh.



Ai trong chúng ta trong vô thức đều có một bản danh sách liệt kê ẩn sâu trong tâm trí mỗi người. Bảng danh sách này là một tập hợp những chỉ tiêu, tiêu chuẩn khiến bạn có cảm tình với ai đó trước khi đem lòng yêu họ. Các nhà tâm lý học gọi bảng danh sách này là "bản đồ tình yêu".


Nếu một ai đó không đáp ứng một hoặc nhiều tiêu chí trong bảng danh sách này, họ sẽ tự động bị loại khỏi vị trí "người yêu tiềm năng" và dường như họ chỉ có thể dừng lại ở mức bạn bè với bạn mà thôi, đây chính là sự lý giải cho việc vì sao bạn có thể yêu một người trong khi những người khác giới khác bên cạnh chỉ có thể là bạn bè của bạn.



Tất nhiên, mỗi người sẽ có một bản danh sách riêng cho mình và không ai giống ai cả. Những tiêu chí trong bảng danh sách của bạn tùy thuộc vào suy nghĩ của bạn về:



Giá trị




Niềm tin




Những trải nghiệm




Gia cảnh




Những mối quan hệ trước đây


Đây cũng là lí do cho việc bạn của bạn yêu một người mà bạn cho rằng chả có gì thú vị hay hấp dẫn cả. Người đó đáp ứng được "bản đồ tình yêu" của người bạn kia chứ không phải bạn. Việc tính toán xem một người có đáp ứng những tiêu chí trong danh sách của bạn hay không là một hành động vô thức, nó xảy ra ngầm trong tâm trí bạn, thậm chí bạn còn không nghĩ đến việc đó nữa là! Đấy là một cơ chế tự vận hành của não bộ. Đó giống như việc tim bạn vẫn đều đặn đập từng phút từng giờ mỗi ngày dù bạn có ý thức được hay không. Đó là nguyên nhân lý giải cho việc bạn có thể yêu một người và ngay từ đầu chính bạn cũng chẳng giải thích được vì sao bạn lại "đổ" người ta! Tiềm thức của bạn là thứ phải chịu trách nhiệm cho việc này.



Điều này giải thích vì sao mọi người lại ví tình yêu như "một hiện tượng khó hiểu, khó xác định được" và khi không thể giải thích hay phân bua gì về hiện tượng "kì quái" này, người ta sẽ đổ nó cho thứ được gọi là "định mệnh". Thực tế thì, số mệnh, duyên phận, hay lằng nhằng hàng tá những lá số tử vi, cung hoàng đạo... chả liên quan gì đến tình yêu cả, tất cả đều do tiềm thức của bạn, đó chính là kẻ  đã "phán quyết" xem ai là người vượt qua được những tiêu chuẩn trên bản danh sách kia. Có một sự thật rút ra được từ vấn đề trên đó là nếu bạn đào sâu vào những chuẩn mực trong tiềm thức của mình, bạn sẽ có thể nhanh chóng hiểu được vì sao bạn yêu một người mà không phải một ai đó khác.




2/ Vận dụng lí trí để đảm bảo đối phương cũng đáp trả tình cảm của bạn


Sau đây là một số phương pháp đã được thử nghiệm có thể giúp một người gia tăng cảm tình hay thậm chí là "đổ" dưới lưỡi cưa của bạn đấy :



- Đáp ứng những tiêu chuẩn khác nhau của đối phương:


Như đã nêu trên, chúng ta đều có những bảng danh sách [hay còn gọi là bản đồ tình yêu] trong tâm trí. Danh sách này sẽ có những tiêu chuẩn cơ bản mà chúng ta cần đáp ứng được trước khi có thể khiến đối phương đem lòng yêu ta. Không phải bất kì ai đáp ứng những tiêu chí của đối phương đều sẽ trở thành bạn đời của họ [giả dụ như một cô gái không thể yêu bố hay anh trai ruột của mình, dù bố hay anh trai cô ta chính là hình tượng người đàn ông mà cô ấy luôn tìm kiếm, ngoài ra còn nhiều lí do khác nữa], nhưng nếu bạn không đáp ứng bất kì một tiêu chí nào của đối tượng thì dường như chắc chắn là đối phương sẽ khó lòng mà có cảm tình với bạn. Một số tiêu chuẩn thường thấy có thể đại loại như "anh ấy phải yêu chó mèo, thú nuôi", "anh ấy phải là người năng động", "anh ấy phải là người có ăn học đàng hoàng tử tế"...v.v Trước khi muốn làm một người yêu bạn, hãy bỏ thời gian ra mà phân tích và nghiên cứu về đối tượng.



Hãy tìm hiểu tất cả những thông tin cơ bản về gia cảnh cũng như những sở thích của họ - "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" - càng biết nhiều về những tiêu chuẩn của đối phương, bạn càng có thể cố gắng đáp ứng chúng và càng dễ gây thiện cảm với họ.



- Bù trừ cho những khiếm khuyết của họ:


Khi một người kiếm tìm một tình yêu mới, họ thường tìm một người có nhiều nét tương đồng với mình. Họ sẽ nhìn vào những thế mạnh cũng như những điểm yếu còn tồn đọng trong con người mình. Giả dụ, một người có xu hướng sống khép kín, nhưng thông minh, sẽ muốn có một người yêu cũng thông minh như họ, nhưng sẽ cởi mở và tự tin hơn để giúp tạo ra sự cân bằng trong mối quan hệ. Nếu bạn đang theo đuổi một người mà bạn biết có phần khá là e dè, khép nép, thì bạn phải biến mình thành một người tự tin, năng động, điều này sẽ rất hiệu qua trong việc chiếm được cảm tình của đối phương. Khi bạn cố gắng trở thành một mảng ghép bù trừ cho phần còn thiếu của đối phương, bạn đã ngầm gửi cho họ một tín hiệu "tôi chính là người anh/em cần!".



- Bạn cố gắng đến mức nào?


Nhiều người thường tự hỏi rằng liệu việc theo đuổi một người một cách bền bỉ và liên tục liệu có thực sự hiệu quả hay không? Nếu người mà bạn đang theo đuổi là một người có xu hướng phụ thuộc vào người khác, thì việc theo đuổi có khả năng thành công rất cao. Một người có xu hướng thích phụ thuộc vào người khác nghĩa là họ cần một ai đó hay một điều gì đó để có thể khiến họ cảm thấy tốt hơn và vượt qua những thời điểm họ cảm thấy khó khăn trong cuộc sống. Nếu đối tượng của bạn là kiểu người này, thì khả năng rất cao là họ sẽ luôn muốn có một ai đó ở bên cạnh mình. Trường hợp này, cơ hội "cưa đổ" đối phương của bạn sẽ tăng lên rất cao. Nói tóm lại, khi một người trở nên yếu đuối và có "nhu cầu" cần được quan tâm nhiều hơn, đó chính là cơ hội lớn cho bạn để có thể chiếm lấy trái tim họ nhanh hơn.



- Tận dụng những mối quan hệ trung gian


Nếu bạn và đối tượng có một vài người bạn chung, bạn có thể tận dụng điều này như một lợi thế khi "cầm cưa" đấy. Lý do chính cho việc này là bởi tiềm thức của chúng ta sẽ được lập trình một cách dễ dàng hơn khi được cung cấp bởi những nguồn thông tin đáng tin cậy [ở đây là bạn bè]. Nếu bạn bè của đối phương nghĩ bạn là một "ứng cử viên" sáng giá, nhiều khả năng là đối phương cũng nghĩ vậy. Nếu bạn bè đối phương nghĩ bạn trông như đứa đần, có thể đối phương cũng nghĩ bạn như vậy thật. Việc này giống như một công cuộc "tẩy não" thầm lặng vậy - bạn bè của đối phương càng khen ngợi bạn bao nhiêu với họ, bạn càng có nhiều có hội chiếm lấy cảm tình của đối phương.



- Tự tay "trói buộc" tâm trí đối phương


Bạn càng lặp đi lặp lại điều gì với một người, bạn càng dễ làm họ suy nghĩ theo cách của mình. Vì sao ư? Đơn giản thôi, việc lặp đi lặp lại điều gì có thể tạo ra tác động lớn đến tiềm thức trong việc chấp nhận một điều gì đó [giống như cơ chế phản xạ có điều kiện trong sinh học]. Điều này không có nghĩa là bạn có quyền gọi điện thoại cho đối phương mỗi 10 phút một lần đâu đấy nhé! - điều này sẽ làm đối phương cảm thấy phiền phức hay thậm chí hoảng sợ mà tránh xa khỏi bạn. Bạn có thể "lập trình" cho tâm trí của đối phương bằng cách ngầm nhắc nhở họ về sự hiện diện của bạn. Hãy luôn xuất hiện trong tầm mắt của họ, tạo điều kiện để họ trông thấy bạn càng nhiều càng tốt, không quan trọng bạn có cần phải nói chuyện trực tiếp với họ hay không, hãy cứ xuất hiện thường xuyên ở những nơi đối phương có thể thấy bạn một cách tự nhiên có thể và bạn sẽ có khả năng gia tăng vị thế của mình trong tâm trí họ.



- Hãy gắn bản thân mình với những điều tích cực


Khi tên của bạn được nhắc đến trong một đám đông, từ đầu tiên hiện ra trong tâm trí mọi người là gì? Họ nhìn nhận bạn như thế nào? Họ nghĩ bạn là một người "vui vẻ", "tự tin", hay những nhận xét tiêu cực như "tính toán", "nhỏ mọn"...? Vị thế của bạn càng cao trong tâm trí của nhiều người, thì người ta càng dễ nhìn nhận ra bạn giữa hàng tá người khác. Dù bạn là gì đi chăng nữa [chúng ta đều có những khuyết điểm riêng], điều quan trọng nhất là bạn được người khác nhìn nhận. Và bạn sẽ muốn được nhìn nhận theo một cách tích cực nhất, đúng không?



3/ "Tình yêu sét đánh" về mặt khoa học có tồn tại hay đó chỉ là một bí ẩn không thể giải thích được?


Tình yêu từ cái nhìn đầu tiên thật ra có tồn tại. Nếu như ai đó đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn trong tiềm thức của bạn ngay từ đầu, bạn sẽ có cảm giác như đã yêu họ ngay từ cái nhìn đầu tiên.



"Gượm đã nào...", bạn tự nói với chính bản thân mình, "nếu tôi chưa từng nói chuyện với đối phương, làm sao tôi biết được người ấy có đáp ứng những tiêu chuẩn trong tiềm thức của mình hay không?"



Đơn giản thôi. Những chuẩn mực của bạn bao gồm cả những điều như cách họ đứng, cách họ đi, ngồi, nói chuyện, hay thậm chí là cách họ ứng xử với những người xung quanh. Điều này cũng xảy ra khi phong thái riêng, hành động, vẻ ngoài hay một thứ nào khác của một người làm bạn nhớ lại hình ảnh của một ai đó.



Ví dụ điển hình nhất là nếu người đó làm bạn nhớ lại hình ảnh của một người bạn từng yêu. Chúng ta thường theo một "gu" tình cảm nhất định và thường yêu một người cùng có những phẩm chất tương tự như người yêu trước đây. Vậy nên nếu ai đó làm bạn nhớ lại hình ảnh của một người bạn có tình cảm, dù bạn không ý thức được rằng đó là hình ảnh của người đã từng chia tay bạn...bạn có thể cảm thấy yêu họ ngay từ cái nhìn đầu tiên và chẳng hiểu tại sao lại như vậy. Bạn chỉ đơn giản nghĩ rằng đó là do "duyên phận" đã mang người đó đến với bạn.



Minh Nhiên


Theo Thought Catalog

Video liên quan

Chủ Đề