Cách viết đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học

Cứ vào thời điểm tháng 11 hàng năm, không khí NCKH tại trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN lại được lan tỏa mạnh mẽ với các hoạt động khởi động mùa nghiên cứu do các đơn vị phụ trách hoạt động NCKHSV thực hiện. Đây cũng là thời điểm ghi nhận tinh thần hào hứng tham gia hoạt động NCKH của các nhóm sinh viên UEB khi số lượng đề tài nghiên cứu được đăng kí tại 6 khoa trực thuộc liên tục tăng lên trong những năm qua.

Nhóm nghiên cứu của bạn đang chuẩn bị đăng kí đề tài NCKH tại cấp khoa năm nay? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ các RCESer sẽ tham gia dự án RCES Companion mùa thứ 5 về kinh nghiệm khi đăng kí đề tài NCKH nhé!

 1. Xác định rõ hướng nghiên cứu muốn thực hiện

Việc lựa chọn được một đề tài nghiên cứu khả thi để theo đuổi đòi hỏi sinh viên cần dành khá nhiều thời gian, đặc biệt với những sinh viên bắt đầu đến với hoạt động NCKH. Trong khi đó, khoảng thời gian cho sinh viên đăng kí đề tài nghiên cứu thường chỉ kéo dài trong tối đa 2 – 4 tuần tính từ khi phát động; vì vậy việc xác định được đề tài cuối cùng để thực hiện trong thời gian ngắn ngủi này là điều thường không xảy ra.

Tuy nhiên, theo yêu cầu, sinh viên vẫn bắt buộc phải đăng kí tên 1 đề tài trong thời gian quy định. Dựa vào tên đề tài này, các khoa sẽ phân công giảng viên hướng dẫn [GVHD] phù hợp nhất cho các nhóm nghiên cứu. Có một lưu ý là thông thường sau khi các khoa đã phân công GVHD cho các đề tài đăng kí, GVHD đề tài sẽ không được thay đổi cho dù nhóm nghiên cứu thay đổi đề tài.

Các nhóm nghiên cứu sinh viên cần xác định rõ hướng nghiên cứu trước khi đăng kí đề tài

Vì vậy, nếu nhóm nghiên cứu của bạn chưa có nhiều thời gian nghiên cứu đề tìm ra đề tài phù hợp, việc đăng kí “tạm thời” một đề tài là điều chắc chắn sẽ xảy ra và khả năng đề tài nghiên cứu bị thay đổi là điều gần như chắc chắc “sẽ đến”. Vậy làm thế nào để GVHD đã được hướng dẫn có thể hỗ trợ tốt nhất cho bạn? Câu trả lời chính là bạn phải xác định được rõ hướng nghiên cứu mà nhóm mình muốn thực hiệntạm thời đăng kí một đề tài mình đang quan tâm nhất trong hướng nghiên cứu đó. Nếu nhóm bạn đã rõ ràng về hướng nghiên cứu, dù đề tài thực hiện sau này có bị thay đổi so với đề tài đã đăng kí thì sẽ vẫn thuộc về hướng nghiên cứu mà GVHD của bạn có thế mạnh. Do đó, thầy cô vẫn có thể hướng dẫn và giúp đỡ bạn tốt nhất về cả mặt phương pháp và chuyên môn trong quá trình thực hiện. Đây là điều mà các nhóm nghiên cứu sinh viên bắt đầu đến với hoạt động NCKH cần rất chú ý để tránh những rủi ro được đề cập ở phía dưới.

 Tình trạng nhiều nhóm nghiên cứu chỉ “đăng kí tạm” một đề tài mà không xác định rõ hướng nghiên cứu muốn theo đuổi xảy ra khá phổ biến. Chính điều này có thể dẫn đến rủi ro đề tài sau đó được thay đổi khác xa hoàn toàn hướng nghiên cứu của đề tài đã đăng kí ban đầu; tuy nhiên GVHD lại không thể thay đổi. Điều này làm nhóm nghiên cứu khó có thể nhận được sự hỗ trợ tốt nhất của GVHD vì có thể GVHD không có thế mạnh về hướng nghiên cứu của đề tài mới.

 Một rủi ro khác xảy ra là khi nhóm nghiên cứu muốn thay đổi đề tài nghiên cứu sang một hướng hoàn toàn khác với hướng nghiên cứu của đề tài đăng kí nhưng GVHD lại muốn nhóm thực hiện một số chủ đề trong hướng nghiên cứu thế mạnh của mình. Nếu lúc này nhóm nghiên cứu không hứng thú hoặc không muốn thực hiện các đề tài đó, có thể sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ với GVHD. Chính vì vậy, ngay ở thời điểm đăng kí đề tài, các nhóm nghiên cứu đã cần phải xác định rõ hướng nghiên cứu mà mình thực sự quan tâm để tránh gặp các rủi ro trên. Xem hướng dẫn cách xác định hướng nghiên cứu khi đăng kí đề tài tại đây.

2. Lựa chọn giảng viên hướng dẫn phù hợp

Ngay trong đơn đăng kí đề tài nghiên cứu, sinh viên được quyền lựa chọn GVHD nguyện vọng cho đề tài của mình. Các khoa sẽ phân công GVHD dựa trên việc xem xét sự phù hợp về thế mạnh của GVHD với đề tài của sinh viên và ý kiến của GVHD. Do vậy, chưa chắc GVHD theo nguyện vọng của sinh viên đã chắc chắn là GVHD được khoa phân công. Điều này xảy ra khi GVHD nguyện vọng không phù hợp với đề tài đăng kí hoặc GVHD không muốn hướng dẫn đề tài đăng kí của nhóm bạn. Để đảm bảo nhóm bạn được hướng dẫn bởi GVHD như nguyện vọng đăng kí, nhóm nghiên cứu cần lưu ý:

 GVHD phải có hướng nghiên cứu phù hợp với hướng nghiên cứu của nhóm

 Nên liên hệ trước với GVHD nguyện vọng và trình bày mong muốn được hướng dẫn để giảng viên lưu ý đến nhóm nghiên cứu của bạn. Điều này là rất cần thiết bởi một số giảng viên được nhóm nghiên cứu đăng kí là GVHD nguyện vọng; tuy nhiên giảng viên sẽ chỉ hướng dẫn được một số lượng nhóm nghiên cứu nhất định. Do vậy, nếu nhóm bạn muốn chắc chắn được khoa phân công GVHD như nguyện vọng thì việc này nên được thực hiện.

3. Xác định thành viên nhóm nghiên cứu

Trong đơn đăng kí đề tài, bên cạnh nội dung tên đề tài nghiên cứu và GVHD nguyện vọng, còn yêu cầu nhóm nghiên cứu cung cấp thông tin các thành viên trong nhóm. Số lượng thành viên trong nhóm có thể thay đổi trong quá trình nhóm thực hiện nghiên cứu; tuy nhiên theo quy định của trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN, mỗi nhóm nghiên cứu sinh viên không được quá 3 thành viên.

Do vậy, nếu hiện tại bạn vẫn chưa có cộng sự thực hiện nghiên cứu cùng, bạn vẫn hoàn toàn có thể đăng kí đề tài tại khoa và tiếp tục tìm kiếm cộng sự đi cùng mình trong suốt mùa NCKH năm nay. Hành trình nghiên cứu khoa học với rất nhiều điều thú vị đang chờ đón ở phía trước, đừng vì lí do hiện tại mình vẫn chưa tìm được bạn đồng hành mà bỏ qua những trải nghiệm bạn nên có trong cuộc đời sinh viên nhé! Xem thêm bài viết về kinh nghiệm lựa chọn cộng sự nghiên cứu tại đây.

Cộng đồng RCES chúc các sinh viên UEB sẽ sớm tìm được những cộng sự của mình, xác định được hướng nghiên cứu muốn theo đuổi và lựa chọn được giảng viên hướng dẫn như mong đợi!

Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học [RCES]

Đơn đăng ký đề tài

Thuyết minh đề tài

Thuyết minh dự án sản xuất thử nghiệm

Tóm tắt hoạt động KH-CN của tổ chức đăng ký chủ trì đề tài

Lý lịch khoa học của chủ nhiệm chính đề tài

Giấy xác nhận tổ chức ứng dụng kết quả đề tài

Giấy xác nhận phối hợp thực hiện đề tài

Video liên quan

Chủ Đề