Cắt khẩu bao lâu thì phải nhập khẩu

Em có thắc mắc cần được tư vấn. Em năm nay 24 tuổi, do thay đổi nơi làm việc nên em đã cắt hộ khẩu để chuyển đến nơi ở mới là nhà dì ruột trong cùng tỉnh, nhưng khác huyện. Vấn đề là em đã cắt hộ khẩu rồi nhưng vẫn chưa làm thủ tục nhâp hộ khẩu nơi chuyển đến. Cho em hỏi là luật có quy định thời gian cắt và nhập hộ khẩu không ạ ? Nếu có thì em phải làm sao để được nhập hộ khẩu [đã cắt hộ khẩu được 2 tháng]. Mong Luật Giải Phóng tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn !

Quy định thời hạn cắt và nhập hộ khẩu

Dưới đây là nội dung tư vấn của luật sư:

Chào bạn!

Đối với vướng mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:

Về thời hạn đăng ký thường trú được quy định cụ thể tại Nghị định 31/2014 NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật cư trú:

Điều 7. Thời hạn đăng ký thường trú

1. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.

2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổhộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú.

Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn để đăng ký thường trú là 12 tháng kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới hoặc trong 60 ngày kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu trong trường hợp bạn muốn nhập chung vào sổ hộ khẩu của dì ruột bạn. Pháp luật hiện hành không quy định về thời hạn của giấy chuyển hộ khẩu, bởi vậy dù bạn đã cắt hộ khẩu và chuyển đến chỗ ở được 2 tháng nhưng bạn sẽ không bị phạt vì đăng ký thường trú quá hạn.

Để đăng ký thường trú vào chỗ ở mới, bạn cần các giấy tờ sau theo hướng dẫn tại Thông tư 35/2014 của Bộ Công An.

Điều 6. Hồ sơ đăng ký thường trú

1. Hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm:

a] Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

b] Bản khai nhân khẩu [đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu];

c] Giấy chuyển hộ khẩu [đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú];

d] Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số31/2014/NĐ-CP

Trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ởhợp phápnhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận củaUBND cấp xã về mối quan hệ nêu trên.

Bên cạnh đó, căn cứ vào khoản 3 điều 25 Luật cư trú và hướng dẫn tại điểm i khoản 2 điều 6 Thông tư này, nếu bạn muốn nhập chung vào sổ hộ khẩu của dì ruột bạn thì phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Nơi nộp hồ sơ đối với trường hợp của bạn thuộc thì nộp hồ sơ tại Công an cấp xã nơi cư trú hợp pháp hiện tại để làm thủ tục đăng ký thường trú.

Mong rằng nội dung tư vấn có thể giải đáp phần nào vướng mắc của bạn.

Nếu cầntư vấn luật thêm vui lòng gọi1900 6665để gặp luật sư hoặc truy cập mục hỏi đáp pháp luật hộ tịch hộ khẩu để tìm hiểu thêm.

Luật Giải Phóng

Xem thêm: tư vấn pháp luật trực tuyến, tư vấn luật hộ tịch hộ khẩu

Khi cần thuê luật sư vui lòng liên hệ với hãng luật Giải Phóng qua email hoặc gọi đường dây nóng luật sư qua số 0963 113 113.

Video liên quan

Chủ Đề