Cách tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên

Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên viết tắt là “tỷ lệ gia tăng tự nhiên” là tỷ số giữa số gia tăng dân số tự nhiên [số sinh trừ số người chết] trên tổng dân số bình quân cùng thời kỳ [thường là một năm] của một thời kỳ nhất định [thường là một năm], tính bằng phần nghìn.Vậy làm thế nào để tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

 

Để tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, bạn cần biết số dân của một địa phương trong hai thời điểm khác nhau. Sau đó, bạn có thể dùng công thức sau để tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên:

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên = [Số dân cuối cùng - Số dân đầu tiên] / Số dân đầu tiên

Ví dụ, nếu một địa phương có số dân là 1000 người vào năm 2021 và số dân là 1200 người vào năm 2022, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của địa phương đó là:

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên = [1200 - 1000] / 1000 = 0,2

Điều này có nghĩa là dân số tự nhiên của địa phương đó tăng 20% từ năm 2021 đến năm 2022.

Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là chỉ tiêu phản ánh xu hướng và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên. Mức độ gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào sự thay đổi giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử của dân số. Khi tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử đều cao thì tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp; khi tỷ lệ sinh cao và tỷ lệ tử thấp thì tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao; khi tỷ lệ sinh thấp và tỷ lệ tử thấp thì tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.

Từ thế kỷ 20, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của các nước phát triển là tương đối thấp, trong khi tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của các nước đang phát triển là tương đối cao.

Tỷ lệ gia tăng dân số bao gồm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên và tỷ lệ gia tăng dân số cơ học, nhưng nó không phải là phép cộng đơn giản của cả hai.

Tỷ lệ gia tăng dân số cơ học là tỷ lệ giữa số lượng tuyệt đối tăng hoặc giảm do các yếu tố xuất cư, nhập cư trong năm trên tổng dân số bình quân của năm đó trong cùng thời kỳ.

Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số là chỉ tiêu quan trọng phản ánh tốc độ phát triển dân số và xây dựng kế hoạch dân số, là chỉ tiêu quan trọng trong thống kê kế hoạch hóa gia đình, nó cho biết mức độ và xu hướng gia tăng dân số tự nhiên.

Công thức tính là: tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên = [số người sinh trong năm – số người tử trong năm] / số người trung bình hàng năm × 1000 ‰ = tỷ suất sinh-tỷ suất tử dân số.

Khi số người sinh trong năm vượt quá số người chết thì tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương, còn khi số người chết trong năm vượt quá số người sinh thì tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là số dương. Do đó, mức độ gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào mức độ tương đối giữa tỷ suất sinh và tỷ suất chết. Nó là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hoạt động tái sản xuất dân số.

Các nhân tố ảnh hưởng đến gia tăng dân số tự nhiên là nhân tố xã hội và nhân tố tự nhiên. Yếu tố xã hội bao gồm yếu tố chính trị, yếu tố kinh tế, khoa học công nghệ y tế, yếu tố quân sự, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tỷ lệ giới tính,… Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố địa chất, khí tượng, khí hậu.

Trong các yếu tố xã hội, yếu tố chính trị là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến gia tăng tự nhiên của dân số, có tác động nhanh chóng đến dân số trong một thời gian tương đối ngắn. Yếu tố kinh tế cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến gia tăng dân số tự nhiên. Ngoài ra, văn hóa, giáo dục, tôn giáo có tác động đến tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở một mức độ nhất định.

Việt Nam là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ. Việc gia tăng dân số đang trở thành một thách thức cũng như có những ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia. Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ tỉ lệ gia tăng tự nhiên. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu tỉ lệ gia tăng tự nhiên là gì cũng như ý nghĩa và công thức xác định tỉ lệ gia tăng tự nhiên?

1. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên:

Định nghĩa tỉ lệ gia tăng tự nhiên:

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên hay tỉ suất gia tăng tự nhiên đã đề cập đến sự khác biệt hay sự chênh lệch giữa tỉ lệ sinh thô và tỉ lệ tử vong thô của một dân số nhất định.

Sự gia tăng dân số tự nhiên được hiểu cơ bản là quá trình tái sản xuất dân cư, thế hệ già được thay thế bằng thế hệ trẻ. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cũng chính là số chênh lệch giữa tỉ lệ sinh và tử trong một khoảng thời gian thông thường sẽ là một năm trên một lãnh thổ nhất định, tính bằng phần trăm [%].

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên trong tiếng Anh là gì?

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên trong tiếng Anh là Rate Of Natural Increase, viết tắt là NIR.

Ý nghĩa của tỉ lệ gia tăng tự nhiên:

– Tỉ lệ gia tăng tự nhiên đã cho biết, bình quân cứ 1000 dân số trong một năm, thì trong 1000 người đó sẽ có bao nhiêu người tăng lên trong năm là kết quả của hai yếu tố sinh và tử.

 

– Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có ưu điểm cơ bản đó là dễ tính toán, không đòi hỏi nhiều số liệu. Song tỉ lệ gia tăng tự nhiên cũng có nhược điểm là phụ thuộc chặt chẽ vào cơ cấu dân số theo độ tuổi, vì thế nó không được sử dụng trực tiếp để đánh giá mức độ tái sản xuất dân số.

– Do tỉ lệ tăng tự nhiên dân số trực tiếp phụ thuộc vào tỉ lệ sinh thô và tỉ lệ tử vong thô nên không bao giờ được sử dụng nhằm mục đích để có thể đánh giá mức độ sinh hoặc kết quả công tác kế hoạch hóa gia đình.

Công thức xác định tỉ lệ gia tăng tự nhiên:

– Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã có được tất cả các giá trị được tính toán cho mỗi quốc gia trên toàn thế giới để từ đó có thể lên kế hoạch về hỗ trợ từng quốc gia.

– Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã sử dụng các giá trị của tốc độ gia tăng tự nhiên để nhằm mục đích có thể đánh giá tiền tệ, nguồn nhân lực và sự hỗ trợ về mặt kĩ thuật họ đã cung cấp cho từng quốc gia.

– Công thức xác định tỉ lệ gia tăng tự nhiên cụ thể như sau:

Tỉ lệ tăng tự nhiên = [Tỉ lệ sinh thô – Tỉ lệ tử vong thô] / 10

Các giá trị của tỉ lệ sinh thô và tử vong thô là tính trên 1000 người tuy nhiên kết quả tính toán tỉ lệ gia tăng tự nhiên sẽ là ở dạng phần trăm.

 

Ví dụ cụ thể về tỉ lệ gia tăng tự nhiên:

Nếu một quốc gia có tỉ lệ sinh thô là 36,79 và tỉ lệ tử vong thô là 6,95 thì:

Tỉ lệ tăng tự nhiên = [Tỉ lệ sinh thô – Tỉ lệ tử vong thô] / 10

= [36,79 – 6,95] / 10 = 2.984 %

Chính bởi vì thế mà tỉ lệ gia tăng tự nhiên của đất nước có tỉ lệ sinh thô là 36,79 và tỉ lệ tử vong thô là 6,95 cụ thể là 2.984%.

Theo thống kê toàn cầu năm 2016, tỉ lệ sinh thô trung bình toàn cầu là 18,5 trên 1.000 người trong khi tỉ lệ tử vong thô trung bình là 7,8 trên 1.000 người. Vìa vậy, tỉ lệ gia tăng tự nhiên trung bình toàn cầu năm 2016 là 1,07%

Ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên:

– Việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

 

– Việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên góp phần quan trọng vào việc cải thiện tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.

– Việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên góp phần quan trọng vào việc chất lượng cuộc sống của dân cư sẽ được nâng lên tăng thu nhập bình quân đầu người, chất lượng giáo dục, y tế tốt hơn, đảm bảo các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ.

Ý nghĩa của sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta:

– Dân số nước ta hướng đến cơ cấu dân số không còn trẻ hóa.

– Việc thay đổi cơ cấu dân số nước ta giúp nước ta có nguồn lao động dồi dào, nguồn bổ sung lao động lớn [nếu được đào tạo tốt thì đây là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội đất nước].

– Tỉ trọng dân số nhóm tuổi 0-14 cao đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hoá, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho số công dân tương lai này.

Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:

– Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh về kinh tế: tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế; việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và hiệu quả.

– Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh về xã hội: gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…; và, từ đó tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm; xảy ra các tệ nạn xã hội.

 

– Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh về môi trường: khiến cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường [đất, nước, không khí]

2. Ý nghĩa giải quyết vấn đề dân số:

Thứ nhất, dân số và tăng trưởng kinh tế. Trong các nhóm giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, thực chất nhóm giải pháp về dân số và nguồn nhân lực được đưa lên hàng đầu. Bởi vì giữa dân số và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau theo tỷ lệ nghịch. Tăng trưởng kinh tế phải đồng thời với giảm phát triển dân số thì đời sống nhân dân mới được cải thiện.

Nếu cơ cấu dân số trẻ sẽ tạo ra nguồn lao động dồi dào để tăng trưởng kinh tế, ngược lại dân số già sẽ làm cho lượng dân trong độ tuổi lao động giảm không đáp ứng được nguồn nhân lực bên cạnh đó phải tăng an sinh xã hội, điều này sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, dân số và giáo dục. Dân số và giáo dục có những tác động qua lại lẫn nhau trong mối tương quan của nhiều yếu tố khác như kinh tế, chính trị, truyền thống văn hoá, tôn giáo…Trong các yếu tố dân số ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu của hệ thống giáo dục, quy mô và cơ cấu dân số có tác động mạnh nhất. Quy mô dân số lớn, tỷ lệ phát triển dân số cao, cơ cấu dân số trẻ, dẫn tới quy mô dân số trong độ tuổi đi học lớn và phát triển nhanh, sẽ tăng nhu cầu đầu tư, cung cấp ngân sách cho giáo dục.

Thứ ba, dân số và bảo vệ môi trường. Hiện nay, tác động của gia tăng dân số và quy mô dân số đông với môi trường và có ảnh hưởng của môi trường bị ô nhiễm đối với con người là một trong những vấn đề được quan tâm và thảo luận rộng rãi trên toàn thế giới. Gia tăng dân số và quy mô dân số đông trước hết tác động đến nguồn tài nguyên. Dân số tăng nhanh sẽ gia tăng mức độ sử dụng đất đai và làm kiệt quệ độ màu mỡ của đất.

Thứ tư, dân số và nghèo đói. Sự gia tăng dân số dẫn tới suy thoái môi trường, không có nước sạch, không khí trong lành và phương tiện vệ sinh, dẫn đến bệnh tật và giảm tuổi thọ, trẻ em bị suy dinh dưỡng, không được đi học. Nghèo đói dẫn đến bệnh tật và nhiều tệ nạn khác.

Thứ năm, dân số và y tế. Sự phát triển của hệ thống y tế của mỗi quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: trình độ phát triển kinh tế-xã hội; điều kiện vệ sinh môi trường; tình hình phát triển dân số; chính sách của nhà nước đối với y tế và các điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân. Như vậy, dân số là một yếu tố mang tính khách quan và cùng với các yếu tố khác, tác động tới phát triển hệ thống y tế về số lượng và chất lượng. Để nhằm mục đích ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, hệ thống y tế cần phát triển các loại hình dịch vụ y tế phù hợp ứng.

Quy mô dân số và tỷ lệ gia tăng dân số tác động trực tiếp làm tăng nhu cầu đối với hệ thống y tế. Đó là một động lực quan trọng nhằm thúc đẩy hệ thống này phát triển. Tuy nhiên, ở nước ta, mức đầu tư cho y tế rất thấp so với nhu cầu. Bên cạnh đó, sự phân phối không đồng đều dịch vụ y tế trong các bộ phận dân cư, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn; sự mất cân đối giữa y tế dự phòng và y tế điều trị đã làm giảm hiệu quả hoạt động y tế. Ngành y tế là ngành cần được bảo đảm mặt kỹ thuật cho quá trình tái sản xuất dân số diễn ra hợp lý và hiệu quả.

Trên cơ sở thực trạng dân số Việt Nam và ý nghĩa giải quyết vấn đề dân số, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chính sách dân số phù hợp nhằm mục đích có thể góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi người, mỗi gia đình và toàn thể xã hội cũng như phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng giống nòi.

Chủ Đề