Cách viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Soạn văn 8 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 8 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn

Giải VNEN tiếng Anh 8 tập 2

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 8

Giải VNEN tiếng Anh 8 tập 1

Giải môn Giáo dục công dân lớp 8

Cho các sự việc và nhân vật sau:

a] Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp

b] Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ qua lại

c] Em nhận được một món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật hay ngày lễ, tết.

Hãy xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Có thể theo các bước sau:

- Bước 1: Lựa chọn sự việc chính [một trong ba sự việc trên]

- Bước 2: Lựa chọn ngôi kể [Người kể ở ngôi thứ mấy, xưng là gì?]

- Bước 3: Xác định thứ tự kể [Câu chuyện bắt đầu từ đâu, diễn ra thế nào và kết thúc ra sao?]

- Bước 4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết [Ví dụ ở trường hợp [a]: Lọ hoa đẹp như thế nào [miêu tả]? Khi làm vỡ, tháo độ, tâm trạng của em ra sao [biểu cảm, suy nghĩ]?,...Trường hợp [b]: Đó là một bà cụ như thế nào? Cụ lúng túng, sợ sệt khi qua đường ra sao [miêu tả]? Tình cảm và thái độ của em khi thấy cụ già như thế [biểu cảm]...Trường hợp [c]: Đó là một món quà như thế nào [miêu tả]? Cảm xúc của em như thế nào [biểu cảm]?,...]

- Bước 5: Viết thành đoạn văn kể chuyện. kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm

Trả lời

Đoạn văn 1:

Nhà tôi có một chiếc bình hoa rất đẹp. Nó cao khoảng chừng ba mươi phân, màu trắng như tuyết. Đây là một chiếc bình cổ loe được trang trí bởi hình chiếc lá xung quanh miệng rất sinh động. Đó là món quà mà bố đã phải sang tận Bát Tràng để mua về tặng mẹ nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày cưới của hai người. Hôm ấy, tôi đi học về sớm, cả nhà chưa có ai về. Tôi đang bực bội vì bài kiểm tra Toán hôm nay bị làm sai mất một câu, lỗi là do tôi chủ quan, không kiểm tra lại bài. Về đến nhà, tôi quăng chiếc cặp lên ghế với vẻ bực tức, nhưng thật không ngờ, chiếc quai cặp vướng vào bình hoa đang để trên bàn khiến nó rơi xuống đất. Choang một cái. Bình hoa vỡ tan tành mà tôi thì không kịp trở tay. Nước lênh láng dưới sàn, còn những bông hoa hồng đỏ thẫm nằm la liệt trên mặt đất. Tôi quên béng mất nỗi bực tức vì bài kiểm tra mà thay vào đó là sự lo lắng và sợ hãi. Phải làm sao bây giờ? Mẹ tôi rất thích chiếc bình này. Nó còn là quà kỉ niệm của bố mẹ. Tôi sẽ phải nói thể nào đây? Bần thần suy nghĩ mất một lúc, tôi vẫn chưa nghĩ ra sẽ nói thế nào với bố mẹ thì bỗng con Mi - con mèo tam thể của nhà hàng xóm, đứng ngoài sân kêu lên "meo...meo...". Đầu tôi lóe lên một cái. Tôi nhanh chóng thu dọn mảnh vỡ của cái bình, cẩn thận nhặt nhạnh từng mảnh thủy tinh vỡ cho vào chiếc túi bóng rồi vứt đi. Tôi vừa thu dọn xong thì mẹ về. Không cần mẹ hỏi, tôi đã kể lại câu chuyện và tất nhiên, lí do bình hoa bị vỡ là do con Mi ấy. Ánh mắt mẹ nhìn tôi buồn buồn nhưng không nói gì cả. Mẹ để chiếc túi lên ghế rồi hỏi tôi có bị mảnh vỡ đâm vào tay hay không. Tôi bỗng thấy hối hận quá. Nhưng tôi không dám nói sự thật với mẹ. Vì tôi sợ đôi mắt buồn buồn kia của mẹ sẽ là vì tôi chứ không phải vì con mèo kia. Đến tận bây giờ, đó vẫn còn là chuyện tôi hối hận nhất, vì tôi vẫn chưa dám nói với mẹ sự thật là chính tôi đã làm vỡ chiếc bình hoa mà mẹ thích nhất chứ không phải con mèo nhà hàng xóm.

Đoạn văn 2:

Tôi vừa đi đá bóng với đám bạn về thì bắt gặp một bà cụ đang chuẩn bị qua đường. Bà cụ cũng đã ngoài bảy mươi tuổi. Cụ gầy và cái lưng của cụ cũng đã hơi còng xuống. Làn da cụ đã nhăn nheo - những dấu hiệu của thời gian và tuổi tác. Cụ đứng bên đường một hồi lâu mà vẫn không bước chân xuống. Tôi nghĩ cụ đang chờ khi xe ít đi một chút hoặc nhờ ai đó dắt cụ qua. Nghĩ thế, tôi chạy lại, nắm lấy bàn tay nhăn nheo của cụ, vui vẻ nói:

"Cụ ơi, để cháu dắt cụ qua đường. Cụ đi sang phía tay phải của cháu đi. Cụ bám chắc vào tay cháu không ngã cụ nhé!"

Bà cụ ngước đôi mắt già nua lên nhìn tôi, giọng nói cũng không giấu nổi niềm vui: "Ừ, ừ, thế cháu dắt bà sang đường với"

Tôi cần thận đỡ cụ đi xuống vạch trắng trên con đường tấp nập người qua lại. Đang là giờ tan tầm nên xe cộ đi lại như mắc cửi, cứ một đoàn xe này đi qua, xe kia lại lao tới. Có những người không đủ kiên nhẫn còn bấm còi inh ỏi. Tôi và bà cụ đều nhăn mày vì tiếng còi xe đinh tai nhức óc ấy. Bà cụ nắm lấy cánh tay tôi, hai bà cháu đi chầm chậm sang bên đường. Sang đến đường bên kia, bà cụ vỗ vỗ cánh tay tôi rồi mỉm cười phúc hậu: 

"Cảm ơn cháu nhé, chàng trai nhỏ"

Tôi mỉm cười vẫy tay vơi bà cụ rồi đi về nhà mình. Con đường về nhà hôm nay sao tôi thấy nó đẹp quá!

Đoạn văn 3: 

Hôm nay là sinh nhật của em. Từ sáng sớm em đã thức dậy để cùng mẹ đi chợ mua đồ về để chuẩn bị bữa tiệc sinh nhật. Hôm qua khi chia tay lũ bạn, em đã kịp mời chúng nó đến dự buổi sinh nhật của mình vào tối nay rồi. Tối hôm ấy, nhà em các bạn sang rất đông. Tiếng cười nói vui vẻ. Ai cũng cầm theo một món quà nho nhỏ và một tấm thiệp xinh xắn với những lời chúc đáng yêu dành cho em. Mấy đứa bạn ai cũng đến, chỉ thiếu mỗi Hải, thằng bạn thân nhất của em, vì nó vừa mới chuyển nhà đi hồi tháng trước. Mọi người đang vui vẻ thì nghe thấy tiếng của một người vang lên ngoài cổng. Hình như là gọi em. Em ra ngoài xem thì thấy một chú khoảng chừng 30 tuổi đang ôm một hộp quà to trên tay, khuôn mặt thì tươi cười. Chú nhìn em và nói:

"Cháu là A phải không? Có người gửi quà cho cháu. Nhận rồi kí vào đây giúp chú nhé!"

Đám bạn ở trong nhà cũng ra đứng đầy ngoài sân, trầm trồ vì món quà mà em đang ôm ở trong tay. Phải mất khá nhiều sức em mới bê được hộp quà to đuỳnh ấy vào trong nhà. Mọi người đều dừng lại với thắc mắc không hiểu ai tặng quà mà không đến, lại còn tặng món quà to thế kia nữa. Em cẩn thận mở món quà ấy ra, là một chú gấu bông to gần bằng người em, màu vàng với bộ lông rất mềm. Bên trong hộp quà là một tấm thiệp. Em mở ra đọc và đôi mắt thì đỏ hoe. Đó là món quà của Hải: "Chúc A sinh nhật vui vẻ, luôn xinh xắn và đáng yêu nhé. Tớ xin lỗi vì không dự bữa tiệc sinh nhật cùng với cậu được. Nên tớ gửi cậu món quà nhỏ này. Chúng mình mãi là bạn tốt nhé!". Tôi thấy rất vui vì Hải vẫn còn nhớ ngày sinh nhật của tôi và chắc chắn, chúng tôi sẽ mãi là bạn tốt của nhau rồi!

Soạn văn 8 tập 1 bài 7 [trang 83]

Trong chương trình lớp 8, học sinh sẽ được luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

Luyện tập viết đoạn văn tự sự

Hôm nay, Download.vn mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 8: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, được đăng tải chi tiết dưới đây.

Soạn văn 8: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Cho các sự việc và nhân vật:

a. Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp.

b. Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và xe cộ qua lại.

c. Em nhận được một món quà bất ngờ ngày sinh nhật hay lễ tết.

Hãy xây dựng đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm theo các bước trong SGK.

a.

- Bước 1: Lựa chọn sự kiện chính [Em đánh vỡ một lọ hoa đẹp].

- Bước 2: Lựa chọn ngôi kể [Ngôi thứ nhất]

- Bước 3: Xác định thứ tự kể

  • Nguyên nhân diễn ra sự việc: Em cùng bạn chơi đá bóng ngoài sân.
  • Diễn biến sự việc: Quả bóng bay trúng vào lọ hoa trên bàn ở phòng khách.
  • Kết quả: Lọ hoa bị vỡ, nước và hoa đổ ra.

- Bước 4: Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm [Miêu tả lọ hoa như thế nào, Tâm trạng sau khi làm vỡ lọ hoa:sợ hãi, lo lắng…]

b.

- Bước 1: Lựa chọn sự kiện chính [Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và xe cộ qua lại].

- Bước 2: Lựa chọn ngôi kể [Ngôi thứ nhất]

- Bước 3: Xác định thứ tự kể

  • Hoàn cảnh gặp bà cụ: Trên đường đi học về....
  • Diễn biến sự việc: Em nhìn thấy một bà cụ đang mang đồ nặng muốn đi qua đường. Mà xe cộ đi lại đông đúc.
  • Kết quả: Em chạy lại giúp đỡ bà và nhận được lời cảm ơn.

- Bước 4: Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm [Miêu tả bà cụ, Tâm trạng sau khi giúp đỡ bà: hạnh phúc, tự hào…]

c.

- Bước 1: Lựa chọn sự kiện chính [Em nhận được một món quà bất ngờ ngày sinh nhật hay lễ tết.].

- Bước 2: Lựa chọn ngôi kể [Ngôi thứ nhất]

- Bước 3: Xác định thứ tự kể

  • Hoàn cảnh nhận món quà: sinh nhật, lễ tết hoặc một ngày đặc biệt
  • Diễn biến sự việc: Kể lại quá trình nhận quà.

- Bước 4: Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm [Miêu tả về món quà, Tâm trạng sau nhận món quà: sung sướng, biết ơn người tặng…]

II. Luyện tập

Câu 1. Cho sự việc và nhân vật sau đây: Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo cho ông giáo biết. Học sinh đóng vai ông giáo viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.

Gợi ý:

Sau khi nghe lão Hạc tâm sự cái ý định bán cậu Vàng, tôi nghĩ rằng lão sẽ chẳng thể làm được. Ai ngờ, sáng hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi chơi. Vừa mới nhìn thấy tôi, lão đã nói:

- Cậu Vàng thế là đi đời rồi ông giáo ạ!”

Tôi ngạc nhiên hỏi lão:

- Cụ bán nó đi thật?

Lão Hạc nói rằng người ta vừa mới đến bắt sáng nay, rồi quay sang nhìn tôi mỉm cười. Nhưng tôi biết trong lòng lão đang buồn lắm.

Tôi lại hỏi lão:

- Nó cho bắt à?

Nghe câu hỏi của tôi, khuôn mặt lão Hạc co rúm lại. Những nếp nhăn in hằn dấu vết của thời gian như nhiều hơn. Cái miệng móm mém mếu lại. Bất chợt lão cất tiếng khóc nức nở như một đứa trẻ con.

Câu 2. Tìm trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao đoạn văn kể lại giây phút trên. Sau đó so sánh với đoạn văn mình vừa viết để rút ra nhận xét.

* Đoạn văn kể lại là:

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi chơi. Vừa thấy tôi lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi.

- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”.

[Lão Hạc, Nam Cao]

* So sánh:

- Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp miêu tả và biểu cảm ở chỗ nào:

  • Miêu tả khuôn mặt lão Hạc: “Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc”; “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít”.
  • Biểu cảm: Cảm xúc của nhân vật ông giáo đó là “tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc”.

- Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp Nam Cao diễn tả nỗi khổ tâm, đau dằn vặt của lão Hạc khi phải bán cậu Vàng - người bạn duy nhất của ông. Cũng như sự đồng cảm của ông giáo trước hoàn cảnh của lão Hạc.

- Đoạn văn của em đã kết hợp được yếu tố miêu tả và biểu cảm chưa [học sinh tự đánh giá].

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự - Mẫu 2

I. Luyện tập

Câu 1. Cho sự việc và nhân vật sau đây: Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo cho ông giáo biết. Học sinh đóng vai ông giáo viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.

Gợi ý:

Sau khi nghe lão Hạc tâm sự cái ý định bán cậu Vàng, tôi nghĩ rằng lão sẽ chẳng thể làm được. Ai ngờ, sáng hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi chơi. Vừa mới nhìn thấy tôi, lão đã nói:

- Cậu Vàng thế là đi đời rồi ông giáo ạ!”

Tôi ngạc nhiên hỏi lão:

- Cụ bán nó đi thật?

Lão Hạc nói rằng người ta vừa mới đến bắt sáng nay, rồi quay sang nhìn tôi mỉm cười. Nhưng tôi biết trong lòng lão đang buồn lắm.

Tôi lại hỏi lão:

- Nó cho bắt à?

Nghe câu hỏi của tôi, khuôn mặt lão Hạc co rúm lại. Những nếp nhăn in hằn dấu vết của thời gian như nhiều hơn. Cái miệng móm mém mếu lại. Bất chợt lão cất tiếng khóc nức nở như một đứa trẻ con.

Câu 2. Tìm trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao đoạn văn kể lại giây phút trên. Sau đó so sánh với đoạn văn mình vừa viết để rút ra nhận xét.

* Đoạn văn kể lại là:

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi chơi. Vừa thấy tôi lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi.

- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”

[Lão Hạc, Nam Cao]

* So sánh:

- Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp miêu tả và biểu cảm ở chỗ nào:

  • Miêu tả khuôn mặt lão Hạc: “Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc”; “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít”.
  • Biểu cảm: Cảm xúc của nhân vật ông giáo đó là “tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc”.

- Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp Nam Cao diễn tả nỗi khổ tâm, đau dằn vặt của lão Hạc khi phải bán cậu Vàng - người bạn duy nhất của ông. Cũng như sự đồng cảm của ông giáo trước hoàn cảnh của lão Hạc.

- Đoạn văn của em đã kết hợp được yếu tố miêu tả và biểu cảm chưa [học sinh tự đánh giá].

II. Bài tập ôn luyện

Viết một đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.

Gợi ý:

Trong đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói nhưng phải đi bán diêm. Cô bé ấy đã mồ côi mẹ và ngay cả bà nội - người yêu thương em nhất cũng đã qua đời. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Đến quẹt que diêm thứ ba thì một cây thông Noel. Quẹt que diêm thứ tư được thắp lên, lần này là bà nội với khuôn mặt hiền từ hiện ra. Những ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Cuối cùng, cô bé bán diêm đã chết rét trong đêm giao thừa lạnh giá.

Cập nhật: 08/10/2021

Video liên quan

Chủ Đề