Cách tính quỹ lương theo Thông tư 28

Tiền lương là khoản tiền mà Doanh nghiệp trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Nhưng cần phải đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu năm 2022.

Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
Hình thức trả lương quy định theo Điều 96 của Bộ luật Lao động được hướng dẫn cụ thể theo điều 54 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động như sau:

1. Hình thức trả lương theo thời gian:

Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:
- Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;
- Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc.
Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
- Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc.
Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn.
Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
- Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc.
Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động.
* Công thức tính lương tháng:
Lương tháng = [ Lương chính + Phụ cấp ] X Số ngày đi làm thực tế trong tháng
Số ngày công tính lương
Trong đó:
+ Lương chính và phụ cấp: thì lấy trên HĐLĐ
+ Số ngày công đi làm thực tế trong tháng: thì lấy trên bảng chấm công.
+ Số ngày công tính lương: được xác định theo quy định của DN hoặc thỏa thuận giữa người lao động và người SD LĐ, được ghi cụ thể trên hợp đồng lao động hoặc trong quy chế lương thưởng => Vậy thì cái ngày công tính lương này được xác định như thế nào? Thì chúng ta đi tìm hiểu cụ thể:
- Cách xác định ngày công tính lương
+ Cách 1: Ngày công tính lương được tính theo Ngày làm việc trong tháng
Ngày làm việc trong tháng là những ngày NLĐ phải đi làm trong tháng, không bao gồm các ngày nghỉ lễ tết theo quy định của Nhà Nước và ngày nghỉ theo quy định của DN
=> Công thức tính lương theo cách 1 như sau:
Lương tháng = [ Lương chính + Phụ cấp ] X Số ngày đi làm thực tế trong tháng
Ngày làm việc trong tháng
Ví dụ 1: Công ty Kế Toán Thiên Ưng quy định nhân viên sẽ đi làm từ thứ 2 đến thứ 7, chủ nhật nghỉ
Tháng 1/2022:
+ Tổng số ngày trong tháng là: 31 ngày
+ Số ngày nghỉ trong tháng: có 5 ngày chủ nhật
+ Số ngày lễ Tết được nghỉ hưởng nguyên lương: 2 ngày. Trong đó: Tết dương lịch 1 ngày [Ngày 01/01/2022] và Tết âm lịch 1 ngày 31/01/2022 [Tổng thời gian nghỉ Tết nguyên đán được hưởng nguyên lương là 5 ngày. Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2022 gồm 1 ngày trước Tết, 4 ngày sau Tết. Trong đó 1 ngày trước tết rơi vào ngày 31/01/2022 dương lịch, còn 4 ngày sau Tết rơi vào tháng 2/2022 dương lịch]
=> Ngày công tính lương của tháng 1/2022 = 31 5 [ngày nghỉ hàng tuần] - 2 [ngày nghỉ lễ tết] = 24 ngày
=> Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi là 1 trong những nội dung bắt buộc phải có trên hợp đồng lao động nên thông tin về một ngày 1 làm mấy tiếng, 1 tuần làm việc mấy ngày đều được thể hiện trên hợp đồng lao động -> Các bạn có thể căn cứ vào đó để xác định thời gian làm việc hành chính của người lao động.
+ Cách 2: Ngày công tính lương được xác định là Số ngày cố định
Số ngày cố định này là có thể là 26 / 24 / 22 ngày => do doanh nghiệp tự quy định hoặc thỏa thuận với NLĐ [Nhưng phải đảm bảo quy định về thời gian làm việc thời gian nghỉ ngơi theo quy định của Bộ Luật lao động số: 45/2019/QH14]
=> Công thức tính lương theo cách 2 như sau:
Lương tháng
=
[ Lương chính + Phụ cấp ]
X
Số ngày đi làm thực tế trong tháng
26 [hoặc 24 hoặc 22]
Với Cách 2 này thì việc xác định ngày công tính lương sẽ đơn giản hơn: Thay vì phải tính xem mỗi tháng có bao nhiêu ngày, rồi bao nhiêu chủ nhật thì cách 2 này chỉ đơn giản là ấn định sẵn 1 con số. Thường thì các doanh nghiệp bên ngoài nếu áp dụng cách 2 này sẽ lấy ngày công cố định là 26 ngày
* Ví dụ về cách tính lương
Anh Hoàng Văn Mạnh ký hợp đồng lao động với Công Ty Kế Toán Thiên Ưng, trên hợp đồng thể hiện các thông tin như sau:

- Làm việc từ thứ 2 7, chủ nhật nghỉ, nghỉ lễ tết theo QĐ
- Lương chính: 6.000.000/tháng
- Phụ cấp chức vụ: 3.000.000/tháng
- Hỗ trợ:
+ Tiền ăn: 730.000/tháng
+ Điện thoại: 500.000/tháng
Tính lương tháng 1/2022 cho Hoàng Văn Mạnh với thông tin:
+ Ngày công đi làm thực tế trong tháng 1/2022: 21 ngày
+ Khi tính theo cách 2: Ngày công tính lương cố định là 26 ngày.
- Tính lương theo cách 1: Ngày công tính lương được tính theo Ngày làm việc trong tháng
Số ngày công tính lương của tháng 1/2021 = 31 5 ngày chủ nhật - 2 ngày nghỉ Tết = 24 ngày [xác định theo Ví dụ 1]

Lương tháng 01/2022
= [6.000.000 + 3.000.000 + 730.000 + 500.000] X 21
24
= 8.951.250
- Tính theo cách 2: Ngày công tính lương được xác định là Số ngày cố định
Lương tháng 01/2022 = [6.000.000 + 3.000.000 + 730.000 + 500.000] X 21
26
= 8.262.692

=> Nhìn vào kết quả của 2 cách trên thông qua ví dụ này thì các bạn thấy mỗi cách tính sẽ cho ra 1 kết quả khác nhau.
=> Doanh nghiệp được quyền lựa chọn 1 trong 2 cách tính lương nêu trên để thực hiện tính lương cho người lao động trong doanh nghiệp [Thể hiện rõ trong hợp đồng lao động hoặc quy chế lương thưởng, quy chế tài chính, thỏa ước lao động tập thể...]
Trong công thức tính lương theo cách 1 và cách 2 nêu trên chúng ta thấy là còn ngày nghỉ lễ tết hưởng nguyên lương là ngày Tết dương lịch 1 ngày [Ngày 01/01/2022] và Tết âm lịch 1 ngày 31/01/2022 chưa được tính lương.
=>Cách tính tiền lương cho các ngày nghỉ nguyên lương này làtiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
[Theo khoản 2 điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP]
Chi tiết các bạn xem tại đây:Cách tính tiền lương ngày nghỉ lễ tết
* Tiền lương ngừng việc:
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
- Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
- Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
+ Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
+ Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo điều 99 của Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 [có hiệu lực từ 01/01/2021]
Xem thêm: Cách làm bảng tính lương hàng tháng trên Excel

2. Hình thức trả lương theo sản phẩm

Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao
Lương sản phẩm = Sản lượng sản phẩm X Đơn giá sản phẩm

3. Hình thức trả lương LƯƠNG KHOÁN:

Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
Lương = Mức lương khoán X Tỷ lệ % hoàn thành công việc

4. LƯƠNG /THƯỞNG THEO DOANH THU:

là hình thức trả lương/thưởng mà thu nhập người lao động phụ thuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương/thưởng doanh số của công ty.
Thường áp dụng cho nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng... Hưởng lương theo doanh thu
Các hình thức lương/thưởng theo doanh thu:
- Lương/thưởng doanh số cá nhân
- Lương/thưởng doanh số nhóm
- Các hình thức thưởng kinh doanh khác: công nợ, phát triển thị trường,


Ngoài mức lương cơ bản doanh nghiệp phải trả thì cần phải trả thêm lương làm thêm giờ cho người lao động, mời các bạn xem thêm: Cách tính lương làm thêm giờ vào ban đêm, ngày lễ

Video liên quan

Chủ Đề