Cách tính giá trước thuế và sau thuế

Lợi nhuận trước thuế được xem là một trong những tiêu chí đánh giá doanh nghiệp khi chủ đầu tư tìm hiểu và quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Hiện nay, có nhiều người nhầm lẫn với lợi nhuận sau thuế.

Vậy lợi nhuận trước thuế là gì? Công thức tính lợi nhuận trước thuế như thế nào? Cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu các vấn đề liên quan đến lợi nhuận trước thuế trong bài viết dưới đây.

Lợi nhuận trước thuế là gì?

Lợi nhuận trước thuế theo ngôn ngữ kế toán được gọi là EBIT là số lợi nhuận của doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ đi phần tiền bỏ ra để thực hiện kinh doanh nhưng chưa tính đến phần thuế phải nộp cho cơ quan thuế và tiền lãi.

Lợi nhuận trước thuế thường được sử dụng trong các báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập giao dịch, có lãi hay thua lỗ của các doanh nghiệp.

Lợi nhuận trước thuế giúp cho doanh nghiệp giảm trừ được những rủi ro, tránh khỏi những phát sinh không đáng có.

Lợi nhuận trước thuế cũng là cơ sở để chủ đầu tư nắm được toàn bộ các chỉ số quan trọng, quyết định đầu tư hay không đầu tư vào doanh nghiệp này và giám sát mô hình vận hành trong nội bộ doanh nghiệp khi quyết định đầu tư.

Bởi vì, lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận thực nhận được của doanh nghiệp, là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả đó, người ta mới đánh giá được doanh nghiệp đó kinh doanh có lãi hay không có lãi và lãi bao nhiêu.

Một số doanh nghiệp được khấu trừ thuế, giảm thuế, miễn thuế nên lợi nhuận sau thuế có thể sẽ rất cao nhưng sẽ không phải án được trực tiếp lãi kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi nhuận trước thuế cũng có ý nghĩa to lớn đối với các nhà phân tích đầu tư và đánh giá sự phát sinh tín dụng. Lợi nhuận trước thuế cung cấp những số liệu cực kỳ chính xác, giúp quá trình đánh giá của các chuyên gia được chính xác hơn, hạn chế tối đa sự sai sót.

Vậy công thức tính lợi nhuận trước thuế là gì?

>>>>> Tham khảo: Quyết toán thuế là gì?

Công thức tính lợi nhuận trước thuế?

Lợi nhuận trước thuế bao gồm tất cả các khoản lợi nhuận thu về từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận tài chính và lợi nhuận phát sinh khác. Lợi nhuận trước thuế được tính bằng tổng doanh thu trừ đi chi phí.

Cụ thể, công thức tính lợi nhuận trước thuế:

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Chi phí cố định – Chi phí phát sinh

Trong đó: Tổng doanh thu là toàn bộ doanh thu được thu về từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện trong các biên lai, hóa đơn bán ra.

Chi phí cố định bao gồm giá vốn bỏ ra, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất, chi phí thuê nhân viên, chi phí thuê địa điểm và các khoản chi phí khác có tính chất cố định trong kinh doanh.

Chi phí phát sinh là tất cả các chi phí phát sinh theo quá trình hoạt động của công ty không theo kế hoạch của doanh nghiệp.

Sau khi đã tổng hợp số liệu và hoàn thành xong các bước xác định chi phí thì ta mới có thể xác định chính xác lợi nhuận trước thuế từ đó có thể xác định đúng về tình trạng lãi, lỗ của doanh nghiệp.

Ví dụ 1: Doanh nghiệp A có tổng doanh thu trong quá trình kinh doanh là 10 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp A đã mua sản phẩm từ công ty X với tổng số tiền là 4 tỷ. Chi phí vận chuyển kho hàng của công ty X về kho hàng của doanh nghiệp A là 500 triệu. Chi phí thuê nhân viên và chi phí thuê địa điểm tổng là 1 tỷ. Chi phí vận chuyển từ kho hàng đến cho khách hàng là 200 tr. Chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh là 100tr.

Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp A là:

10 tỷ – [4 tỷ + 1 tỷ + 500tr + 200tr] – 100tr = 4,2 tỷ

Như vậy, doanh nghiệp A đang kinh doanh có lãi.

Ví dụ 2: Doanh nghiệp B có tổng doanh thu trong quá trình kinh doanh là 5 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp A đã mua sản phẩm từ công ty Y với tổng số tiền là 4 tỷ. Chi phí vận chuyển kho hàng của công ty Y về kho hàng của doanh nghiệp B là 500 triệu. Chi phí thuê nhân viên và chi phí thuê địa điểm tổng là 1 tỷ. Chi phí vận chuyển từ kho hàng đến cho khách hàng là 200 tr. Chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh là 100tr.

Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp A là:

5 tỷ – [4 tỷ + 1 tỷ + 500tr + 200tr] – 100tr = – 800tr

Như vậy, doanh nghiệp B đang kinh doanh lỗ.

>>>>> Tham khảo thêm: Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Có được chia lợi nhuận trước thuế không?

Hiện nay, pháp luật không có quy định bắt buộc phải chia lợi nhuận sau thuế cũng không có quy định không được chia lợi nhuận sau thuế. Do đó, các doanh nghiệp có thể thực hiện chia lợi nhuận trước thuế.

Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận chưa trừ đi các khoản thuế với cơ quan thuế nên các doanh nghiệp cần phải kê khai đúng lợi nhuận trước thuế và tính đúng phần thuế phải nộp và các khoản nợ, các nghĩa vụ tài chính khác để có căn cứ chia lợi nhuận.

Trong các doanh nghiệp, công ty đang hoạt động, thường chia lợi nhuận sau khi đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế và các chủ thể khác.

Việc chia lợi nhuận khi chưa tính thuế có thể dẫn đến sai sót và việc lấy lại lợi nhuận từ các chủ thể cũng có thể có khó khăn, chậm lấy lại hoặc có nhiều trường hợp không thể lấy lại được dẫn đến việc thất thoát khoản tiền đáng kể cho doanh nghiệp.

Ý nghĩa của việc tính lợi nhận trước thuế và sau thuế

– Lợi nhuận trước thuế sẽ phản ánh rõ nét năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả, đạt được kỳ vòng đề ra từ đầu năm hay không đều sẽ được thể hiện rõ qua khoản tính toán này.

– Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế lại phản ảnh phần lợi tức và cổ tức dành cho các cổ đông và các nhà đầu tư dài hạn. Điều này chính là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tạo dựng niềm tin cho các đối tác của mình từ đó đảm bảo hoạt động kinh doanh bền vững lâu dài.

Hy vọng với bài chia sẻ trên đây, Quý độc giả đã nắm được lợi nhuận trước thuế là gì và công thức tính lợi nhuận trước thuế.

Mọi vấn đề thắc mắc về lợi nhuận trước thuế có thể liên hệ cho chúng tôi qua số 1900 6557 hoặc gửi thư về địa chỉ để được luật sư, chuyên viên giải đáp.

>>>>> Tham khảo thêm: Tư vấn thuế miễn phí

=> Số thuế GTGT đầu vào không đáp ứng được các nguyên tắc và điều kiện của luật thuế GTGT sẽ là số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.

Ví dụ: Công ty kế toán YTHO là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ “dịch vụ kế toán thuế”

Có thực hiện mua 1 chiếc xe ô tô 7 chỗ giá 2 tỷ, thuế GTGT 10% là 200 triệu để đưa đón cán bộ công nhân viên.

Theo quy định Điều 9 Thông tư 151/2014/TT-BTC [Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC]về Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào thì:

Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống [trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô] có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng [giá chưa có thuế GTGT] thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ”.

+ Công ty kế toán YTHO sẽ được khấu trừ đầu vào là 160 triệu.

+ Số còn lại: 200 triệu – 160 triệu = 40 triệu sẽ không được khấu trừ thuế [mà cộng vào nguyên giá của TSCĐ là xe ô tô để tính khấu hao [2 tỷ + 40 triệu]]

1. Đối với các doanh nghiệp thông thường:

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % [1]  X  doanh thu [2]

Trong đó:

[1] Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

[2] Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ [%] trên doanh thu đối với doanh thu này.

Ví dụ: Công ty TNHH B là doanh nghiệp kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Công ty TNHH B có doanh thu phát sinh từ hoạt động bán phần mềm máy tính và dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp thì Công ty TNHH B không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ [%] trên doanh thu từ hoạt động bán phần mềm máy tính [do phần mềm máy tính thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT] và phải kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 5% trên doanh thu từ dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp.

Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định; trường hợp người nộp thuế không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Theo điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC

2. Đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.

Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ [-] giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.

Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác [nếu có], thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.

Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.

Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm [-] của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương [+] của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương [+] hoặc giá trị gia tăng dương [+] không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm [-] thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm [-] không được kết chuyển tiếp sang năm sau

Theo Khoản 4 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC

3. Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán, cơ quan thuế xác định doanh thu, thuế GTGT phải nộp theo tỷ lệ % trên doanh thu của hộ khoán theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này căn cứ vào tài liệu, số liệu khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế và ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.

Trường hợp hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán kinh doanh nhiều ngành nghề thì cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính.

Video liên quan

Chủ Đề