Cách xử lý hóa chất trong phòng thí nghiệm

Quy định sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học

Đọc bài Lưu

Thông tư 04/2019/TT-BKHCN ngày 26/6/2019 quy định sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học. Thông tư này quy định chi tiết Điều 33 Luật hóa chất ngày 21/11/2007 liên quan đến sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học [sau đây viết tắt là Luật hóa chất], bao gồm: Trang thiết bị an toàn và trang thiết bị bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học; Ghi nhãn dụng cụ chứa hóa chất trong phòng thí nghiệm và kho chứa; Hồ sơ theo dõi hóa chất trong phòng thí nghiệm; Phiếu an toàn hoá chất; Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở thí nghiệm và người trực tiếp sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học.

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc sử dụng hoá chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học.

Thông tư này không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật hoá chất ngày 21/11/2007.

Quy định chung về sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học như sau: Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học phải chấp hành các quy định về quản lý hóa chất tại Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất [sau đây viết tắt là Nghị định số 113/2017/NĐ-CP].

Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất cấm thuộc Danh mục hoá chất cấm để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học phải thực hiện quy định tại Điều 19 Luật hóa chất.

Theo Thông tư 04/2019/TT-BKHCN quy định sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, hóa chất nguy hiểm, hóa chất cấm dùng để thí nghiệm, nghiên cứu khoa học phải được lưu giữ trong kho chứa riêng biệt, đáp ứng yêu cầu của kho chứa hóa chất.

Ảnh minh họa

Thông tư nêu rõ, phòng thí nghiệm sửdụng hóa chất nguy hiểm phải được trang bị trang thiết bị an toàn phù hợp theo đặc tính nguy hiểm của hoá chất, cụ thể: Khuvực sử dụng hóa chất dễ cháy, nổ có thiết bị giám sát, cảnh báovà bố trí thiết bị thông gió phùhợp; khu vực sử dụng hóa chất độc hại dễ bay hơi phải có tủhút độc phù hợp, quạt thông gió hoặc hệ thống thiết bị thu gom, xử lý khíbảo đảm đáp ứng yêu cầu khí thải ra môi trường; khu vực sửdụng hóa chất ăn mòn, ôxy hóa mạnh được bố trí thiết kế riêng, cóhệ thống thu gom, xử lý chất thải phù hợp, bảo đảm an toàn; các phòng thí nghiệm có sửdụng loại hóa chất có đặc tính nguy hiểm khác được trang bị trang thiết bị an toàn hoặc có giải pháp phù hợp đểbảo đảm an toàn cho người và bảo vệ môi trường.

Trongphòng thínghiệm phải bố trí khu vực để lưu giữhóa chất đang sử dụng cho việc nghiên cứu, thí nghiệm bảo đảm an toàn.

Hóa chất nguy hiểm, hóachấtcấmdùng để thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, phải được lưu giữ trong kho chứa riêng biệt, đáp ứng yêu cầu của kho chứahóa chất theo quy định tại Điều 4 Nghị định số113/2017/NĐ-CP.

Theo Thông tư, bố trí trang thiết bị an toàn trong phòng thí nghiệm bảo đảm yêu cầu sau: Tránh lối, cửa thoát hiểm. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợpkhẩncấp. Bố tríhệ thống thông gió, hệ thống cảnh báo sự cố, hệ thống chiếu sáng, hệ thốngđiện, hệ thống cấp, thu gom, xửlý chất thải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vàcác quy địnhvề phòng chống cháy, nổ, ăn mòn, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật. Bố trí bằng nội quy vềan toàn hóa chất, bảng hướng dẫn cụ thểvề quy trìnhthao tác, biển báo nguyhiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chấtở nơi dễ thấy, dễquan sát.

Mỗi phòng thí nghiệm tùytheo tính chất chuyên môn ban hành quy định riêng bảo đảm an toàn cho người, tài sản và môi trườngtrong quá trình sử dụng, bảo quản hóa chất nguy hiểm.

Tại Thông tư cũng quy định, phòng thí nghiệm lập hồ sơ theo dõi sử dụng hóa chất nguy hiểm và hóa chất cấm, bao gồm: 1.Sổ theo dõi sử dụng hóa chất nguy hiểm và hóa chất cấm; 2. Hồ sơ, tài liệu của từng loại hoá chất cấm dùng để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học [nếu có]; 3. Phiếu an toàn hóa chất đối với các loại hoá chất độc hại, dễ gây nguy hiểm theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

Nội dung ghi chép trong sổ theo dõi sử dụng hóa chất nguy hiểm và hóachấtcấm cập nhật đầy đủ các thông tin gồm: Tên khoa học, tênthương mại, công thức hóa học của hóa chất; số lượng, khối lượng hóa chất sử dụng, hóa chất thải; phân nhóm hóa chất nguy hiểm; thông tin liên quan đến sự cố hóa chất, an toàn hóa chất; những đặc tính, tác động phát sinh mới gây nguy hiểm của hóa chất.

Sổtheo dõi sử dụng hóa chất nguy hiểm và hóachất cấm, phiếu an toàn hóa chất được lưu giữ thống nhất tại nơi quy định trong phòng thí nghiệm. Thời gian lưu giữ hồ sơ ghi chép theo dõi tình hình sửdụng đối với hóa chất nguy hiểm ít nhất là 3 năm, hóa chất cấm ít nhất là 10 năm, kể từ ngày kết thúc sử dụng hóa chất đó.

Định kỳ hằng năm kiểm kê hóa chất, cập nhật theo dõi các hóa chất cũ, đã hết hạn sử dụng đểcó biện pháp xử lý bảo đảm an toàn.

Thông tư có hiệu lực từ 15/9/2019.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề