Cấu trúc bắt buộc phải trong tiếng nhật là gì

Cấu trúc Beki Da べきだ là ngữ pháp tiếng Nhật thi JLPT thường gặp. Chắc hẳn có rất nhiều bạn băn khoăn về ý nghĩa cũng như cách chia Beki Da đúng không nào? Đọc ngay bài viết sau đây của Ngoại Ngữ You Can để khám phá và ghi nhớ nhé.

Cấu trúc này các bạn sẽ được học khi đạt cấp độ N3.

  • [Động từ thể từ điển] + べきだ/ べきではない。
  • [Tính từ – na [bỏ な]] + である + べきだ/ べきではない。

する → すべきだ/ すべきではない

Xem thêm: Cấu trúc Yotei Desu trong tiếng Nhật

Ý Nghĩa của cấu trúc ngữ pháp Bekida tiếng Nhật Bản

Mẫu câu 『べきだ』được sử dụng trong trường hợp người nói phải làm hoặc không nên làm một hành động nào đó [mang ý nghĩa bắt buộc]. Mẫu câu này được người Nhật sử dụng trong cả văn viết và văn nói hàng ngày.

Ngữ pháp luyện thi JLPT này mang tính đạo lý, nếu không là thì sẽ không tốt về mặt đạo đức và tinh thần.

Xem thêm: Phân biệt ngữ pháp Node và Kara

Hướng dẫn cách Dùng 使い方 khi học tiếng Nhật

Với cấu trúc mà trung tâm Ngoại Ngữ You Can đã chia sẻ ở phần 1. Ở phần này chúng tôi sẽ hướng dẫn rõ cách dùng べきだ cụ thể như sau:

Động từ thể từ điển/ Tính từ đuôi い + くある/ Tính từ đuôi な +である / Danh từ + である+べきだ hoặc べきではない。

Nếu động từ nhóm 3 thì する thành すべきだ。Tuy nhiên, cách dùng này chỉ bắt buộc trong văn viết, còn trong giao tiếp bạn có thể để nguyên mà không cần chuyển.

Ví dụ tổng hợp:

  • 学生はもっと勉強すべきだ。/Gakusei wa motto benkyō subekida./ Sinh viên nên nghiên cứu nhiều hơn.
  • そんな大声[おおごえ] で話すべきではない。/Son’na ōgoe [ō go e] de hanasubekide wanai./ Bạn không nên nói to như vậy.
  • 電車の中では、若者(わかもの)はお年寄りに席を譲[ゆず]るべきです。/Densha no nakade wa, wakamono [waka mono] wa o toshiyori ni seki o Jō [yuzu]rubekidesu./ Người trẻ nên nhường ghế cho người già trên tàu.
  • 無断(むだん)で欠席(けっせき)すべきではない。/Mudan [mudan] de kesseki [kesseki] subekide wanai./ Bạn không nên vắng mặt khi chưa được phép.
  • あなたはもっと理性的 [りせいてき] であるべきだ。/Anata wa motto risei-teki [ri sei teki]dearubekida./ Bạn nên lý trí hơn.

Một số ví dụ khác về 「べき」:

  • 何をすべきか、もう彼女の心は決まっていた。/Nani o subeki ka, mō kanojo no kokoro wa kimatte ita./ Cô đã quyết định phải làm gì.
  • 彼は信頼[しんらい] すべき人ではない。/Kare wa shinrai [shin rai] subeki hitode wanai./ Anh ấy không phải là một người đàn ông để tin tưởng.
  • それは記念(きねん)すべき出来事(できごと)だ。/Sore wa kinen [ki nen] subeki dekigoto [deki-goto]da./ Đó là một sự kiện đáng nhớ.
  • 私は彼に言うべきことを全部言った。/Watashi wa kare ni iubeki koto o zenbu itta./ Tôi đã nói với anh ấy tất cả những gì tôi phải nói.
  • 彼に会いに行くべきじゃないかな?/Kare ni ai ni ikubeki janai ka na?/ Tôi có nên đi gặp anh ấy không?

Xem thêm: Phân biệt cấu trúc Arimasu và Imasu

Bài tập ôn luyện ngữ pháp luyện thi JLPT N2

1.約束を( )べきだ。

A.守って

  1. 守る

C.守った

2.おもちゃは、まず( )べきだ。

  1. 安全な
  1. 安全
  1. 安全である
  1. 安全だ

3.電車の中では、若者は___ ___ _*_ ___。

  1. 席を譲る
  1. お年寄り
  1. べきです

Xem thêm: Khóa học tiếng Nhật chất lượng

Hãy làm bài tập về cấu trúc Beki Da và viết đáp án dưới phần bình luận để kiểm tra kiến thức ngữ pháp của bạn nhé. Trung tâm Nhật ngữ Ngoại Ngữ You Can mong rằng với kiến thức mà chúng tôi đã cung cấp, sẽ giúp bạn sử dụng nhuần nhuyễn và đạt điểm cao trong kỳ thi JLPT sắp tới.

Ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản là bước đệm đầu tiên cho những người mới bắt đầu học tiếng Nhật. Để giúp các bạn có thể dễ dàng xây dựng các câu văn cơ bản một cách hoàn chỉnh và nắm được cách sử dụng chúng. Hãy cùng tìm hiểu về những cấu trúc câu trong tiếng Nhật cơ bản nhất qua bài viết dưới đây nhé!

Một số đặc tính cơ bản của ngữ pháp tiếng Nhật

Một số đặc tính cơ bản của ngữ pháp tiếng Nhật

Cũng như các ngôn ngữ khác, tiếng Nhật có một số đặc điểm cơ bản riêng biệt. Nếu học Cao đẳng tiếng Nhật, bạn phải tuân theo các đặc điểm như sau:

  • Tiếng Nhật không có mạo từ;
  • Hầu hết danh từ tiếng Nhật không có số nhiều;
  • Động từ [動詞 – Dōshi] không chia theo danh xưng [không chia theo ngôi];
  • Chủ từ và túc từ thường được giản lược [bỏ bớt đi] nếu như đã hiểu chúng là gì trong câu. Mục tiêu chính của việc giản lược này là để rút gọn câu ngắn hơn;
  • Trợ từ thường sẽ được đặt ở cuối chữ hay cuối câu để biểu thị sự quan hệ giữa các chữ trong câu hoặc bổ sung thêm nhiều nghĩa cho từ chính;
  • Có hai thể loại văn trong tiếng Nhật là thể thông thường “ふつうけい” và thể lịch sự “てねいけい ” tùy ngữ cảnh giao tiếp mà người nói sử dụng đúng thể văn cho phù hợp.

Các loại chữ tiếng Nhật

Trong tiếng Nhật có đến 3 bảng chữ cái là: bảng chữ Hiragana, Katakana và Kanji [Hán tự]. Do đó, bạn buộc phải học thuộc các bảng chữ cái tiếng Nhật để việc ghép từ và đặt câu trở nên dễ dàng hơn. Mỗi bảng chữ cái đều có một vai trò riêng và được sử dụng một cách linh hoạt. Điều này có nghĩa là trong một câu có thể sử dụng kết hợp từ chữ của cả 3 bảng chữ cái trên.

Cấu trúc câu cơ bản trong tiếng Nhật

Không giống những cấu trúc câu cơ bản trong tiếng Việt, trật tự từ cơ bản trong câu tiếng Nhật sẽ có sự đảo ngược như sau:

Chủ ngữ – Tân ngữ – Động từ.

Ví dụ người Việt Nam hay nói là: Tôi uống nước thì trong ngữ pháp tiếng Nhật sẽ được viết là: わたし は みず を のみます có nghĩa là "tôi nước uống". Bạn thấy sự đỏa ngươc rồi phải không.

Vì vậy, đầu tiên bạn phải xác định chủ ngữ chính của câu khi dịch 1 câu tiếng Nhật. Sau đó, bạn tìm và dịch động từ rồi cuối cùng mới đến dịch tân ngữ. Dưới đây là tổng hợp những cấu trúc câu trong tiếng Nhật đơn giản nhất:

Cấu trúc câu khẳng định trong tiếng Nhật

Câu khẳng định là cấu trúc cơ bản nhất trong ngữ pháp tiếng Nhật. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cấu trúc câu này qua 1 ví dụ cụ thể dưới đây:

Cấu trúc câu khẳng định trong tiếng Nhật

Tôi は giáo viên です 。

Ý nghĩa của câu trên: Tôi là giáo viên.

Câu khẳng định là một dạng của câu trần thuật. Nó dùng để để truyền đạt thông tin hay tuyên bố về một điều gì đó và khẳng định nó là sự thật. Danh từ trong câu bắt buộc phải đứng trước は là chủ đề hoặc chủ ngữ trong câu. Thành phần です được sử dụng cuối câu khẳng định nhằm biểu lộ thái độ lịch sự đối với người nghe. Một tính từ hoặc một danh từ sẽ được đứng trước です. Bạn nên chú ý đọc は khi là trợ từ được là wa chứ không phải ha.

Ví dụ:

  • わたしは たなかです。: Tôi là Tanaka.
  • わたしは 学生 [がくせい]です。: Tôi là sinh viên.

Cấu trúc câu phủ định trong tiếng Nhật

Tôi は giáo viên ではありません。

Như bạn đã thấy, cụm ではありません là dạng phủ định của です. Trong các cuộc hội thoại bình thường, người ta có thể dùng じゃありません thay cho ではありません. Bạn nên lưu ý từ では đọc là dewa.

Ví dụ:

  • ラオさんは エンジニアでは(じゃ)ありません。: Anh Rao không phải là kỹ sư.

Câu phủ định là loại câu có nghĩa phản bác, thể hiện sự không đồng ý, phản đối một ý kiến, sự việc hoặc một câu chuyện nào đó. Ngoài ra, có nhiều trường hợp nó chỉ mang nghĩa là phủ định đi ý kiến người khác đưa ra.

Khi sử dụng mẫu câu phủ định là bạn không xác định ý kiến mình khi phủ định có thật chính xác không. Trong các mẫu câu này thường xuất hiện những từ như: không, đâu có phải, chẳng, đâu có, chưa, không phải,... Đây là những dấu hiệu cơ bản về câu phủ định mà bạn có thể xác định dễ dàng và chính xác nhất.

Cấu trúc câu phủ định trong tiếng Nhật

\>>Xem thêm: Nét Đặc Trưng Trong Cách Chào Hỏi Của Người Nhật

Cấu trúc câu hỏi có – không trong tiếng Nhật

Với bất kì một câu hỏi nào, bạn chỉ cần thêm か vào cuối câu là được. Câu trả lời cho loại câu hỏi có – không này luôn phải có はい là đúng/vâng hoặc いいえ là không/ không phải. Đặc biệt lưu ý, nếu bạn bỏ đi những từ này thì sẽ bị xem là thất lễ và thiếu sự tôn trọng với người hỏi.

Ví dụ:

  • Câu hỏi: マイさんは ベトナム人 ですか。: Bạn Mai là người Việt Nam phải không?
  • Câu trả lời: はい、ベトナム人 です。: Đúng, [bạn ấy] là người Việt Nam.
  • Câu hỏi: ミラさんは 学生 ですか。: Bạn Mira là học sinh phải không?
  • Câu trả lời: いいえ、学生 ではありません。: Không, [bạn ấy] không phải là học sinh.

Câu hỏi có – không trong tiếng Nhật sẽ để áp dụng cho những câu hỏi đóng. Người trả lời sau khi nghe câu hỏi sẽ chỉ có thể trả lời có hoặc không mà thôi.

Cấu trúc câu hỏi sử dụng từ để hỏi

Câu hỏi sử dụng từ để hỏi là câu sử dụng cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật đa dạng và phong phú hơn. Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời tùy ý thích của mình tuy nhiên phải phù hợp với nội dung được hỏi.

Vị trí của từ để hỏi chính là chỗ có từ mà bạn muốn hỏi. Lưu ý, cuối câu hỏi bắt buộc phải đặt thêm trợ từ か và khi bạn hỏi thì lên giọng ở trợ từ か này. Việc lên giọng ở trợ từ giúp cho câu hỏi của bạn thêm phần biểu cảm và linh động hơn.

Ví dụ:

  • Câu hỏi: あの人 [ひと] は だれですか。: Người kia là ai?
  • Câu trả lời: (あの人は) 山田[ やまだ] さんです: Người kia là anh Yamada.

Trên đây, trường Cao đẳng quốc tế Sài Gòn đã giới thiệu với các bạn những cấu trúc câu trong tiếng Nhật cơ bản nhất dành cho người mới bắt đầu. Đây chỉ là những cấu trúc ngữ pháp cơ bản nhất thường dùng trong giao tiếp hàng ngày. Bên cạnh đó, trong tiếng Nhật còn có rất nhiều cấu trúc ngữ pháp khác nữa. Chính vì thế, để nắm vững được các ngữ pháp tiếng nhật cơ bản này, bạn cần phải luyện tập thường xuyên trong cả văn viết và cả văn nói.

Chủ Đề