Cách vệ sinh sau khi bấm lỗ tai cho bé

Cùng viết bởi Roger Rodriguez

Tham khảo

X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Roger Rodriguez. Roger Rodriguez, còn gọi là Roger Rabb!t, là chủ sở hữu của Ancient Adornments Body Piercing, một tiệm xỏ khuyên có trụ sở tại Los Angeles, California. Với trên 25 năm kinh nghiệm xỏ khuyên, Roger đã trở thành chủ đồng sỡ hữu của nhiều tiệm xỏ khuyên như ENVY Body Piercing và Rebel Rebel Ear Piercing và dạy nghệ thuật xỏ khuyên cơ thể tại Ancient Adornments. Anh là thành viên của Hiệp hội Kỹ thuật viên xỏ khuyên [APP].

Có 7 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 258.963 lần.

Để lỗ xỏ khuyên lành lại đúng cách, quan trọng là bạn phải chăm sóc tốt tai khi mới xỏ khuyên. Rửa tai hai lần một ngày trong thời gian bình phục và tránh sờ vào khi không cần thiết. Nhẹ tay với lỗ xỏ khuyên để tránh bị thương và nhiễm trùng, và hãy tận hưởng điểm nhấn thời trang của bạn!

Các bước

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:
Rửa lỗ xỏ khuyên

  1. 1
    Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chạm vào tai. Nhớ rửa tay kỹ ngay trước khi bạn sờ vào tai, điều này giúp ngăn ngừa lây truyền vi khuẩn từ ngón tay vào tai. Dùng xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo tay càng sạch càng tốt.[1]
    • Xoa xà phòng vào hai bàn tay và rửa trong 10-15 giây để tiêu diệt vi trùng.
  2. 2
    Rửa tai hai lần mỗi ngày bằng xà phòng và nước. Xoa xà phòng nhẹ dịu vào giữa các ngón tay cho đến khi lên bọt. Nhẹ nhàng xát xà phòng vào mặt trước và mặt sau lỗ xỏ khuyên trên tai. Cẩn thận lau tai bằng vải ướt và sạch để loại bỏ xà phòng.[2]
  3. 3
    Dùng dung dịch nước muối để thay thế cho xà phòng và nước. Hỏi thợ xỏ khuyên về dung dịch vệ sinh gốc muối biển để chăm sóc tai mới xỏ khuyên. Sản phẩm này sẽ làm sạch lỗ xỏ khuyên mà không khiến da quá khô. Bạn hãy lau mặt trước và mặt sau của lỗ xỏ khuyên bằng bông gòn hoặc tăm bông nhúng trong dung dịch vệ sinh.[3]
    • Bạn không cần rửa tai sau khi lau bằng dung dịch muối.
  4. 4
    Xoa cồn tẩy rửa hoặc thuốc mỡ kháng sinh mỗi ngày hai lần trong 2-3 ngày. Việc sát trùng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Bạn có thể dùng bông gòn hoặc tăm bông để chấm cồn tẩy rửa hoặc thuốc mỡ kháng sinh lên tai.[4] Ngừng thao tác này sau vài ngày, vì việc sát trùng lâu ngày có thể làm khô chỗ xỏ khuyên tai và khiến cho vết thương khó lành hơn.[5]
  5. 5
    Nhẹ nhàng xoay hoa tai khi da còn ướt. Cầm đuôi hoa tai và cẩn thận xoay ngay sau khi rửa tai. Điều này sẽ ngăn ngừa lỗ xỏ khuyên khép lại quá sát xung quanh hoa tai khi lành lại. Bạn chỉ nên làm việc này khi hoa tai vẫn còn ướt.[6]
    • Nếu vặn lỗ xỏ khuyên khi da đang khô, bạn có thể khiến lỗ xỏ khuyên bị nứt và chảy máu khiến vết thương lâu bình phục.

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:
Tránh bị thương và nhiễm trùng

  1. 1
    Đeo đôi khuyên tai đầu tiên ít nhất 4-6 tuần. Khi mới xỏ khuyên tai, bạn sẽ được thợ xỏ khuyên đeo đôi hoa tai ban đầu. Loại hoa tai này có chất liệu ít gây dị ứng và có thể đeo an toàn trên tai. Bạn hãy đeo đôi hoa tai này cả ngày lẫn đêm tối thiểu 4- 6 tuần; nếu không, lỗ xỏ khuyên của bạn có thể bị khép lại hoặc lành không đúng cách.
    • Hoa tai ít gây dị ứng phải được làm bằng thép phẫu thuật không gỉ, titanium, noobium, hoặc vàng 14-18 karat.[7]
    • Đối với lỗ xỏ khuyên trên phần sụn, bạn sẽ phải đeo hoa tai đầu tiên khoảng 3-5 tháng trong khi chờ lỗ xỏ khuyên lành hẳn.[8]
  2. 2
    Luôn rửa tay trước khi chạm vào tai. Việc sờ vào lỗ xỏ khuyên tai khi không cần thiết có thể dẫn đến nhiễm trùng. Tránh chạm vào tai, trừ những lúc rửa hoặc kiểm tra vết thương. Nếu thực sự phải chạm vào lỗ xỏ khuyên, bạn hãy rửa tay trước bằng xà phòng và nước thật kỹ.[9]
  3. 3
    Tránh đi bơi trong khi vết thương đang lành. Bơi lội có thể làm lây lan vi khuẩn vào vết thương, dẫn đến nhiễm trùng. Bạn nên tránh sông hồ và các vùng nước khác trong khi tai đang lành lại. Nếu tắm bồn nước nóng, bạn nên tránh ngâm người sâu đến mức nước làm ướt tai.[10]
  4. 4
    Cẩn thận với những trang phục có thể vướng vào hoa tai. Tránh để trang phục chạm vào hoa tai trong thời gian chờ tai bình phục. Sức kéo và ma sát có thể gây kích ứng và làm chậm quá trình chữa lành. Không đội mũ che tai và cẩn thận khi mặc hoặc cởi quần áo để tránh bị thương.[11]
    • Nếu bạn đeo mạng che mặt, hãy chọn loại vải không dễ bị vướng mắc. Cố gắng che mạng thật lỏng và tránh sử dụng cùng một tấm mạng nhiều lần mà không giặt.
  5. 5
    Đến gặp bác sĩ nếu bạn phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng kéo dài nhiều ngày. Nếu thấy tai đau và sưng khoảng một tuần hoặc hơn sau khi xỏ khuyên, có lẽ lỗ xỏ khuyên đã bị nhiễm trùng. Bạn hãy đến bác sĩ để kiểm tra nếu thấy có mủ hoặc dịch đặc sẫm màu. Da bị nhiễm trùng xung quanh lỗ xỏ khuyên thường sẽ đỏ hoặc có màu hồng đậm.[12]
    • Các trường hợp nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên nghiêm trọng có thể đòi hỏi dẫn lưu dịch và uống thuốc kháng sinh.

Lời khuyên

  • Chải tóc cẩn thận để tránh vướng vào lỗ xỏ khuyên.
  • Buộc tóc cao để tránh vướng vào lỗ xỏ khuyên.
  • Nếu lỗ xỏ khuyên ở phần sụn gây đau, bạn hãy cố gắng nằm nghiêng bên kia để khỏi đè ép lên bên tai xỏ khuyên.
  • Đi cấp cứu ngay nếu dái tai bị rách.
  • Giặt áo gối vài ngày một lần để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Đảm bảo phòng xỏ khuyên tai phải sạch, hợp vệ sinh và đạt yêu cầu trước khi xỏ khuyên.
  • Nếu có tóc dài, bạn hãy thử buộc cao lên để tóc khỏi vướng vào lỗ xỏ khuyên.
Hiển thị thêm

Video liên quan

Chủ Đề